Kiến nghị về các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ nhập khấu hàng hoá ở công ty TNHH tân hồng hà (Trang 65)

thuế

Đe thu hút vốn đầu tu nuớc ngoài thì nhà nuớc phải tạo đuợc một môi truờng kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh. Nhà nuớc cần hoạch định chính sách kinh tế rõ ràng minh bạch, phù hợp với thoả thuận thuơng

chính sách như tỷ giá hối đoái, chính sách thuế, lãi suất cần được áp dụng linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Đặc biệt là chính sách thuế hiện nay, tuy thường xuyên được cải cách nhưng vẫn có nhiều văn bản chồng chéo lên nhau. Thêm vào đó là một số các văn bản hướng dẫn ban hành quá chậm gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp. Một ví dụ điểm hình là biểu thuế xuất nhập khấu ưu đãi có giá trị hiệu lực từ ngày 01/01/1999 nhưng đến ngày 07/04/1999 Bộ Tài chính mới ban hành thông tư số 37/1999/TT-BTC hướng dẫn cách phân loại hàng hoá nên đã xuất hiện nhiều vướng mắc về hình thức áp mã thuế hàng nhập khẩu. Vì hải quan không thể tự quyết định phương thức áp dụng mã thuế nên đã chọn mức thuế cao nhất gây thiệt hại cho người nhập khẩu. Do vậy đề nghị cơ quan thuế cần phân loại hàng hoá một cách cụ thế hon đế hải quan dễ dàng trong việc áp mã thuế, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp.

Mặt hàng thiết bị văn phòng là một mặt hàng có giá trị lớn, thường xuyên đối mới, xuất hiện các chủng loại tính năng đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn, cho nên giá cả mặt hàng này thường xuyên biến động. Nhà nước nên áp dụng chính sách thuế linh hoạt hơn đối với mặt hàng này.

3.3.2 Kiến nghị vói cơ quan hải quan

Hải quan từ trước đến nay vẫn là nỗi lo của các doanh nghiệp nhập khẩu, và nó đã in sâu vào trong tiềm thức vì một số cán bộ hải quan sách nhiễu, gây mất lòng tin. Thủ tục hải quan hiện nay đã được đơn giản hoá đi nhiều. Hơn nữa Chính phủ đã cho phép áp dụng tiến trình thông quan điện tử, đã rút ngắn thời gian chò' đợi của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự yên tâm, vẫn còn một số vấn đề vướng mắc chưa thực sự tạo được điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động nhập khẩu.

Vì vậy nhà nước cần có những biện pháp sủa đổi hoàn chỉnh thủ tục hải quan, xoá bỏ tâm lý coi làm thủ tục hải quan là một vấn nạn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu. Muốn vậy, nhà nước cần có chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ hải quan có đạo đức và giỏi nghiệp vụ, bên cạnh đó phải có các biện pháp nghiên khắc đối với các cán bộ hải quan vi phạm pháp luật gây phiền hà, sách nhiễu các doanh nghiệp. Điều đặc biệt quan trọng là nhà nước cần có các văn bản hướng dẫn thông quan điện tử tới tùng doanh nghiệp, làm rút ngắn thời gian và tạo sự thông thoáng cần thiết khuyến khích doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

3.3.3 Kiến nghị với các ban ngành liên quan

Đế đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới, Chính phủ đã thực hiện một số các biện pháp, chính sách. Trong đó dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ban ngành liên quan phải có sự phối họp chặt chẽ. Mỗi bộ ngành nắm giữ một nhiệm vụ riêng, phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có sự phối họp hài hoà với nhau trong nhiệm vụ chung của đất nước.

* về phía bộ thương mại:

Thứ nhất: Thường xuyên nghiên cún thị trường, tình hình cung cầu, giá cả, và những thay đối trong pháp luật liên quan đến mặt hàng nước ta nhập khẩu, đặt biệt là mặt hàng thiết bị văn phòng mà công ty đang kinh doanh và cung cấp cho các doanh nghiệp nhập khâu trong nước kịp thời nắm bắt và điều chỉnh.

Thứ hai: Đây mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thường xuyên tố chức các hội chợ, mở các trung tâm thương mại hay trao đổi phái đoàn thương mại nhằm giới thiệu các doanh nghiệp đến bạn bò, đối tác quốc tế, nâng cao uy tín

của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm và ký kết họp đồng.

Thứ ba: cần có sự phối hợp với các bộ ngành liên quan như tạo cơ sở hạ tầng, pháp lý... thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng loại hình mới _ thương mại điện tử vào trong hoat động kinh doanh, làm giảm chi phí và tăng khả năng tiếp cận các đổi tác nước ngoài.

* về phía bộ ngoại giao:

Thứ nhất: Tăng cường đàm phán với chính phủ các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam, đế giành được những ưu đãi từ phía nước ngoài, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam và nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thứ hai: Ket hợp với Việt kiều sinh sống và làm việc ở nước ngoài để tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam về luật pháp, phong tục tập quán kinh doanh nước sở tại, đế doanh nghiệp Việt Nam có thế thích nghi, tránh những sai sót không đáng có.

KẾT LUẬN

Ke hoạch đề ra tại đại hội lần thứ IX của Đảng ta là khuyến khích xuất khấu cả số luợng và giá trị đế thu về ngoại tệ, bên cạnh đó cũng không hạn chế nhập khẩu máy móc trang thiết bị hiện đại mà nước ta chưa có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không hiệu quả, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cho nhân dân. Mở rộng và đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh doanh; hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới, về phía các doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực quản lý và điều hành hoạt động nhập khẩu có hiệu quả, có tiền lực tài chính và khả năng kinh doanh.

Trên cơ sở nghiên cứu các hoạt động tố chức nghiệp vụ nhập khấu hàng hoá của Công ty TNHH Tân Hồng Hà trong thời gian qua, và sự hướng dẫn nhiệt tình của ThS. Đặng Thuý Hồng, tôi nhận thấy một số những thuận lợi cần tận dụng và một sổ các khó khăn cần khắc phục, đồng thời có một số đề nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, thông qua chuyên đề tốt nghiệp: “Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ nhập khấu hàng hoá ở Công ty TNHH Tân Hồng Hà”.

Do vốn hiếu biết còn ít, và tầm nhìn hạn chế, chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót và vướng mắc. Tôi mong nhận được sự đóng góp chân tình từ phía thầy cô và các bạn.

Sau đây, tôi xin nêu lại một số biện pháp tôi nhận thấy. Hy vọng những nhận xét hạn chế của tôi có thế giúp ích cho công ty, mong công ty càng ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường:

+ Thứ nhất, nâng cao năng lực nghiệp vụ của cán bộ tham gia vào quá trình tô chức thực hiện họp đồng nhập khâu.

+ Thứ hai, nâng cao năng lực hoạt động của công ty trong việc nhập khẩu.

+ Thứ ba, tạo lập một môi trường kinh doanh an toàn thân thiện và cởi mở (cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế).

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của ThS. Đặng Thị Thuý Hồng, sự giúp đỡ của các phòng ban, các cán bộ công nhân viên trong công ty Tân Hồng Hà trong thời gian qua.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Hải quan số 29/2001/QH10 được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2001

2. Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ra ngày 22/06/2007của Bộ Tài Chính: Ban hành quy định về việc thí điếm thủ tục hải quan điện tử.

3. Vũ Hữu Tửu (2002), “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2006), “Nghiệp vụ thanh toán Quốc tế”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

5. Giáo sư - Tiến sỹ Võ Thanh Thu (2006); “Kỹ thuật kinh doanh Xuất nhập khẩu”

6. Sơ đồ cơ cấu tố chức bộ máy của công ty - Nguồn: Phòng kế hoạch - Xuất nhập khẩu

7. Báo cáo tình hình tài sản của công ty trong 3 năm gần đây (đơn vị: triệu đồng) - Nguồn: Phòng tài vụ Công ty TNHH Tân Hồng Hà

8. Báo cáo kết quả hoạt động thực hiện hợp đồng nhập khâu của Công ty TNHH Tân Hồng Hà trong giai đoạn 2003-2007 - Nguồn: Phòng Ke hoạch - Xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ nhập khấu hàng hoá ở công ty TNHH tân hồng hà (Trang 65)