Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gps xây dựng lưới địa chính phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính cho cụm 03 xã miền núi thuộc huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 48 - 50)

3.1.1.1. Vị trí địa lý:

+ Phạm vi khu đo trong khoảng kinh vĩđộ như sau: Từ 20o 56’ đến 21o 01’ vĩđộ Bắc.

Từ 105o 23’ đến 105o 31’ kinh độĐông.

+ Phía Bắc giáp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

+ Phía Đông bắc giáp xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. + Phía Đông nam giáp xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. + Phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

+ Phía Nam giáp xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

(Thiết kế Kỹ thuật và dự toán công trình: Đo đạc bản đồđịa chính, đăng ký cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ tại các xã: Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân, Huyện Thạch Thất, TP. Hà Nôi, 2013)

3.1.1.2. Địa hình, giao thông thủy hệ:

* Địa hình : Thạch thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng (Thiết kế Kỹ thuật và dự toán công trình: Đo đạc bản

đồđịa chính, đăng ký cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ tại các xã: Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân, Huyện Thạch Thất, TP. Hà Nôi, 2013)

Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình chính:

+ Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò, núi cao: Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 10.0 m đến hơn 992.0 m. Đất phát triển trên nền đá đã phong hóa nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20 - 50cm.

+ Dạng địa hình đồng bằng: bên bờ trái sông tích, địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng từ 3 đến 10 m so với mặt biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồđầm nhỏ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 *Giao thông :

Huyện Thạch Thất có rất nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 32, đường cao tốc Láng-Hòa Lạc; quốc lộ 21A - điểm khởi đầu tuyến đường Hồ Chí Minh nối Thạch Thất với các tỉnh phía Tây Bắc; tỉnh lộ 80, 84 nối trung tâm huyện với các huyện lân cận… tạo cho Thạch Thất có vị thế hết sức thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, thương mại. (Thiết kế Kỹ thuật và dự toán công trình: Đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ tại các xã: Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân, Huyện Thạch Thất, TP. Hà Nôi, 2013)

*Thủy hệ :Huyện Thạch Thất có một hệ thống sông suối gồm:

+ Sông Tích cắt ngang phần lãnh thổ huyện theo chiều từ bắc xuống nam chia đôi huyện thành 2 vùng rõ rệt. Sông Tích là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

+ Các suối phát nguyên từ vùng núi Lương Sơn Hòa Bình như suối Linh Khiêu. Suối Quan, Suối Thắng. Các suối này ngắn, chủ yếu cung cấp nước vào mùa mưa, còn mùa mưa lưu lượng rất nhỏ. (Thiết kế Kỹ thuật và dự toán công trình: Đo

đạc bản đồ địa chính, đăng ký cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ tại các xã: Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân, Huyện Thạch Thất, TP. Hà Nôi, 2013)

* Điều kiện tự nhiên của huyện Thạch Thất

Theo số liệu điều tra theo dõi khí tượng nhiều năm cho thấy, khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt; mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông khô lạnh, mưa ít.

Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,80c, nhiệt độ tháng cao nhất ( tháng 7) là 28,80c, tháng thấp nhất ( tháng giêng) nhiệt độ là 15,90c, nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được là 38,20c, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 8,30c.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.753mm, chủ yếu tập chung vào tháng 6, 7, 8 và 9 chiếm 75% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa tháng cao nhất là 335,3mm ( vào tháng 8), lượng mưa tháng thấp nhất là 17,8mm (vào tháng 12 ).

Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 80- 85%, độ ẩm không khí tháng cao nhất là 95% và độẩm không khí tháng thấp nhất là 65%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Số ngày nắng trong năm là 270 ngày, số giờ nắng trung bình hàng năm là: 1720 giờ, thuộc mức tương đối cao, có điều kiện thích hợp canh tác 3 vụ trong năm.

Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt: Gió đông bắc khô lạnh thổi về mùa đông, gió đông nam thổi về mùa hè kèm theo nóng ẩm và mưa nhiều. Các tháng 4- 5 và tháng 6 thỉnh thoảng có xuất hiện gió khô nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất. Hàng năm huyện phải hứng chịu những cơn lốc và gió bão nên ảnh hưởng không tốt đến nông nghiệp. (Thiết kế Kỹ thuật và dự toán công trình: Đo đạc bản đồ địa chính,

đăng ký cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ tại các xã: Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân, Huyện Thạch Thất, TP. Hà Nôi, 2013)

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gps xây dựng lưới địa chính phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính cho cụm 03 xã miền núi thuộc huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)