Ảnh hưởng của hàm lượng enzyme bổ sung vào thức ăn lên tỷ lệ sống và hệ số

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hàm lượng enzyme trong thức ăn tổng hợp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số thức ăn, thành phần sinh hóa của thịt cá chình hoa anguilla marmorata (quoy gaimard, 1824) giai đoạn giống (Trang 42 - 44)

số thức ăn của cá chình giống

Qua 90 ngày ương thử nghiệm bằng các loại thức ăn khác nhau, kết quả ảnh hưởng ñến FCR và tỷ lệ sống trình bày ở Bảng 3.6. Bảng 3.6 FCR và TLS của cá chình giống sử dụng thức ăn có bổ sung enzyme Loại thức ăn FCR TLS (%) NT 1 2,94 ± 0,020b 93,0 ± 0,58 NT 2 2,64 ± 0,060a 93,7 ± 0,33 NT 3 2,66 ± 0,015a 93,3 ± 0,88 ðC 3,01 ± 0,035b 93,0 ± 0,58

Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn, n=10 Các chữ cái khác chữ cái a,b ghi trên các giá trị trung bình trong cùng một cột không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (p<0,05).

Hệ số chuyển ñổi thức ăn giữa các nghiệm thức sử dụng thức ăn khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05) và không có sự sai khác nhau

(p>0,05) giữa nghiệm thức sử dụng thức ăn NT2 và thức ăn NT3. FCR ở các nghiệm thức có sử dụng enzyme có thấp hơn so với nghiệm thức không sử dụng enzyem. FCR thấp nhất ở nghiệm thức sử dụng thức ăn NT2 (2,64) và nhỏ hơn sử dụng thức ăn ðC (3,01).

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến tỷ lệ sống của cá chình như: dinh dưỡng, môi trường, dịch bệnh….. Qua kết quả trên cho thấy cá chình hoàn toàn thích nghi với các loại thức ăn thử nghiệm, tỷ lệ sống khoảng 93%, không có sự khác nhau giữa các nghiệm thức cho thấy thức ăn có bổ sung enzyme không ảnh hưởng ñến tỷ lệ sống của cá chình giống.. Tỷ lệ sống là tương ñối cao >90%, trong quá trình thử nghiệm qua theo dõi cho thấy cá chết chủ yếu sau khi bắt ñầu ñưa cá về ương và chết rải rác thường gần vào các thời ñiểm sau khi tiến hành cân cá, nguyên nhân do cá bị sốc bởi ñiều kiện môi trường và chịu ảnh hưởng tác ñộng bởi hoạt ñộng cân cá.

Nhận xét: Kết quả thí nghiệm sau 90 ngày nuôi cá sử dụng thức ăn có bổ sung enzyme (NT1, NT2, NT3) cho tốc ñộ tăng trưởng cao và hệ số chuyển ñổi thức ăn FCR thấp mang lại hiệu quả tốt hơn so với thức ăn không sử dụng enzyme (ðC). Kết quả thức ăn của ñề tài thử nghiệm có bổ sung enzyme (NT 2) cá tăng trưởng từ 25 – 72,3 g/con, 0,527 g/ngày, hiệu quả tốt hơn so với sử dụng thức ăn chế biến không sử dụng enzyme tăng từ 59 – 203 g/con, 0,49 g/ngày [3] và theo kết quả của Nguyễn Minh Phát (2008), thử nghiệm trên cá chình hoa cá tăng trưởng từ 50 – 65 gr/con, 0,16 g/ngày [11].

Những nghiên cứu về enzyme cho thấy sử dụng enzyme trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản ñem lại những lợi ích như: cung cấp các enzyme tiêu hóa còn thiếu hụt làm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu protein, tinh bột, chất béo từ thức ăn. Nhờ ñó, giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh và rút ngắn thời gian nuôi, giảm FCR và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Hiện nay enzyme ñang ñược nghiên cứu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm và chăn nuôi [13, 14], nông nghiệp và ñặc biệt là nghiên cứu sử dụng enzyme trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản [10, 15]. Kết quả nghiên cứu trên cá hồi của Carter et al., (1994) [22] cho thấy những cải thiện ñáng kể về tốc ñộ tăng trưởng của cá khi bổ sung enzyme. Nghiên cứu của Ye et al., [45] bổ sung vào khẩu phần cá chép premix multien – zyme với liều lượng 5 – 10 g/kg thức ăn ñã làm cho tốc ñộ tăng trưởng của cá tăng hơn 12,3 – 27,5% so với ñối chứng. Enzyme là những chất

xúc tác sinh học có những tính chất ưu việt hơn so với các chất xúc tác vô cơ như: chỉ cần một lượng nhỏ enzyme cũng có khả năng xúc tác chuyển hóa một lượng lớn cơ chất.

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng thức ăn có bổ sung enzyme có tác dụng tốt tới tốc ñộ tăng trưởng và hệ số chuyển ñổi thức ăn của cá chình nhưng không làm ảnh hưởng ñến tỷ lệ sống của cá chình.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hàm lượng enzyme trong thức ăn tổng hợp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số thức ăn, thành phần sinh hóa của thịt cá chình hoa anguilla marmorata (quoy gaimard, 1824) giai đoạn giống (Trang 42 - 44)