Khuyến khắch thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp dệt may

Một phần của tài liệu Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may thực trạng và khả năng đáp ứng của Doanh nghiệp Việt Nam (Trang 37 - 39)

GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VƯỢT QUA CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG

3.3.7.Khuyến khắch thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp dệt may

Thực trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là thiếu vốn và công nghệ, dây chuyền sản xuất nhìn chung còn khá lạc hậu, dẫn đến khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ của EU mà còn là các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành dệt may còn chưa cao. Do đó mà các doanh nghiệp Việt Nam cần kêu gọi các nhà đầu tư để nâng cao công nghệ và dây chuyền sản xuất, đảm bảo cho quá trình đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đồng thời cũng học hỏi được kinh nghiệm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành dệt may của các nước đầu tư.

KẾT LUẬN

Thị trường EU là nơi tập hợp của các nước có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới. Hiện nay, EU gồm 27 nước thành viên với trên 500 triệu dân, cho nên nhu cầu về hàng hóa là rất đa dạng, đặc biệt là hàng dệt may Ờ mặt hàng có tắnh chất mùa vụ và thời trang. Hiện nay, trước những khó khăn về tài chắnh trong nội bộ khối, người dân các nước EU có xu hướng cắt giảm chi tiêu. Song, không vì thế mà họ chấp nhận tiêu dùng những mặt hàng dệt may rẻ và kém chất lượng, Người tiêu dùng EU luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, trách nhiệm lao động và cả vấn đề về môi trường. Do vây, EU ngày càng thắt hơn nữa các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, trong đó có mặt hàng dệt may nhập khẩu. Đây là một khó khăn không hề nhỏ đối với doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam. Bởi vậy, để có được chỗ đứng trên thị trường EU, đòi hỏi Nhà nước cũng các doanh nghiệp dệt may cần phải quan tâm hơn nữa đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật này.

Một phần của tài liệu Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may thực trạng và khả năng đáp ứng của Doanh nghiệp Việt Nam (Trang 37 - 39)