của EU về hàng dệt may
2.3.4.1.Đối với quy định của EU về môi trường, an toàn và sức khỏe con người
ISO 9000
Năm 1995, Tập đoàn APAVE (Pháp) là đơn vị tiên phong đưa các giải pháp quản lý (chất lượng, môi trường, thử nghiệm không phá hủy, tư vấn giám định độc lập...) vào Việt Nam, trong đó có ISO 9000.
Cụ thể trong ngành dệt may, đến năm 2002, các thành viên chủ lực của Tổng công ty dệt may Việt Nam đã đưa ISO 9000 vào đời sống kinh doanh và sản xuất. Nếu không có sự áp dụng này, ngành dệt may Việt Nam không tạo được niềm tin với bạn hàng quốc tế rằng chất lượng là một tố chất chắnh của chiến lược kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam.
Hiện nay, số doanh nghiệp dệt may Việt Nam đạt được chứng nhận ISO 9000 ngày một tăng (chiếm tỉ trọng cao trong tổng số 551 đơn vị đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 cả nước).
Trong ba tiêu chuẩn của ISO 9000 về hệ thống đảm bảo chất lượng, ắt doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001(1), chủ yếu các doanh nghiệp đăng ký áp dụng và được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9002(2), và hầu như không có doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9003(3)
(1) ISO 9001:1987 mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt, và phục vụ là cho các công ty và các tổ chức có hoạt động bao gồm việc tạo ra các sản phẩm mới.
(2) ISO 9002:1987 mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ về cơ bản có chất liệu như ISO 9001 nhưng không bao gồm việc tạo ra các sản phẩm mới.
(3) ISO 9003:1987 mô hình đảm bảo chất lượng trong kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm được bảo hiểm chỉ kiểm tra cuối cùng của sản phẩm hoàn thành, không quan tâm đến cách thức sản phẩm được sản xuất.
Hiện nay, vẫn còn tồn tại tình trạng một số DN đặt ra mục tiêu chắnh là có chứng chỉ, không coi trọng xây dựng hệ thống quản lý dẫn đến không thực sự nâng
cao được chất lượng, sức cạnh tranh của mình. Đội ngũ tư vấn xây dựng áp dụng tiêu chuẩn chưa thực sự mạnh để có thể gọi là một đội ngũ tư vấn như tư vấn ở các ngành khác. Nó còn non yếu nhiều về chuyên môn, nghiệp vụ và bị phân tán mạnh vì đội ngũ bị phân tách theo cơ chế thị trường trong lĩnh vực này. Từ đó cũng dẫn đến hiện tượng Ộ chạy đuaỢ để lấy được chứng nhận ISO 9000 mà thực chất sản phẩm không hề tương xứng với chứng nhận này.
ISO 14000, ISO 14001
Cũng như tiêu chuẩn ISO 9000, thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của ISO 14000 và vấn đề bảo vệ môi trường.
Một số doanh nghiệp đã áp dụng thành công và được cấp chứng chỉ phù hợp ISO 14000, song con số này còn khá khiêm tốn. Theo thống kê hiện nay, trong hơn 2/3 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14000 tại Việt Nam thì chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cả nước có gần 20 doanh nghiệp đạt được chứng chỉ ISO 14001, trong đó tất cả đều là của các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng chưa thực Ộmặn màỢ với vấn đề môi trường.
Thực tế, trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn tồn tại một số những hạn chế như:
Thứ nhất, trong phần lớn các công ty, xắ nghiệp trong dây chuyền nhuộm Ờ hoàn tất hiện nay vẫn còn sử dụng một số hóa chất, chất trự , thuốc nhuộm và các công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể:
Trong hồ sợi, ngày càng sử dụng nhiều PVA làm tăng tải lượng COD ( nhu cầu oxy hóa học) trong nước thải và PVA khó xử lý vi sinh. Nước thải rũ hồ thông thường chứa 400-800mg/l COD. Kỹ thuật Ộgiảm trọngỢ polieste bằng kiềm được áp dụng phổ biến làm sản sinh một lượng lớn terephtalat và glycol trong nước thải sau sử dụng 5-6 lần, đưa COD có thể lên tới 80.000mg/l. Trong thành phần nước thải của các công ty, nhà máy dệt nhuộm hiên nay, có khoảng 300-400mg/l COD (đã vượt tiêu chuẩn nước thải loại B 3-4 lần) dự đoán sẽ tăng lên mức 700 -800mg/l và
có thể tăng lên nữa trong tương lai.
Nếu ô nhiễm môi trường (trước hết là ô nhiễm nguồn nước thải) không được kiểm soát, thì các doanh nghiệp dệt - nhuộm phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng, phải tốn nhiều kinh phắ cho việc xử lý môi trường, mới đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, cũng như để phát triển sản xuất, xuất khẩu bền vững, đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn Ộ Eco friendỢ về môi trường.
Thứ hai, một hiện tượng thường thấy là trong các doanh nghiệp đều chưa có những bộ phận chuyên trách về môi trường. Cán bộ được giao thực hiện công tác về môi trường không có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này hoặc chỉ mới tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về môi trường. Thực trạng này đã cho thấy công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm do các cơ quan quản lý môi trường nhà nước và địa phương yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chưa thực sự đáp ứng được với mức độ chuyên nghiệp theo yêu cầu Bảo vệ môi trường mà nhiều nước đặt ra đối với hàng nhập khẩu.
2.3.4.2.Đối với quy định về điều kiện lao động
SA 8000 là 1 hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động. Hiện nay, ở Việt Nam các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc có được chứng chỉ này thông qua việc cải thiện các điều kiện làm việc cho người lao động, không sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bứcẦ
Tuy nhiên, việc tuân thủ quy phạm lao động trong ngành dệt may của Việt Nam vẫn chưa tạo dựng được hình ảnh thực thụ đối với khách hàng quốc tế (khoảng 70% các doanh nghiệp dệt may không đáp ứng được các yêu cầu của quy phạm này). Nhiều xưởng sản xuất hàng dệt may Việt Nam vẫn còn tồn tại tình trạng ca kéo dài và các hoạt động nặng nhọc và lặp đi lặp lại, nghỉ giải lao ngắn, nhà xưởng nóng bức đã gây ra hậu quả là công nhân bị stress, rối loạn giấc ngủ và những bệnh liên quan đến nghề nghiệp, dẫn tới năng suất lao động thấp, tuổi nghề ngắn. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ mức lương trả cho công nhân thường ở mức trên, dưới 1 triệu đồng/tháng. Chỉ có một số ắt doanh nghiệp lớn có mức lương trung bình
khoảng 2,3-2,7 triệu đồng/tháng. Việc tăng thêm khoảng trên dưới 10% lương cho người lao động khó có thể bù đắp lại sự tăng lên trong giá cả tiêu dùng.
Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam đều nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu tạo cắt giảm chi phắ để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Đây thực sự là một nhận định mang tiêu cực.
Cũng bởi những tồn tại này mà chỉ có rất ắt doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động SA 8000. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, vì hiện tiêu chuẩn SA 8000 là một trong 3 tiêu chuẩn (ISO 9000, ISO 140000 và SA 8000) được xem là bắt buộc để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá (đặc biệt là hàng dệt Ờ may) sang thị trường Châu Âu. Tắnh đến 2010 mới có khoảng 35 doanh nghiệp dệt may có chứng chỉ SA 8000. Trong khi đó, nếu đối chiếu theo các tiêu chuẩn của chứng chỉ này thì phải có đến 1.000 doanh nghiệp đạt yêu cầu (theo ông Lê Quốc Ân Ờ chủ tịch Tập đoàn dệt may VN).