GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VƯỢT QUA CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG
3.1. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may của VN sang EU
3.1.1. Cơ hội
Việc ra nhập vào tổ chức WTO đã đem đến cho XNK của VN nói chung và xuất khẩu mặt hàng dệt nói riêng những cơ hội nhất định.
Trước hết phải kể đến việc các mặt hàng XK của VN sang thị trường thế giới sẽ được xóa bỏ việc áp dụng mức thuế NK vào thị trường những nước này (trong đó có EU). Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, hiện thuế suất bình quân hàng dệt may Việt Nam vào EU là 11,7%. Việc cắt giảm thuế từ 11,7% xuống còn 0% chắc chắn sẽ là động lực tăng trưởng cho dệt may Việt Nam vào EU trong thời gian tới. Thêm vào đó, các quy định về hạn ngạch dệt may cũng được bãi bỏ. Điều này đã tạo đà cho các DN dệt may VN có thể phát huy được thực lực sản xuất của mình.
Là một thành viên của WTO, VN cũng phải tuân theo những quy định liên quan đến việc sẽ xóa bỏ thuế NK đối với các mặt hàng khi thâm nhập vào VN. Như vậy, dần dần các sản phẩm nguyên phụ liệu cho dệt may khi NK vào VN không bị đánh thuế, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra, nhờ việc hội nhập ngày càng sâu rộng của VN vào các tổ chức và liên kết quốc tế, các hoạt động đầu tư nước ngoài vào VN sẽ ngày càng gia tăng, do đó ngành dệt may của VN cũng sẽ có những đầu tư xứng đáng để phát triển ngànhẦ
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nhà nhập khẩu EU đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng của dệt may Việt Nam vào thị trường này khi FTA Việt Nam - EU có hiệu lực, dự kiến từ năm 2015, cũng như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được kắ kết. Đây cũng là một cơ hội đối với dệt may VN. Ngoài ra, quần áo của Việt Nam là một trong các sản phẩm có sức tiêu thụ lớn ở thị trường EU, nhiều nhất ở Đức, Hà Lan, AnhẦ, nhưng lại chưa nhiều ở Pháp. Vì thế các nhà
thu mua Pháp đang nỗ lực tìm nguồn hàng tại Việt Nam trước sự thay đổi về xu thế và biến động thị trường. Đây cũng là tắn hiệu đáng mừng giúp VN từng bước chiếm lĩnh thị phần hàng dệt may tại EU.