Thiết kế lưới địa chính

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gps xây dựng lưới địa chính phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính cho cụm 03 xã miền núi thuộc huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

3.2.2.1. Tư liệu trắc địa, bản đồ

Trong khu vực nghiên cứu của dự án có những điểm tọa độđịa chính cơ sở được dùng làm cơ sở tính truyền tọa độ về khu đo.

Hệ thống các điểm toạđộđịa chính cơ sở dùng đo nối gồm:

- Điểm Đồng Bồ có số hiệu: 115414 chôn tại thôn Đồng Bồ xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai.

- Điểm Trán Voi có số hiệu: 116452 chôn tại thôn Đồng Âm, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai.

- Điểm Đồng Khoang Rắn có số hiệu: 104496 chôn tại thôn Cánh Chủ xã Bình Yên, huyện Thạch Thất.

Các điểm này được xây dựng theo hệ toạđộ VN-2000, kinh tuyến trục 1050 00’ 00” múi chiếu 60.

* Tình hình tư liệu bản đồ phục vụ khảo sát, thiết kế lưới

- Bản đồ địa giới hành chính (thực hiện theo Chỉ thị 364/CT của Chính phủ), tỷ lệ 1/50000 hệ toạđộ HN-72, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 60.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10000 hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 3 0. (Thiết kế Kỹ thuật và dự toán công trình: Đo đạc bản đồ địa chính,

đăng ký cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ tại các xã: Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân, Huyện Thạch Thất, TP. Hà Nôi, 2013)

3.2.2.2. Các văn bản áp dụng trong thiết kế thi công

- Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ: 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/10000 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008;

- Quy định sử dụng máy thu vệ tinh Trimble Navigation 4000ST Surveyor ( có thể áp dụng với các loại máy đo GPS tương đương) để thành lập lưới trắc địa – Cục đo đạc và Bản đồ Nhà nước ban hành năm 1991;

- Thông tư số: 973/2001/TT-TCĐC do Tổng cục Địa chính( nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành ngày 20/6/2001 về việc hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 - Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/06/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình sản phẩm địa chính;

- Thông tư 21/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 6 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy phạm thành lập bản đồđịa chính tỷ lệ 1/200; 1/500; 1/1000; 1/2000; 1/5000 và 1/10000 ban hành theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình Đo đạc bản đồđịa chính và lập hồ sơ địa chính, đăng ký cấp mới, cấp đổi GCN quyền sử dụng đất 3 xã: Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân – huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thất.

3.2.2.3. Thiết kế lưới địa chính

Trong khu đo và các vùng lân cận có các điểm toạđộ địa chính cơ sở (gồm các điểm có số hiệu: 115405, 116435, 115414, 116452, 104496). Nhưng do thời gian và các yếu tố khách quan nên hiện tại chỉ còn 3 toạđộ cơ sở (115414, 116452, 104496) . Đảm bảo đủđiểm cho việc phát triển mạng lưới khống chếđo vẽ, phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chính các tỷ lệ 1/1 000, 1/2 000, 1/5 000 cần thành lập lưới địa chính phủ trùm 03 xã Yên Bình, Yên Trung và xã Tiến Xuân.

- Theo qui phạm thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ban hành theo quyết định Số: 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008. Đểđo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500 - 1: 2000 bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, trên diện tích từ 1 đến 1,5 km2 có một điểm từđịa chính trở lên.

- Qua công tác khảo sát điều tra thực tế, tôi thấy trong khu đo có các loại đất (đất đo vẽ tỷ lệ 1/1000, đất đo vẽ tỷ lệ 1/2000, đất đo vẽ tỷ lệ 1/5000) nằm xen kẽ nhau, địa hình bị chia cắt bởi đồi, núi, đồng thời bị che khuất bởi thực phủ và địa vật. Do đó, nếu thành lập lưới toạ độ địa chính bằng phương pháp đường chuyền hoặc mạng lưới truyền thống sẽ mất nhiều điểm trung gian không sử dụng vào việc phát triển lưới đo vẽ, gây tốn kém về kinh phí và thời gian. Để tiết kiệm kinh phí và đẩy nhanh tiến độ thi công, lưới tọa độđịa chính được thiết kế thành mạng lưới gồm các cặp điểm, từng cặp điểm được thông hướng với nhau và được đo theo công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 nghệ GPS. Các điểm của mạng lưới tọa độ địa chính được đo nối với điểm tọa độ địa chính cơ sở. Với đặc điểm khu đo như trên, đểđảm bảo đo vẽ hết diện tích khu đo theo qui phạm hiện hành, diện tích khống chế 1 điểm lưới địa chính P = 100 ha.

Tổng sốđiểm lưới địa chính cần thành lập mới của khu đo N = N1 + N2 + N3 Tổng diện tích khu đo là 7063.56ha.

Vậy tổng sốđiểm cần xây dựng là:

N = Tổng diện tích khu đo/P = (7063,56)/(100) = 71 điểm Phân bố cụ thể số lượng điểm địa chính cho 03 xã như sau:

Sốđiểm tọa độđịa chính khu đo xã Yên Trung là: N1=1532.76/100=15 điểm Sốđiểm tọa độđịa chính khu đo xã Yên Bình là: N2=2073.06/100=21 điểm Sốđiểm tọa độđịa chính khu đo xã Tiến Xuân là: N3=3457.74/100=35 điểm

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gps xây dựng lưới địa chính phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính cho cụm 03 xã miền núi thuộc huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)