Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và xử lý thông tin chính trị xã hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Giang (Trang 51 - 60)

hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang

Quá trình xử lý thông tin chính trị- xã hội của người lãnh đạo, quản lý hiệu quả hay không bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp. Song có thể khái quát lại một số nhân tố ảnh hưởng tới việc xử lý thông tin của CBCC cấp cơ sở đó là:

Việc tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin chính trị- xã hội của CBCC cơ sở phụ thuộc vào trình độ văn hoá, lý luận chính trị và hoạt động thực tiễn của bản thân chủ thể lãnh đạo, quản lý.

Hoạt động lãnh đạo, quản lý của người cán bộ lãnh đạo hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều vốn tri thức mà bản thân người cán bộ tiếp nhận được thông qua con đường giáo dục đào tạo trong nhà trường, qua quá trình tự học tập, rèn luyện. Giáo dục đào tạo càng hoàn thiện thì càng làm cho vốn tri thức, trình độ hiểu biết của con người nâng

cao. Điều này sẽ giúp cho người cán bộ lãnh đạo có tư duy nhạy bén, biết phân tích tình hình một cách sâu sắc, lôgíc khoa học, có khả năng dự báo, dự đoán chính xác những vấn đề sẽ xảy ra… Tri thức, trí tuệ được xem là chiếc chìa khoá giúp người lãnh đạo, quản lý tiếp cận với những tiến bộ của khoa học công nghệ một cách nhanh nhất, góp phần nâng cao việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình. Lênin đã từng khẳng định: “người không biết chữ là người đứng ngoài chính trị” [18, tr.218].

Trình độ lý luận tỷ lệ thuận với trình độ học vấn, người lãnh đạo, quản lý trong quá trình nhận thức không chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính mà phải vươn tới trình độ khái quát lý luận. Song song với trình độ văn hoá, trình độ lý luận người cán bộ lãnh đạo trong quá trình hoạt động thực tiễn không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Vì thông qua hoạt động thực tiễn con người tích luỹ được những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định.

Trình độ văn hoá, trình độ lý luận, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của người cán bộ được xem là nhân tố quan trọng trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Bởi, thông tin là thuộc tính của vật chất tồn tại khách quan, với trình độ năng lực của mình người lãnh đạo, quản lý phải chủ quan hoá khách quan. Nghĩa là những thông tin thu được từ hiện thực khách quan được chủ thể lãnh đạo, quản lý tiếp nhận thông qua lăng kính chủ quan của mình để từ đó xây dựng các chương trình, nghị quyết, phương hướng, giải pháp lãnh đạo sự phát triển kinh tế- xã hội của đơn vị mình. Tránh tình trạng áp đặt ý chí chủ quan của mình vào thực tế, bất chấp quy luật khách quan. Người CBCC ở cơ sở khi thu thập được những thông tin chính trị- xã hội, họ phải thực hiện quá trình khái quát, phân tích tìm ra những thông tin cơ bản và có biện pháp xử lý và sử dụng chúng. Do vậy đòi hỏi năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin của đội ngũ này khá cao. Kết quả nắm bắt và xử lý thông tin chính xác nó sẽ thể hiện năng lực, chất lượng hoạt động lãnh đạo, quản lý của người cán bộ.

Đối với tỉnh Bắc Giang theo số liệu báo cáo của Ban tổ chức tỉnh uỷ (phụ lục 1) hiện nay tổng số CBCC cấp cơ sở là 1.301 đồng chí, trong đó đảng viên 1.299 người chiếm tỷ lệ 99,9%, cán bộ nữ 48 đồng chí chiếm tỷ lệ 3,7%.

Về độ tuổi: Dưới 35 tuổi có 52 đồng chí, chiếm 4%; từ 36- 45 tuổi là 470 người, chiếm 36%; từ 46- 50 tuổi là 485 người, chiếm 37,3%; trên 50 tuổi là 296 người, chiếm 22,8%.

Về trình độ đào tạo chuyên môn: Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên có 910 đồng chí, chiếm tỷ lệ 69,9%; trình độ sơ cấp là 31 người, chiếm 2,4%; còn 27,8% CBCC chưa có trình độ chuyên môn.

Về lý luận chính trị: Sơ cấp có 74 đồng chí, chiếm 5,7%; trung cấp lý luận chính trị có 1.181 đồng chí chiếm 90,8%; cao cấp- cử nhân là 10 đồng chí, chiếm 0,07%.

Đã có 1045 đồng chí được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, còn 126 đồng chí chưa được bồi dưỡng.

Có thể nói: “Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn đủ về số lượng, cơ bản đạt chuẩn theo các chức danh” [25, tr.3].

Như vậy với trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn đội ngũ CBCC cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang đã cơ bản đáp ứng yêu cầu, do vậy năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin chính trị- xã hội của đội ngũ này được nâng lên. Theo kết quả khảo sát của Đề án “Xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006- 2010 và những năm tiếp theo”của Ban tổ chức tỉnh uỷ Bắc Giang.

Với nội dung đánh giá năng lực lãnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện công việc: 39,6% ý kiến đánh giá tốt

31,8% ý kiến đánh giá khá 16,6% ý kiến đánh giá trung bình 3,6% ý kiến đánh giá yếu

8,4% không có ý kiến [26].

Kết quả nắm bắt thông tin và xử lý thông tin chính xác nó thể hiện năng lực, chất lượng hoạt động lãnh đạo của CBCC. Và để nắm bắt, xử lý thông tin đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi người lãnh đạo phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho công việc của mình.

Phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo, quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin.

Chúng ta biết rằng cơ chế kinh tế thị trường luôn có tác động hai mặt đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của CBCC cấp cơ sở nói riêng và cán bộ các cấp nói chung cũng không khỏi bị ảnh hưởng bởi tác động của mặt tích cực cũng như mặt trái của kinh tế thị trường. Đó là kinh tế thị trường đã làm cho cán bộ lãnh đạo, quản lý có cơ sở thực tế, bớt tính chủ quan ảo tưởng. Kinh tế thị trường là nơi sàng lọc thể nghiệm tài năng, phẩm chất đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý làm cho họ thường xuyên quan tâm đến tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, hướng hoạt động lãnh đạo, quản lý của người cán bộ vào việc chăm lo đời sống cho nhân dân.

Song bên cạnh những mặt tích cực đó còn những hiện tượng tiêu cực mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động lãnh đạo, quản lý của người CBCC cấp cơ sở. Đó là lối sống thực dụng, cơ hội chạy theo đồng tiền làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý đã lao vào tìm kiếm lợi ích cá nhân để đưa ra những chủ trương, quyết định sai lầm, bất chấp pháp luật, đạo lý để làm giàu bất chính. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý có lối sống hưởng thụ, ăn chơi xa đoạ, xa rời quần chúng…Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện thổi vào những luồng văn hoá, lối sống thực dụng tác động mạnh mẽ vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là những người giữ nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy chính quyền, được nhân dân tin tưởng giao quyền lực sẽ dễ xa vào chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng và cơ hội. Đội ngũ CBCC ở cơ sở là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân trong đó có không ít những vụ việc, sự việc liên quan đến anh em họ hàng, những người thân là đối tượng phải giải quyết. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải đấu tranh với chính mình để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, thực hiện nhiệm vụ một cách công tâm, khách quan. Có như vậy thì trong quá trình xử lý thông tin người cán bộ lãnh đạo mới giữ được sự trung thực trong khi xử lý thông tin ở địa phương mình. Không vì lợi ích bản thân, dòng họ mình mà đưa ra những quyết định sai lầm làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể.

Có thể khẳng định phẩm chất đạo đức là nhân tố vô cùng quan trọng đối với người lãnh đạo, quản lý trong quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin, khi có cách nhìn khách quan trung thực, tôn trọng sự thật thì người lãnh đạo sẽ đưa ra được những quyết định sáng suốt và khoa học.

Đối với đội ngũ CBCC cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang, phần đông cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt. Theo đánh giá của Đề án: “Xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006- 2010 và những năm tiếp theo”của Ban tổ chức tỉnh uỷ Bắc Giang.

Đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống:

68,7% ý kiến đánh giá đội ngũ CBCC là trung thực 24% ý kiến đánh giá đội ngũ CBCC là bình thường 1,7%ý kiến đánh giá đội ngũ CBCC thoái hoá biến chất 5,6% không có ý kiến [26]

Đánh giá về lề lối làm việc:

80% ý kiến đánh giá CBCC là khoa học, thận trọng 11%ý kiến đánh giá CBCC là thoái hoá biến chất 9% không có ý kiến gì [26]

Qua số liệu trên cho thấy phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở Bắc Giang tương đối tốt, đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, lối làm việc thận trọng sẽ làm cho quá trình xử lý thông tin chính xác, khách quan và khoa học tạo ra những nghị quyết, quyết định đúng đắn, hiệu quả.

Bản lĩnh của người lãnh đạo, quản lý cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới việc tiếp nhận, xử lý thông tin chính trị- xã hội.

Trong hoạt động thực tiễn, thông tin không chỉ từ một nguồn mà có thể từ rất nhiều nguồn khác nhau, thậm chí có cả những thông tin bị nhiễu. Trước những thông tin phức tạp, tình huống cụ thể cần phải xử lý ngay khi đó không chỉ cần đến trình độ năng lực tư duy trí tuệ mà còn cần đến cả bản lĩnh của người lãnh đạo quản, lý.

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, địa phương nào mà người cán bộ dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết đoán xử lý tốt các tình huống thực tiễn đặt ra thì các nhiệm vụ

kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh- quốc phòng nơi ấy phát triển và được giữ vững. Ngược lại, địa phương nào mà người lãnh đạo, quản lý trần chừ, do dự, tính quyết đoán không cao thì sẽ trì trệ trong việc phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội…thậm chí có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho địa phương khi mà người lãnh đạo không quyết đoán xử lý thông tin chính trị- xã hội kịp thời. Việc xử lý thông tin của CBCC ở cơ sở đòi hỏi họ phải có bản lĩnh rất cao, tính quyết đoán vì có những công việc liên quan đến lợi ích của người thân, gia đình.

Theo kết quả khảo sát Đề án”Xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006- 2010 và những năm tiếp theo”của Ban tổ chức tỉnh uỷ Bắc Giang.

Đánh giá về tính quyết đoán trong công việc của CBCC: 74,3% ý kiến đánh giá là chủ động, dứt khoát 20,2% ý kiến đánh giá là bị động, trông chờ 5,5% không có ý kiến [26]

Đánh giá về tư tưởng chính trị CBCC:

67,5% ý kiến đánh giá kiên định, vững vàng 23,3% ý kiến đánh giá là bình thường

2,6% ý kiến đánh giá là hoài nghi, thiếu tin tưởng 6,6% không có ý kiến [26]

Đánh giá về năng lực điều hành CBCC: 64,2% ý kiến đánh giá là tin tưởng

21,6% ý kiến đánh giá là tin tưởng nhưng còn băn khoăn 2,7% ý kiến đánh giá là thiếu tin tưởng

0,6% ý kiến đánh giá là không tin tưởng 10,9% không có ý kiến [26]

Kết quả khảo sát trên cho thấy, mặc dù có nhiều tiến bộ song nhìn chung năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ CBCC hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Vẫn còn một số ít cán bộ có bản lĩnh chính trị không vững vàng , suy thoái về đạo

đức lối sống, cục bộ gia đình dòng họ…bị xử lý kỷ luật làm mất lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Phong cách làm việc của người CBCC có gần dân, sát dân, có tôn trọng dân, có lắng nghe dân hay không cũng ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và xử lý thông tin.

Người lãnh đạo, quản lý trong quá trình đảm nhận chức năng, nhiệm vụ không thể đứng trên dân, xa dân, tuỳ tiện quyết định mọi việc theo ý mình mà phải đi sâu, đi sát tìm hiểu thực tế cuộc sống. Họ phải đến các cuộc họp của dân để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân, phải “nghe dân nói và nói cho dân hiểu”, nắm chắc tâm lý quần chúng và xu thế diễn biến tâm lý của họ để có được những định hướng, những chiến lược hợp lòng dân, sát thực tiễn. Nếu cán bộ lãnh đạo, quản lý không thực hiện được nhiệm vụ trên thì sẽ dẫn đến sai lầm trong việc đưa ra những quyết định không phù hợp. Điều này sẽ làm giảm uy tín của người cán bộ và ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn song đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nơi đây đã đi sâu, bám sát thực tiễn nắm bắt cuộc sống, lắng nghe ý kiến quần chúng và đưa ra các nghị quyết, quyết định hợp lòng dân. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình luôn gần dân, sát dân, tôn trọng ý kiến của dân. Tuy nhiên, trên thực tế cũng còn một số cán bộ lãnh đạo ở một số xã, phường, thị trấn chưa thực sự thực hiện tốt việc nắm bắt thông tin từ dân, giữa dân và lãnh đạo còn có một khoảng cách. Một số ít cán bộ lãnh đạo còn xa cuộc sống thực tế của dân nên giải quyết công việc còn cửa quyền, thiếu dân chủ.

Theo kết quả khảo sát Đề án: “Xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006- 2010 và những năm tiếp theo”của Ban tổ chức tỉnh uỷ Bắc Giang.

Đánh giá về khả năng vận động quần chúng của CBCC: 36,6% ý kiến đánh giá tốt

29,4% ý kiến đánh giá khá 14,5% ý kiến đánh giá trung bình 3,8% ý kiến đánh giá yếu

Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, người CBCC cấp cơ sở phải tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Gần dân, sát dân để qua giao tiếp phát hiện ra những tâm sự, nguyện vọng của dân, những ý kiến nhận xét của dân là rất cần thiết. Song không phải mọi ý kiến nào của dân cũng phải đáp ứng ngay lập tức, có những ý kiến, nguyện vọng không đúng, không có tính khả thi thì người cán bộ lãnh đạo phải lý giải, phân tích thế nào cho là đúng, thế nào là sai, nhìn nhận sự việc một cách khách quan, biện chứng. Việc gần dân, sát dân, tôn trọng dân không chỉ giúp cho người lãnh đạo, quản lý có được những thông tin sát thực và đưa ra quyết định kịp thời, phù hợp với thực tiễn mà còn làm cho việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Giang (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w