Quá trình hình thành chữ viết

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH dẫn LUẬN NGÔN NGỮ học (Trang 35 - 37)

Lịch sử chữ viết bắt đầu khi các hệ thống chữ viết đầu tiên của loài ngƣời xuất hiện vào đầu thời kỳ đồ đồng (cuối thiên niên kỷ 4 trƣớc Công nguyên) từ các biểu tƣợng tiền ký tự của thời kỳ đồ đá mới. Những hệ thống chữ viết đầu tiên không tự xuất hiện. Chúng bắt nguồn từ các tập quán cổ xƣa của các hệ thống biểu tƣợng. Những hệ thống này không thể coi là chữ viết, nhƣng chúng có rất nhiều đặc điểm liên hệ với chữ viết sau này, vì vậy có thể gọi là hệ thống tiền ký tự (nguồn gốc của chữ viết). Chúng là các hệ thống biểu tƣợng khá dễ nhớ và ghi lại ý, cho phép truyền đạt thông tin nhất định. Tuy vậy, chúng không có nội dung ngôn ngữ. Những hệ thống này xuất hiện ở đầu thời kỳ đồ đá mới, khoảng thiên niên kỷ thứ 7 TCN. Đáng chú ý có hệ biểu tƣợng Vinca có những cải tiến về biểu tƣợng giản đơn ở đầu thiên niên kỷ 7 TCN, dần tăng tính phức tạp trong thiên niên kỷ tiếp theo và lên đến đỉnh cao là những bản ghi Tartaria vào thiên niên kỷ 5 TCN. Những biểu tƣợng đƣợc xếp theo hàng lối chặt chẽ, giúp chúng ta liên tƣởng ngay đến văn bản. Các ký tự tƣợng hình của Cận đông thời cổ đại dƣờng nhƣ không bắt nguồn từ những hệ thống biểu tƣợng trên. Vì vậy, khó có thể kết luận rằng hệ thống chữ viết đã kế thừa biểu tƣợng tiền chữ viết ở thời điểm nào.

Năm 2003, các biểu tƣợng khắc trên mu rùa đƣợc phát hiện ở Jiahu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Phƣơng pháp xác định tuổi bằng đồng vị carbon cho thấy những mu rùa này có từ thiên niên kỷ 2 trƣớc công nguyên. Các mu rùa đƣợc tìm thấy khi khai quật những di chỉ ở 24 hang động thời đồ đá mới ở Jiahu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Theo một số nhà khảo cổ, những chữ viết trên mai rùa có những điểm tƣơng đồng với ký tự viết trên những thẻ xƣơng động vật ở thiên niên kỷ 2 TCN. Ở nền văn minh sông Ấn, chuỗi biểu tƣợng tìm thấy có thể tạo thành hệ biểu tƣợng tiền ký tự, có thể là chịu ảnh hƣởng từ sự xuất hiện chữ viết ở Lƣỡng Hà.

Những dạng cổ xƣa nhất của chữ viết mang những yếu tố nhƣ ký tự viết tắt dựa trên những yếu tố tƣợng hình và tƣợng ý. Đa phần các hệ thống chữ viết có thể chia làm ba loại: tƣợng ý, tƣợng thanh và chia đoạn. Tuy vậy, cả ba loại này đều tìm thấy ở bất kỳ hệ thống chữ viết nào với mức độ cấu thành khác nhau và khiến việc xếp loại mỗi hệ chữ viết trở nên khó khăn và nhiều mâu thuẫn.

Phát minh chữ viết đầu tiên cùng lúc với sự ra đời của thời kỳ đồ đồng ở cuối thời đồ đá mới, thiên niên kỷ 4 TCN. Ngƣời ta tin rằng hệ thống chữ viết đầu tiên của loài ngƣời ra đời cuối thiên niên kỷ 3 TCN tại vùng Sumer (Lƣỡng Hà) ở dạng chữ hình nêm cổ xƣa ở Triều đại Ur thứ ba. Cùng thời gian đó, những dạng tiền chữ viết Elamite phát triển thành chữ viết Elamite có hàng lối (dạng chữ viết này cho đến nay vẫn chƣa giải mã

đƣợc). Sự phát triển của chữ viết tƣợng hình Ai cập song song với những ký tự vùng Lƣỡng Hà và không nhất thiết là độc lập với nhau. Hệ thống tiền ký tự của ngƣời Ai Cập tiến hóa thành những ký tự tƣợng hình cổ xƣa vào khoảng 3.200 năm TCN và phổ biến rộng rãi ở giữa thiên niên kỷ 3 TCN.

Ký tự của nền văn minh sông Ấn phát triển trong suốt thiên niên kỷ 3 cả ở dạng tiền chữ viết hoặc dạng chữ viết cổ xƣa tuy vậy quá trình phát triển này tiến nhanh hơn khi nền văn minh đi qua giai đoạn đỉnh điểm vào khoảng 1.900 năm TCN.

Chữ viết của ngƣời Trung Quốc có lẽ là không cùng nguồn gốc với các nền văn minh Trung Đông. Từ hệ thống biểu tƣợng tiền chữ viết ở cuối thời kỳ đồ đá mới khoảng 6.000 năm TCN, chữ viết Trung Quốc ra đời khoảng 1.500 năm TCN vào thời nhà Thƣơng.

Những hệ thống chữ viết ở châu Mỹ (bao gồm nền văn minh Maya và Olmec) cũng có những nguồn xuất xứ độc lập.

Phần lớn các hệ thống chữ viết trên thế giới ngày này đều bắt nguồn từ Ai Cập hoặc Trung Quốc. Có một vài ngoại lệ là hệ thống tƣợng ý của ngƣời Maya xuất hiện thế kỷ thứ 3 TCN và các ký tự tìm thấy trên đảo Phục Sinh.

Chữ viết hình nêm

Hệ thống chữ viết nguyên thủy của ngƣời Sumer bắt nguồn từ những phiến đất sét đƣợc sử dụng để chỉ tên đồ vật. Cho đến cuối thiên niên kỷ 4 TCN, hệ thống này đã phát triển thành một phƣơng pháp lƣu lại các bản kê, sử dụng bút trâm đầu tròn ấn lên tấm đất sét theo các góc khác nhau để ký hiệu con số. Cách ghi này dần đƣợc gia tố các biểu tƣợng ghi bằng bút trâm sắc để chỉ ra cái gì đƣợc đếm. Ghi chép sử dụng bút trâm đầu tròn và bút trâm đầu sắc, theo thời gian, đƣợc thay thế bằng bút trâm đầu hình nêm (vì thế mà có tên chữ viết hình nêm) vào khoảng 2.700 – 2.500 năm TCN. Ban đầu chỉ có những ký hiệu ghi hình (xem chữ tƣợng hình) nhƣng đã phát triển, đƣa vào yếu tố ngữ âm ở thời gian thế kỷ 29 TCN. Chừng 2.600 năm TCN, chữ viết hình nêm bắt đầu thể hiện âm tiết trong nhóm ngôn ngữ Sumer vùng Lƣỡng Hà. Cuối cùng, chữ viết hình nêm trở thành hệ thống chữ viết phổ biến ghi lại ký hiệu ghi hình, âm tiết và con số. Kể từ thế kỷ 26 TCN, dạng chữ viết này du nhập vào ngôn ngữ Akkad (một ngôn ngữ trong nhóm Sumer) và các ngôn ngữ khác nhƣ Hurria (ngôn ngữ đƣợc nói ở phía bắc Lƣỡng Hà khoảng 2.300 năm TCN và gần nhƣ biến mất 1.000 năm TCN) và Hittite (ngôn ngữ đã biến mất, đã từng đƣợc nói ở trung tâm Tiểu Á từ 1.600 đến 1.100 năm TCN). Những ký tự tƣơng tự còn đƣợc tìm thấy trong ngôn ngữ Ugaritic (ngôn ngữ đã biến mất, từng đƣợc sử dụng ở Ugarit, Syria) và Ba Tƣ cổ.

Chữ tƣợng hình Ai Cập cổ đại

Chữ viết đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đế chế Ai Cập, và đọc và viết là đặc quyền của nhóm ngƣời đƣợc giáo dục để ghi chép và giữ gìn văn bản. Chỉ những

ngƣời với xuất thân nhất định mới đƣợc đào tạo để trở thành ngƣời ghi chép và giữ gìn văn bản. Họ phục vụ trong đền thờ, quân đội và hệ thống hành chính của nhà vua (Pharaon). Hệ thống chữ viết tƣợng hình Ai Cập luôn phức tạp, khó học, nhƣng trong nhiều thế kỷ sau khi ra đời, chúng còn trở nên khó học hơn nhiều. Chủ ý của thực tế này là nhằm duy trì đặc quyền của những ngƣời ghi chép và giữ gìn văn bản

Chữ viết Trung Hoa

Ở Trung Quốc, các nhà sử học biết đƣợc rất nhiều điều về những Triều đại Trung Hoa đầu tiên nhờ những văn bản còn sót lại. Từ thời nhà Thƣơng, đa số những ghi chép này tìm thấy trên xƣơng động vật hoặc bản ghi bằng đồng. Những chữ ghi trên mai rùa, qua phƣơng pháp xác định tuổi bằng đồng vị carbon cho thấy chúng đƣợc viết khoảng 1.500 năm TCN. Các nhà sử học phát hiện ra rằng loại vật liệu đƣợc sử dụng có ảnh hƣởng đến văn bản đƣợc ghi chép và cách thức sử dụng chúng.

Có những phát hiện gần đây về các mai rùa có niên đại khoảng 6.000 năm TCN nhƣ các ký hiệu tìm thấy ở Jiahu, nhƣng liệu chúng đã đủ phức tạp để đƣợc coi là chữ viết hay chƣa thì vẫn còn tranh cãi. Nếu những hình vẽ này đƣợc xác định là ngôn ngữ ở dạng viết thì chữ viết Trung Hoa là chữ viết cổ nhất của nhân loại, thậm chí ra đời tới 2.000 năm sớm hơn chữ viết hình nêm của vùng Lƣỡng Hà. Hiện nay, những bằng chứng có hệ thống về chữ viết Trung Hoa bắt đầu từ 1.600 năm TCN.

Chữ viết Ấn Độ

Những ký hiệu tìm thấy của nền văn minh sông Ấn thời đồ đồng giữa vẫn chƣa giải nghĩa đƣợc. Vẫn chƣa rõ những ký hiệu này đƣợc xếp vào ký hiệu tiền ký tự hay đó là một dạng chữ viết biểu tƣợng-ngữ âm của các hệ thống chữ viết thời kỳ đồ đồng khác.

Thời kỳ đồ sắt và sự ra đời hệ thống chữ viết Alphabet[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng chữ cái Phoenicia là hệ thống tiền chữ cái Canaanite đƣợc tiếp tục phát triển ở thời kỳ đồ sắt (đƣợc cho là kế thừa từ sự chấm dứt của hệ thống này năm 1.050 TCN). Hệ thống chữ cái này đƣa đến sự ra đời của chữ cái Aramaic và chữ cái Hy Lạp; rồi thông qua ngƣời Hy Lạp, dẫn đến sự ra đời của các chữ cái Tiểu Á và chữ cái Italic cổ (bao gồm tiếng Latin) vào thể kỷ 8 TCN. Chữ cái Hy Lạp đƣa vào các ký hiệu nguyên âm. Nhóm chữ viết Brahmic của Ấn Độ có lẽ hình thành từ thế kỷ 5 TCN từ những tiếp xúc với chữ viết Aramaic. Chữ viết Hy Lạp và Latin vào các thế kỷ đầu Công nguyên là phát tích của một số hệ thống ký tự châu Âu nhƣ chữ cái Runes, chữ cái Gothic và chữ cái Cyrillic. Trong khi đó, chữ viết Aramaic là khởi nguồn của chữ cái Hebrew, chữ cái Syriac và chữ cái Arabic; chữ cái nam Ả rập mang đến sự hình thành chữ cái Ge’ez.

Cũng thời gian này (thế kỷ 4 đầu Công nguyên), chữ viết Nhật Bản ra đời từ chữ viết Trung Hoa.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH dẫn LUẬN NGÔN NGỮ học (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)