1.4.1.1. Khái niệm về lưới GPS
Lưới GPS gồm hệ thống các điểm được chôn trên mặt đất nơi ổn định hoặc bố trí trên đỉnh các công trình vững chắc, kiên cố. Các điểm này được liên kết với nhau bởi các cạnh đo, nhờ các cạnh đo chúng ta sẽ tính toán xác định tọa độ, độ cao của các điểm trong một hệ thống tọa độ thống nhất. (Nguyễn Khắc Thời, Đàm Xuân Hoàn, Lê Minh Tá, 2010)
1.4.1.2. Nguyên tắc thiết kế và chọn điểm lưới địa chính
* Công tác thiết kế lưới và chọn điểm tuân thủ theo nguyên tắc sau: - Dụa vào các Bản đồđịa hình tỷ lệ lớn nhất trong khu đo có. - Doa vào các loại tỷ lệ bản đồ cần thành lập.
- Dựa vào số lượng điểm gốc.
- Dựa vào điều kiện tự nhiên của khu vực và đặc biết là tình hình giao thông địa hình rồi địa văn ảnh hưởng lớn dến quá tình thi công.
- Lưới địa chính đo phải bằng công nghệ GPS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ hình chuỗi tam giác, chuỗi tứ giác được đo nối ( tiếp điểm) với ít nhất 3 điểm hạng cao; khoảng cách giữa các điểm hạng cao không vượt quá 10Km. Với phương pháp lập lưới địa chính truyền thống, độ chính xác lưới địa chính phụ thuộc nhiều vào đồ hình xây dựng lưới và với mỗi một điểm thì đều cần phải có sự thông hướng sang ít nhất là hai điểm kế bên của lưới, để có thể có số liệu phục vụ công tác bình sai tính toán thành quả xây dựng lưới. Điều này làm giảm tiến độ của công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 trình, tồn tại nhiều nguồn sai số trong xây dựng lưới, gây lãng phí và tốn kém về kinh tế hơn so với lưới được lập bằng công nghệ GPS.
- Khi xây dựng lưới địa chính bằng công nghệ GPS phải đảm bảo có một số cặp điểm thông hướng để có thể phát triển lưới cấp thấp hơn bằng phương pháp truyền thống. Vị trí chọn điểm phải quang đãng, thông thoáng, cách các trạm phát sóng tối thiểu 500m. Tầm quan sát vệ tinh thông thoáng trong phạm vi góc thiên đỉnh phải lớn hơn 750 . Trong trường hợp đặc biệt khó khăn cũng không được nhỏ hơn 550 và chỉ được khuất về một phía. Các thông tin trên phải ghi rõ vào ghi chú điểm để lựa chọn khoảng thời gian đo cho thích hợp.
- Lưới thiết kế phải đi từ tổng quát đến chi tiết, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp.
- Hệ thống lưới tọa độ cơ sở phải được xây dựng trên cơ sở các điểm tọa độ Nhà nước cấp cao hơn.
- Sai số số liệu gốc của lưới cấp trên ảnh hưởng đến cấp dưới kế cận không được vượt quá 12%.
- Lưới thiết kế phải đảm bảo đủ mật độđiểm, phủ trùm khu đo, phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồđịa chính theo từng giai đoạn.
- Thường xuyên cập nhật, tiến hành nâng cao độ chính xác bằng cộng nghệ và kỹ thuật đo tiến tiến.
- Trong quá trình thiết kế cố gắng chọn phương án tối ưu, giá thành rẻ, dễ thi công, đồng thời đảm bảo độ chính xác trong công tác đo vẽ theo từng cấp hạng.
Phải phục vụ trực tiếp cho việc phát triển lưới khống chế đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn.
- Khi thiết kế lưới các điểm lưới toạ độ địa chính phải phủ trùm lên khu đo. Phải có đầy đủ cơ sở khoa học, có độ chính xác và mật độđiểm đảm bảo theo quy định hiện hành và phù hợp với tình hình khu đo.
- Các điểm địa chính phải chôn ở nơi có nền đất ổn định và thuận tiện cho việc phát triển lưới khống chế đo vẽ. Kích thước mốc phải tuân theo quy định của quy phạm hiện hành.
* Khi thiết kế và chọn điểm GPS cần lưu ý đến các điều cơ bản sau:
- Các vật cản xung quanh điểm đo có góc ngưỡng không quá 150 để tránh cản tín hiệu GPS.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 - Các điểm được chọn không được đặt quá gần các bề mặt phản xạ như cấu kiện kim loại, mặt nước, mặt gương... vì chúng có thể gây hiện tượng đa đường dẫn. - Không quá gần các thiết bịđiện( trạm phát sóng, đường dây điện cao áp...) có thể gây nhiễu tín hiệu.
- Nền đất ổn định để bảo quản điểm GPS tồn tại lâu dài...