Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ khai thác thông tin chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Giang (Trang 43 - 51)

Bắc giang là tỉnh miền núi ở vùng Đông Bắc của Việt Nam, nằm cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Đông. Tiếp cận với trục kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, có nhiều tuyến đường bộ, sắt đi qua nối với các tỉnh trong vùng và đến cửa khẩu Đồng Đăng của Lạng Sơn.

Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính: 9 huyện và thành phố Bắc Giang, trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao Sơn Động. Có 230 xã, phường, thị trấn (30 xã đặc biệt khó khăn).

Dân số trên 1,6 triệu người, trong đó khoảng 12% là đồng bào dân tộc ít người. Diện tích tự nhiên là 3.822 km2, lãnh thổ chạy dài theo hướng Đông- Tây. Phía Đông và Đông Bắc có các dãy núi cao, thấp nghiêng dần về phía Tây Nam. Địa hình chủ yếu là đồi trung bình và núi cao, các huyện phía Nam có đồng bằng xen các đồi núi thấp. Với khoảng 90% dân số sống ở khu vực nông thôn, 80% lao động nông- lâm nghiệp, cơ bản vẫn là một tỉnh kinh tế thuần nông.

Với điều kiện địa lý tự nhiên như trên, có ảnh hưởng đến môi trường thông tin ở từng cơ sở của từng vùng, miền cũng như thực trạng khai thác, tiếp nhận và xử lý thông tin của đội ngũ CBCC cấp cơ sở. Từ đó quy định hoạt động lãnh đạo, quản lý của người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở từng vùng, miền trong tỉnh có những nét khác nhau.

Cuộc CMTT hiện nay đã tạo dựng nên một môi trường thông tin toàn cầu mà biểu tượng rực rỡ của nó là mạng internet. Ngày nay không một quốc gia, dân tộc nào có thể đứng ngoài quỹ đạo đó:

Giả dụ ngày nay có một dân tộc nào không muốn hội nhập vào với trào lưu toàn cầu hoá, thử hỏi có sống được chăng. Anh có muốn nhận thông tin từ ngoài không ? Anh có muốn khuếch trương những thành tựu của đất nước anh

ra ngoài không ? Nếu muốn anh không còn cách lựa chọn nào khác là phải dùng vô tuyến viễn thông, dùng vệ tinh, dùng cáp truyền dẫn, dùng máy vi tính, cùng hoà mạng internet.v.v…Đó là hệ giá trị mới, buộc các dân tộc phải chấp nhận. Bởi lẽ, các hệ cổ điển thông tin bằng thông điệp qua các sứ thần đi bộ, đi ngựa, đi thuyền, thậm chí đi bằng máy bay, vẫn không phù hợp với thời đại mới nữa [8, tr.14].

Việt Nam là một nước đang phát triển cũng bắt nhịp được vào cuộc CMTT này. Môi trường thông tin ở Việt Nam vì thế đã có sự chuyển biến căn bản về chất, từ nghèo nàn, đơn điệu, chậm chạp, khép kín đến đa dạng, phong phú, cực nhanh và lưu thông với môi trường thông tin toàn cầu.

Môi trường thông tin chính trị- xã hội là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và xử lý thông tin của người cán bộ lãnh đạo trong suốt quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó phải xây dựng một môi trường thông tin chính trị- xã hội thuận lợi: phong phú, đa chiều, kịp thời, dân chủ và lành mạnh là vấn đề cần thiết đối với các cấp lãnh đạo nói chung, đặc biệt là cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang nói riêng.

Là một tỉnh miền núi, tình hình kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn nhưng lĩnh vực thông tin đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Công tác ứng dụng CNTT trên địa bàn đạt kết quả tốt, năm 2008 được Bộ thông tin và Truyền thông đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong toàn quốc về phát triển và ứng dụng CNTT.

Trong những năm qua, Ban thường vụ tỉnh uỷ Bắc Giang cùng với các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở địa đã thường xuyên quan tâm, lãnh chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan của hệ thống chính trị. Đầu tư trang thiết bị, xây dựng hạ tầng viễn thông cả về quy mô công nghệ mới và chất lượng dịch vụ. Thông tin liên lạc được thông suốt, phục vụ công tác trao đổi thông tin trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, phục vụ yêu cầu phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai và về cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, giao lưu văn hoá của nhân dân.

Mạng lưới bưu chính được củng cố, cải tạo, nâng cấp nâng cao chất lượng phục vụ. Chất lượng các dịch vụ bưu chính ngày càng được nâng lên, đảm bảo nhu cầu thông tin

liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ tốt yêu cầu thông tin liên lạc của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân trong toàn tỉnh. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 231 cơ sở bưu điện (gồm 46 bưu cục, 185 điểm bưu điện văn hoá xã). Bán kính phục vụ bình quân là 2,03 km, dân số phục vụ đạt 6.980 người/ điểm, có 40/185 điểm bưu điện văn hoá xã có nối mạng internet. Trong những năm gần đây, hoạt động của điểm bưu điện văn hoá xã đã đem lại thuận lợi, tiện ích về nhu cầu liên lạc cũng như đọc sách báo của nhân dân. Hoạt động hiệu quả của điểm bưu điện văn hoá xã đã và đang góp phần thu hẹp khoảng cách về thông tin liên lạc, là một trong những cầu nối đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân một cách nhanh nhất. Trung bình mỗi xã có khoảng 10 đầu báo, trong đó số lượng báo nhân dân 10 tờ, báo Bắc giang là 20 tờ, báo Bắc giang điện tử đã phát hành ra nước ngoài trên mạng internet toàn cầu. Mạng lưới phát thanh truyền hình tương đối phát triển, phủ sóng phát thanh đạt 100%, phủ sóng truyền hình đạt 97% diện tích toàn tỉnh (tăng 2% so với năm 2005). Hệ thống loa đài phát thanh cũng được hỗ trợ kinh phí hàng năm phục vụ cho công tác truyền tin, đa số các xã đều có đài truyền thanh xã, trừ một số xã vùng sâu là chưa có, tỉnh đã xây dựng 48 trạm truyền thanh không giây cấp xã đưa vào hoạt động phục vụ nhân dân.

Mạng lưới viễn thông phát triển mạnh mẽ, mật độ điện thoại đạt 58,8 máy/100 dân, tổng số thuê bao internet ADSL là 14.193 thuê bao. Tất cả trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn đều được lắp đặt điện thoại cố định, xã ít nhất là 02 máy, xã nhiều nhất là 10 máy, về cơ bản là đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của cán bộ cơ sở.

Về CNTT trong tỉnh những năm gần đây được chú trọng đầu tư và phát triển mạnh. Nhiều xã được trang bị máy tính, máy in, máy phôtôcopy, máy fax… phục vụ cho nhu cầu làm việc và trao đổi thông tin, xã ít nhất cũng có 02 máy vi tính, xã nhiều có đến 10 máy tính. Thực hiện chỉ thị 58- CT/TW của Bộ chính trị khoá VIII về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Tỉnh uỷ- UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt các đề án, chương trình hành động, chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT. Gần đây nhất là Đề án số 06 ngày 19/6/2006 của Ban Bí thư trung ương Đảng: Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng, giai đoạn 2006- 2010.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã sớm quan tâm chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh do đồng chí phó Bí thư thường trực tỉnh uỷ làm trưởng ban. Sau 2 năm triển khai đề án, đến nay 100% các huyện, thành uỷ đã có mạng cục bộ, mỗi đơn vị 01 mạng Lan, 03 máy chủ, 18- 20 máy trạm và các thiết bị mạng với cấu hình kỹ thuật tốt, mỗi đơn vị cũng đã kết nối mạng internet riêng bảo đảm về bảo mật thông tin theo quy định. Có khoảng 50% các đảng uỷ xã, phường, thị trấn (116/230) đã kết nối mạng với các huyện, thành uỷ trong đó có 4 huyện đã kết nối tới 100% số xã. Riêng mạng internet (mạng thông tin toàn cầu) ở tỉnh Bắc Giang đã kết nối xuống hầu hết các xã, phường, thị trấn trong tỉnh phục vụ cho công tác quản lý nhà nước. Do chưa có sự kết nối liên thông giữa 2 mạng khối cơ quan Đảng và khối cơ quan Nhà nước sử dụng đường truyền riêng nên chưa tận dụng được hạ tầng internet tốc độ cao, nên gặp khó khăn trong triển khai kết nối, nhất là kết nối với các xã, phường, thị trấn và bảo đảm ổn định của hệ thống mạng.

Hệ thống mạng Lan, mạng diện rộng (Wan), một số cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước đi vào hoạt động ổn định như: cơ sở dữ liệu đảng viên; cơ sở dữ liệu mục lưu trữ hồ sơ; cơ sở dữ liệu đất đai; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch; cơ sở dữ liệu kinh tế- xã hội; cơ sở dữ liệu văn kiện Đảng bộ; cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp; cơ sở dữ liệu về kêu gọi đầu tư.v.v…Hình thành dữ liệu dùng chung quan trọng trong toàn tỉnh làm cơ sở cho triển khai các ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý nhà nước nói chung và nhiều lĩnh vực khác. Văn phòng tỉnh uỷ, văn phòng UBND, các sở ban ngành và tất cả các huyện, thành phố đã ứng dụng các phần mềm điều hành tác nghiệp đi vào nề nếp thường xuyên.

Khối Đảng đã có 8 phần mềm ứng dụng cơ bản được triển khai và có hiệu quả như: Thư điện tử, quản lý công văn và gửi nhận văn bản, xử lý văn bản và giao nhiệm vụ, bản tin văn phòng, đơn thư khiếu tố, phần mềm quản lý đảng, phần mềm kế toán đảng, quản lý kho lưu trữ (kho lưu trữ văn phòng tỉnh uỷ đã nhập được 20.733 đơn vị bảo quản hồ sơ lưu trữ với tổng dung lượng là 213 MB, các huyện nhập được 14.480 bản ghi với tổng dung lượng là 109 MB).

Khối cơ quan Nhà nước có một số phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả như gửi nhận văn bản điện tử, phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc (NetOffice) qua mạng,

có 3/10 huyện, thành phố đã ứng dụng CNTT cho bộ phận một cửa giải quyết các dịch vụ công đến cấp xã. Với những phần mềm ứng dụng trên giúp công tác quản lý khoa học hơn, hiệu quả, thuận lợi, tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí. Phần lớn các văn bản, thông tin tuần gửi nhận giữa các cơ quan Đảng từ Văn phòng Tỉnh uỷ tới 10 huyện, thành phố đã được thực hiện qua phần mềm bản tin văn phòng, có 17/26 đơn vị đạt 100% các văn bản gửi Văn phòng tỉnh uỷ qua mạng, các đơn vị còn lại đạt từ 50%- 80%. Đến nay, toàn Đảng bộ tỉnh đã tổ chức nhập được hơn 30.000 trang A4 văn kiện Đảng bộ tỉnh; 80.000 trang A4 văn kiện của Đảng bộ huyện, thành phố; trên 30.000 công văn đi đến phục vụ cho công tác khai thác, tra cứu.

Thông tin chính trị- xã hội phục vụ các cấp uỷ đảng được truyền tải kịp thời, tốc độ xử lý thông tin và hiệu quả công việc được nâng cao: “Các nội dung CNTT trên mạng của cơ quan Đảng cùng với thông tin trên internet thực sự là công cụ ngày càng có tầm quan trọng không thể thiếu trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng ngày, trong việc nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ và nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp uỷ”[28, tr.7].

Nhìn chung trong những năm gần đây, CNTT ở Bắc Giang đã phát triển khá mạnh mẽ, đặc biệt là việc phát triển CNTT trong hệ thống chính trị. Các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh được đầu tư trang thiết bị vật chất khá đầy đủ như máy tính, máy in, máy fax, máy điện thoại…được cung cấp các nghị quyết, văn bản chỉ thị từ cấp trên, văn kiện đại hội Đảng các cấp, các đầu báo nhân dân, tỉnh… nhằm phục vụ cho việc nắm bắt thông tin chính trị- xã hội cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

Tuy nhiên sự phát triển còn chưa đồng đều, trang thiết bị máy móc cũng như sự phát triển ứng dụng CNTT mới tập trung từ cấp tỉnh xuống cấp huyện, còn cấp xã- phường cũng được đầu tư xây dựng song còn hạn chế. Số lượng trang thiết bị máy móc, hạ tầng CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, chưa mang tính đồng bộ, hiện đại. Mặc dù kinh phí hàng năm của cơ sở cũng như của tỉnh, trung ương dành cho việc mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất được đầu tư thường xuyên, song nguồn kinh phí chưa đáp ứng yêu cầu thực tế nên số lượng máy móc, thiết bị vẫn thiếu hoặc máy quá cũ lạc hậu, bị hỏng không được sửa chữa kịp thời. Số lượng máy tính ở các bộ phận của UBND xã còn thiếu nhiều, có xã chỉ có 02 máy tính phục vụ cho công tác văn phòng và bộ phận giải quyết

“một cửa” còn CBCC hầu như chưa có máy tính riêng để sử dụng. Đường truyền internet, mạng nội bộ ở một số xã vẫn chưa hoạt động hoặc hoạt động nhưng tốc độ chậm, hệ thống mạng chưa bảo đảm sự ổn định, lỗi kỹ thuật còn nhiều, cước phí truyền thông còn khá cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc trao đổi thông tin trên mạng. Do vậy công tác thông tin ở đây thực sự còn nhiều khó khăn, chất lượng thông tin cũng như các trang thiết bị phục vụ công tác thông tin chính trị- xã hội ở nhiều xã vùng núi, vùng cao chưa được đảm bảo, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở Bắc Giang.

Bên cạnh cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật thì cơ chế quản lý thông tin cũng là một trong những yếu tố góp phần xây dựng môi trường thông tin ở cơ sở. Cơ chế quản lý thông tin thực hiện tốt hay không, dân chủ hay không dân chủ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động lãnh đạo, quản lý của người CBCC cấp cơ sở.

Thời kỳ trước đổi mới, môi trường thông tin chủ yếu mang tính chất một chiều- thông tin những ưu điểm, thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và chủ yếu là thông tin ở các nước XHCN. Sự phản ánh không đa dạng, cơ chế hoạt động cứng nhắc, thiếu linh hoạt mất khả năng tự chủ đã kìm hãm khả năng nắm bắt thông tin của con người.

Thực hiện đường lối đổi mới của đảng, nhiều yêu cầu mới được đặt ra đặc biệt là đổi mới tư duy, đổi mới lý luận, đổi mới nhận thức phù hợp với tiến trình phát triển khách quan của thời đại.

Để nhận thức của mỗi người dân, cán bộ, đảng viên đặc biệt là đội ngũ CBCC theo kịp tiến trình đổi mới, đòi hỏi cơ chế quản lý thông tin phải đổi mới tương ứng: “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng thông tin, tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận thông tin khoa học và kinh tế từ nước ngoài”[3, tr.15].

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cơ chế hướng tới thị trường đã và đang khẳng định tính chất dịch vụ của thông tin, xem thông tin là một hàng hoá đặc biệt, hình thành một môi trường thông tin chính trị- xã hội đa dạng và phong phú, cơ chế thông tin cũng năng động, dân chủ hơn. Cơ chế này tác động trực tiếp tới quá trình thu thập và xử lý thông tin trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý của người CBCC ở cơ sở.

Với việc vận dụng và phát huy cơ chế quản lý thông tin hướng tới thị trường trong hoạt động lãnh đạo, quản lý CBCC cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều thành quả nhất định. Đa số các xã, phường, thị trấn đã xây dựng và thực hiện cơ chế thông tin hai

Một phần của tài liệu Vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Giang (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w