Nguyên nhân khiến hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam chưa đáp ứng được đầy đủ các quy định TCKT của EU

Một phần của tài liệu Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may thực trạng và khả năng đáp ứng của Doanh nghiệp Việt Nam (Trang 28 - 30)

đầy đủ các quy định TCKT của EU

Trong nhiều nguyên nhân, song, chúng ta có thể tổng hợp lại 1 số nguyên nhân chắnh như sau:

Xuất phát từ nhận thức của doanh nghiệp: Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được sự cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn này cho hội nhập cũng như chưa nhận thức được việc các nhà nhập khẩu nước ngoài phải chịu sức ép lớn từ các tổ chức phi chắnh phủ, các tổ chức công đoàn, các nhóm tư vấn và cả giới truyền thông. Đa phần, doanh nghiệp Việt Nam còn khá mơ hồ về SA 8000, ISO 14000, ISO 9000,Ầ. Nhiều doanh nghiệp có ý định thực hiện, nhưng không biết bắt đầu từ đâu, kinh phắ bao nhiêuẦ

Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa có được các chứng nhận tiêu chuẩn trên là do thực trạng thiếu vốn và công nghệ, thiếu những đội ngũ nhân viên giỏi từ quản lý đến thiết kế mẫu mã cũng như chưa chủ động trong việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng dệt may tại EU.

Công tác quản lý trong mỗi doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ và hoạt động chưa thực sự hiểu quả cả trong quá trình sản xuất, quản lý xử lý các vấn đề về môi trường đến các vấn đề liên quan đến người lao động (môi trường làm việc, đời sống tinh thầnẦ)

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa cũng được đánh giá là rào cản lớn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc đáp ứng các TCKT về dệt may của EU, chắnh là EU đang ngày càng thắt chặt hơn nữa hệ thống các tiêu chuẩn này. Thị trường EU có rất nhiều quy định kỹ thuật khắt khe đối với hàng dệt may nhằm mục đắch bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Việc kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm giảm thiểu những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu là thiếu vốn để đầu tư các trang thiết bị kiểm tra hiện đại. Bên cạnh những yêu cầu về hàng dệt may các nước muốn thâm nhập vào thị trường này phải có các tiêu chuẩn ISO 9000, ISO14000, SA8000Ầ EU đã và đang áp dụng các tiêu chuẩn REACH (hệ thống kiểm soát hóa chất có trong các sản phẩm đưa vào EU) đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng như hóa chất, thuốc nhuộm, sản phẩm dệt mayẦ Hệ thống này thay đổi danh mục các chất nguy hại có trong sản phẩm và cập nhật thông tin mới trong khoảng thời gian 6 tháng/lần và đến năm 2015 sẽ có tổng 2.000 hóa chất được liệt kê vào danh mục. Có thể thấy thời gian điều chỉnh nhanh nên doanh nghiệp khó nắm bắt (nếu không có sự đầu tư nghiên cứu và cập nhật), nhiều lô hàng đã sản xuất của Việt Nam không được xuất khẩu sang EU do chưa kịp đáp ứng sự điều chỉnh này.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may thực trạng và khả năng đáp ứng của Doanh nghiệp Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w