Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH dẫn LUẬN NGÔN NGỮ học (Trang 33 - 35)

Tiếng Việt là một ngôn ngữ điển hình của ngôn ngữ đơn lập, có cơ chế đơn tiết tiêu biểu. Tiếng Việt có những đặc trƣng của loại hình đơn lập là: đơn vị cơ bản của tiếng Việt, có vai trò “một thể ba ngôi” là âm tiết (tiếng), vừa là đơn vị ngữ âm, ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp để cấu tạo từ; từ tiếng Việt hoàn toàn không biến hình, ranh giới âm tiết rõ ràng, tách bạch trong chuỗi ngữ lƣu; ý nghĩa ngữ pháp không nằm trong bản thân từ mà do hƣ từ và trật từ từ đảm nhiệm; mỗi từ có thể đảm nhận nhiều từ loại khác nhau tuỳ theo ngữ cảnh…

Từ tiếng Việt không biến hình: Dù xuất hiện trong ngữ cảnh nào, đảm nhiệm chức năng ngữ pháp, gì, có quan hệ ngữ pháp nhƣ thế nào đối với các thành phần khác trong câu thì từ tiếng Việt cũng chỉ có một hình thức tồn tại duy nhất. Do đó, tiếng Việt xuất hiện những hiện tƣợng ngôn ngữ đặc thù nhƣ chuyển loại, đồng âm…

Ví dụ: 1. Nó hy vọng rất nhiều vào kế hoạch này. 2. Con ngƣời không thể sống mà thiếu hy vọng.

Cƣơng vị ngôn ngữ học đặc biệt của âm tiết tiếng Việt (Sẽ đƣợc làm rõ ở phần sau)

Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp đặc thù

Tiếng Việt có các phƣơng thức thể hiện ý nghĩa đặc thù của ngôn ngữ phân tích tính là trật tự từ, hƣ từ và ngữ điệu.

a. Trong câu và ngữ đoạn tiếng Việt, trật tự các từ xuất hiện có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện những của câu. Nếu thay đổi trật tự sắp xếp thì ý nghĩa câu có thể thay đổi hoặc thậm chí bị mất nghĩa hoàn toàn.

1. Tôi yêu anh. 2. Anh yêu tôi. 3. Yêu anh tôi. 4. Yêu tôi anh.

b. Tiếng Việt có một số lƣợng hƣ từ rất lớn, đảm nhiệm chức năng ngữ pháp quan trọng dù không mang ý nghĩa từ vựng. Dù không thể là thành phần chính trong câu nhƣng thiếu chúng thì câu cũng trở nên mờ hoặc mất nghĩa.

1. Tôi đã đọc quyển tiểu thuyết này. 2. Tôi đang đọc cuốn tiểu thuyết này.

Hƣ từ đã/ đang trong 2 câu trên có chức năng biểu hiện ý nghĩa hoàn thành hay chứ hoàn thành của hành động đọc, khác với các ngôn ngữ biến hình ý nghĩa đó sẽ đƣợc biểu hiện ngay trong động từ chính là đọc. Hƣ từ tiếng Việt gồm phó từ (phụ từ), quan hệ từ và tình thái từ.

c. Ngữ điệu là một yếu tố siêu đoạn tính, đƣợc thể hiện đồng thời với các từ ngữ trong câu, là đặc điểm của gịng nói, chỉ đƣợc thể hiện trong phát âm. Sự phân biệt ngữ điệu có ý nghĩa biểu hiện ngữ pháp nhƣ câu chia theo mục đích nói, nhấn mạnh nội dung…

CHƢƠNG 5. CHỮ VIẾT

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH dẫn LUẬN NGÔN NGỮ học (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)