Căn cứ vào những tài liệu mới đƣợc công bố gần đây, hiện nay có thể kết luận: Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mƣờng, tiểu chi Việt Chứt, nằm trong khối Việt Katu, thuộc khu vực phía đông của ngành Mon-Khmer, họ Nam Á.
Trong nhóm Việt-Mường, ngoài tiếng Việt và tiếng Mƣờng (Mƣờng Sơn La,
Mƣờng Thanh Hoá, Mƣờng Nghệ An) còn có tiếng Nguồn cũng đƣợc coi là ngôn ngữ bà con gần nhất với tiếng Việt.
Trong tiểu chi Việt Chứt, ngoài nhóm Việt-Mƣờng còn có nhóm Pọng Chứt gồm
các ngôn ngữ Chứt, Pọng (bao gồm Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, Arem) ở vùng núi các tỉnh phía nam khu IV và các tiếng nhƣ Ahơ (Phon Soung), Maleng (Pakadan), Thà Vựng ở Lào. Đây là những bà con xa hơn của tiếng Việt.
Proto Việt Chứt, tức cái ngôn ngữ mẹ, chung cho cả nhóm Việt-Mƣờng và Pọng Chứt, không tách trực tiếp từ proto Mon-Khmer mà tách ra từ khối proto Việt Katu. Thời gian chia tách này xảy ra cách đây trên 4000 năm, địa bàn cƣ trú ban đầu của cƣ dân nói tiếng proto Việt Chứt là vùng kéo dài từ khu vực miền núi Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị sang đến Trung Lào. Từ đó, một bộ phận cƣ dân đã vƣợt Trƣờng Sơn, tràn ra miền Bắc, cƣ trú ở các vùng cao Nghệ–Tĩnh, Thanh Hoá, Hoà Bình, Sơn La, Vĩnh Phú(1). Nếu bộ phận cƣ dân proto Việt Chứt ở lại quê hƣơng cũ, vẫn giữ nguyên quan hệ tiếp
xúc với cƣ dân Katu, Bana, Khmer thì bộ phận cƣ dân proto Việt Chứt di cƣ ra Bắc lại có những quan hệ tiếp xúc mới với những cƣ dân nói ngôn ngữ thuộc họ Thái-Kađai (nhƣ tổ tiên của ngƣời Tày, ngƣời Nùng,...). Sự tiếp xúc với Thái-Kađai rất sâu đậm, tạo ra một sự hoà nhập về nhiều mặt trong huyết thống, trong văn hoá vật chất cũng nhƣ tinh thần. Sự diễn biến mạnh mẽ của tiếng Việt, tiếng Mƣờng theo hƣớng từ bỏ nhiều nét Mon- Khmer vốn có trong nguồn gốc của mình để chuyển thành những ngôn ngữ hoàn toàn âm tiết tính nhƣ ngày nay cũng bắt nguồn từ sự tiếp xúc với loại hình họ Thái-Kađai. Tiếp theo đó, một bộ phận cƣ dân Việt-Mƣờng phía Bắc đã rời bỏ đồi núi, toả về đồng bằng, sinh sôi, phát triển mạnh ở vùng châu thổ sông Hồng. Đó là tiền đề cho việc hình thành cái nối của vùng Kinh sau này(2).
Sự tiếp xúc với người Hán, tiếng Hán, văn hoá Hán đã xảy ra trƣớc khi ngƣời Hán
xâm lƣợc, nhƣng để lại dấu ấn sâu đậm vẫn là sự tiếp xúc trực tiếp trong suốt 1000 năm Bắc thuộc. Ảnh hƣởng của tiếng Hán, nền văn hoá Hán không toả ra đồng đều trên lãnh thổ bị chiếm đóng. Ảnh hƣởng đó ở vùng phía bắc sâu đậm hơn ở vùng phía nam, ở vùng đồng bằng sâu đậm hơn ở vùng núi. Chính vì vậy, sự khác biệt vốn đã có giữa nhóm Pọng Chứt và nhóm Việt Mƣờng ngày càng rõ nét và cuối cùng đã phân hoá thành hai nhóm ngôn ngữ các đây từ 2000 đến 2500 năm. Trong nội bộ nhóm Việt-Mƣờng về sau lại phân hoá thành tiếng Việt(3) ở miền châu thổ sông Hồng và tiếng Mƣờng ở miền thƣợng du Hoà Bình, Sơn La, Phú Thọ. Sự phân hoá này diễn ra cách đây từ 1000 đến 1500 năm.
Từ năm 939, Việt Nam giành đƣợc độc lập tự chủ. Mối quan hệ với tiếng Hán
không còn là quan hệ trực tiếp nhƣ trƣớc nữa. Mặc dù nhà nƣớc phong biến Việt Nam
vẫn duy trì việc sử dụng chữ Hán, coi chữ Hán là văn tự chính thức, việc tổ chức học hành, thi cử bằng chữ Hán ngày càng có quy mô, nhƣng tiếng Hán không còn là sinh ngữ nhƣ trƣớc nữa. Từ đây tiếng Việt diễn biến theo quy luật nội tại, nó còn bắt cả kho từ ngữ gốc Hán diễn biến theo quy luật của mình.
Khi nƣớc nhà giành đƣợc độc lập, ngƣời Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói. Đây là một loại chữ đƣợc tạo ra theo nguyên tắc và trên cơ sở của tiếng Hán. Bên cạnh nền văn hiến dân tộc viết bằng chữ Hán, theo truyền thống Hán, còn có một nền văn hiến dân tộc viết bằng chữ Nôm ngày càng phát triển.
Cũng từ đó, vai trò của tiếng Việt ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặc dù nó không đƣợc coi là ngôn ngữ chính thức dùng ở công văn, giấy tờ, học hành, thi cử, nhƣng trong thực tế, nó vẫn trở thành ngôn ngữ có uy thế nhất trong toàn bộ lãnh thổ. Tác dụng của tiếng Việt bắt đầu toả ra mạnh mẽ đối với các vùng ngôn ngữ thiểu số. Lúc đầu chỉ là ở phía bắc, về sau, với đà nam tiến ồ ạt, liên tục của ngƣời Việt, ảnh hƣởng đó ngày càng lan rộng. Bƣớc đầu, nó lan truyền đến địa bàn khu IV, hình thành phƣơng ngữ khu IV. Sau đó tiếng Việt lại nam tiến, tạo điều kiện hình thành một phƣơng ngữ mới là tiếng
miền Nam. Hai phƣơng ngữ mới này có hoàn cảnh hình thành khác nhau, do đó có những đặc trƣng khác nhau.
Sự hình thành chữ quốc ngữ gắn liền với sự truyền giáo của các giáo sĩ phƣơng
Tây. Chữ quốc ngữ là một thứ chữ đƣợc xây dựng theo nguyên tắc ghi âm bằng chữ Latin. Loại chữ này đƣợc dùng phổ biến từ rất lâu ở châu Âu. Đến thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phƣơng Tây đem nguyên tắc ấy dùng vào việc ghi âm tiếng Việt, tạo ra một thứ chữ thuận lợi hơn đối với mục đích truyền đạo. Mấy thế kỉ tiếp theo, chữ quốc ngữ chỉ đƣợc dùng hạn chế trong những kinh bổn đạo Thiên Chúa.
Sự áp đặt chế độ thuộc địa Pháp đƣa đến việc bãi bỏ việc học, việc thi cử, việc dùng chữ Hán; đƣa đến sự thắng lợi của chữ quốc ngữ. Buổi đầu nhân dân lạnh nhạt với chữ quốc ngữ, mặc dù một số trí trức "Tây học" đã ra sức cổ động cho nó(4). Thái độ lạnh nhạt ấy thay đổi từ khi hình thành các phong trào đấu tranh văn hoá có ý nghĩa chính trị nhƣ phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở đầu thế kỉ XX. Những ngƣời lãnh đạo phong trào đƣa việc dùng chữ quốc ngữ lên hàng đầu trong sáu biện pháp của bản sách lƣợc gọi là Văn minh tân học sách (1907) và lên tiếng kêu gọi đồng bào vì tƣơng lai của đất nƣớc mà nên dùng thứ chữ tiện lợi ấy. Những tài liệu văn hoá bằng chữ quốc ngữ do phong trào này phát hành đã đƣợc phổ biến khá rộng. Mặt khác, sự tiếp xúc với tiếng Pháp, với nền văn hoá Pháp đã dẫn đến sự hình thành nền báo chí Việt Nam bằng chữ quốc ngữ, nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, sự đổi mới trong thơ ca, những tiếp thu về từ
vựng, ngữ pháp.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đƣa lại “địa vị ngôn ngữ chính thức của quốc gia” cho tiếng Việt. Từ đó, tiếng Việt đã phát triển nhanh chóng, toàn diện, có ảnh hƣởng sâu rộng đến tất cả các ngôn ngữ thiểu số ở Việt Nam.
Giáo sƣ Nguyễn Tài Cẩn căn cứ vào tình thế ngôn ngữ, tức là thế tƣơng quan giữa các ngôn ngữ, văn tự có sự tiếp xúc với nhau đã phân kì lịch sử phát triển của tiếng Việt nhƣ sau:
A .
Giai đoạn proto Việt
Có 2 ngôn ngữ: tiếng Hán (khẩu ngữ
của lãnh đạo)
- 1 văn tự: chữ Hán
Vào khoảng thế kỉ VIII, X
B .
Giai đoạn tiếng Việt tiền cổ
Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt (khẩu ngữ của lãnh đạo) và văn ngôn Hán - 1 văn tự: chữ Hán
Vào khoảng thế kỉ X–XII
C .
Giai đoạn tiếng Việt cổ
Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngônHán
2 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm
Vào khoảng thế kỉ XIII–XVI
D
. Việt trung đại ngôn Hán 3 văn tự: chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ
XVII, XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX
E .
Giai đoạn tiếng Việt cận đại
Có 3 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt và văn ngôn Hán 4 văn tự: Pháp, Hán, Nôm, quốc ngữ
Vào thời Pháp thuộc
F .
Giai đoạn tiếng Việt hiện đại
Có 1 ngôn ngữ: tiếng Việt 1 văn tự: chữ quốc ngữ
Từ năm 1945 trở đi