Qua kinh nghiệm các mô hình đào tạo nghề của các nước trong việc CNH - HĐH đất nước cho thấy chính phủ các nước đều quan tâm đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là công tác dạy nghề cho lực lượng LĐNT. Đây là bài học cho Việt Nam tiếp thu những kinh nghiệm và vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tế tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của mỗi địa phương.
- Chính phủ các nước có các chính sách đồng bộ về phát triển đào tạo nghề song song với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, có hệ thống quản lý chất lượng đào tạo trên phạm vi cả nước về nội dung, chương trình đào tạo cũng như bằng cấp, chứng chỉ nghề.
- Chất lượng đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực có sự cân đối giữa số lượng dạy nghề với việc sử dụng lao động, tạo ra sự cân đối cung cầu trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
- Công tác đào tạo nghề cho LĐNT triển khai trên các mặt hoạt động,
đồng thời theo các hướng đào tạo gồm:
+ Đào tạo chuyển dịch cơ cấu lao động đi đôi với quá trình CNH.
+ Có sự phối hợp giữa đào tạo lý thuyết tại cơ sở đào tạo với thực hành tại nơi sử dụng lao động, tạo ra sự kết nối giữa cơ sở đào tạo, người học và người sử dụng lao động.
Những kinh nghiệm này của các nước phát triển cần phải được vận dụng một cách linh hoạt ở Việt Nam trong quá trình phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là trong nông nghiệp, nông thôn, tạo ra nguồn nhân lực có trình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Gia Lâm là huyện ngoại thành Hà Nội nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố Hà Nội; phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện
Đông Anh, quận Long Biên và Hoàng Mai; phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên; phía Bắc giáp huyện Đông Anh và Thành phố Hà Nội.
Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc lộ
5, Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường thủy trên Sông Hồng, Sông Đuống. Sắp tới, khi 2 tuyến giao thông huyết mạch là tuyến
đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và tuyến đường Hà Nội – Hưng Yên chạy qua huyện được hoàn thành đưa vào sử dụng thì Gia Lâm càng thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế và giao lưu thương mại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38
Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại. Khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về vềđịa lý, kinh tế. Chính vì vậy huyện Gia Lâm được nhận định là một trong những địa phương cấp huyện phát triển nhanh và năng động trong tương lai.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện
Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt không thể thay thế được, đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động.
Đất là thành phần quan trọng của môi trường sống, phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa và xã hội. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Do vậy, đất đai là một tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt.
Đất đai ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống dân sinh – kinh tế - xã hội, trở thành mối quan tâm hàng đầu vì đất thì có hạn trong khi đó các nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, đặc biệt là ở các vùng đô thị. Đất đai sản xuất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu
đô thị, đây chính là một bài toán khó đối với Nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lâm năm 2013 TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 10646.54 100.00
I ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP 5886.05 55,29
1 Đất sản xuất nông nghiệp 5636,19 95,76
1.1 Đất trồng cây hàng năm 5483,95 97,30 1.1.1 Đất trồng lúa 3615,40 65,93 1.1.2 Đất trồng cỏ chăn nuôi 73,92 1,35 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1794,63 32,73 1.2 Đất trồng cây lâu năm 152,24 2,70 2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 187,12 3,18 3 Đất lâm nghiệp 39,16 0,67 4 Đất nông nghiệp khác 23,58 0,40
II ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 4584,67 43,06
III ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 175,82 1,65
(Nguồn:Thống kê huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội)
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 10646.54 ha. Đất đai được phân bổ
cho các mục đích sử dụng như sau: Đất nông nghiệp 5886.05 ha chiếm 55,29% diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp 4.584,67 ha, chiếm 43,06% diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng 175,82 ha, chiếm 1,65% diện tích tự nhiên.
Nông thôn huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nên đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh làm cho một bộ phận người dân nông thôn bị mất đất sản xuất. Trong điều kiện đất chưa sử dụng không còn nhiều, việc tìm kiếm các giải pháp tạo việc làm cho người dân nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động huyện Gia Lâm (năm 2011, 2013)
TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2013 Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) I Lao động trong độ tuổi 94.990 106.990 II Lao động đang làm việc 87.250 91,85 101761 95,18 1 Nông nghiệp 40.872 46,84 44.641 43,87 2 CN – TTCN – XD 26.805 30,72 32.387 31,83 3 Dịch vụ, thương mại 19.573 22,43 24.733 24,30 III Trình độ lao động 1 Đã qua đào tạo 38.230 40,25 46.814 43,79 2 Chưa qua đạo tạo 56.760 59,75 60.095 56,21 IV Lao động thiếu việc làm 5.805 6,11 4.860 4,55
(Nguồn:Thống kê huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội)
46.84 43.87 30.72 31.83 22.43 24.3 10 20 30 40 50 Nông ng CN - TT Dịch vụ
Biểu 3.1. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của huyện Gia Lâm trong 2 năm 2011 và 2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41
Biểu 3.2. Cơ cấu lao động phân theo trình độ lao động của huyện Gia Lâm trong 2 năm 2011 và 2013
Dân số toàn huyện đến 31 tháng 12 năm 2013 là 237.970 người, tốc độ
tăng bình quân giai đoạn 2011-2013 là 2,05%/năm. Số hộ gia đình là 56.945 hộ. Tổng số lao động năm 2013 là 106.990 người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 101.761 người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp nhưng giảm chậm. Tỷ
trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 46,84% năm 2011 xuống còn 43,87% năm 2013. Chất lượng lao động tương đối khá. Đến năm 2013, số
lao động qua đào tạo là 46,814 người, chiếm 43,79% tổng nguồn lao động. Tuy nhiên lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu được đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên trình độ
chuyên môn kỹ thuật vẫn còn bất cập trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
3.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là điều kiện đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội, làm nền tảng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi ngành nghềđể sản xuất ra nhiều hàng hóa, mở rộng tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, nâng cao đời sống tinh thần của nông dân, nông thôn góp phần thay đổi diện mạo của huyện và xây dựng nông thôn mới.
Mặt khác cơ sở hạ tầng còn giúp cho việc bồi dưỡng những kiến thức cho quá trình sản xuất kinh doanh, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lao động phi nông nghiệp.
- Hệ thống giao thông
Giao thông huyện Gia Lâm hiện có 911,05 km đường giao thông, trong
đó đã trải nhựa hoặc bê tông hoá được 441,08 km(48,42%). Trong đó:
Đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài 97,76 km, chiều rộng nền
đường phổ biến từ 5 – 8m, mặt đường phổ biến 3,5 – 5m. Hiện tại đã trải nhựa hoặc đổ bê tông được 87,99 km (90%).
Đường trục thôn, liên thôn có tổng chiều dài 166,08 km, đã nhựa hoá, bê tông hoá 96,24 km (57,94%).
Đường ngõ xóm có tổng chiều dài 347,36 km, chiều rộng nền đường phổ biến từ 2,5 – 4m, chiều rộng mặt đường phổ biến từ 2,5 – 3m. Hiện tại đã bê tông hoá được 245,31 km (70,62%).
Đường trục chính nội đồng có 299,84 km, đã cứng hoá 11,55 km (3,85%). Trong đó 9,48 km còn tốt(82,07%), 2,07 km xuống cấp (17,93%), 288,29 km là đường đất (96,15%).
- Hệ thống thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất đã được chú trọng đầu tư xây dựng
đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43
phải được đầu tư mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.
Gia Lâm hiện có 47 trạm bơm tưới, tổng công suất 21.560m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3.163,5 ha. Ba trạm bơm tiêu kết hợp với các công trình thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủđộng cho 3.023 ha gieo trồng.
Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất có 354,93km đã kiên cố hoá 94,91km (26,74%).
- Hệ thống lưới điện
Hệ thống lưới điện từng bước được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đến nay có 100% số xã sử dụng
điện lưới, 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Có 155 trạm biến áp với tổng dung lượng 44.055KVA cơ bản đảm bảo đáp ứng đầy đủđiện cho sản xuất và sinh hoạt trong những năm tới.
- Hệ thống thông tin bưu điện
Hệ thống thông tin và truyền thông phát triển mạnh đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Đến nay 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã hoặc bưu điện khu vực. Có 123 thôn đã được kết nối mạng Internet (chiếm 44%).
- Hệ thống y tế
Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 01 Trung tâm y tế huyện, có 20 trạm y tế, trong đó 16 trạm đạt chuẩn về vật chất.
Tổng diện tích khuôn viên các trạm y tế xã là 42.203m2. Tổng số phòng chức năng, phòng bệnh là 278 phòng, trong đó có 194 phòng đạt chuẩn. Đội ngũ y, bác sỹ có trình độđủđáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại địa phương, ngoài ra ở các thôn xóm cũng có những y tá viên thường xuyên chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Hệ thống trường học
Toàn huyện hiện có 21 trường mầm non, diện tích 100.049m2 với 237 phòng học; 21 trường tiểu học, diện tích 164.241m2 với 410 phòng; 20 trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
THCS, diện tích 147.298m2 với 316 phòng học.
Các trường học trên địa bàn đều được quy hoạch tập trung ở khu vực trung tâm của các xã, nhà cao tầng khang trang sạch đẹp cho các cháu học tập.
Các công trình phúc lợi khác như: Nhà văn hóa, khu thể thao... được đặt ở
vị trí thuận lợi hợp lý đảm bảo cho việc sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân.
3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm
Nền kinh tế của huyện trong thời gian qua có bước tăng trưởng khá. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ; tăng dần tỷ trọng ngành CN – TTCN và TM – DV, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Nhìn chung, do có sự dịch chuyển cơ cấu các ngành kinh tế và trong nội bộ các ngành kinh tế cho nên tổng giá trị sản xuất các ngành có tăng qua các năm trước cũng như qua 3 năm 2011; 2012; 2013 tuy nhiên mức tăng khá chậm. Tổng giá trị thu được là 5635,2 tỷđồng năm 2013.
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh huyện Gia Lâm qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013
ĐVT: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Cơ cấu
(%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 3541,6 100 4538,4 100 5635,2 100 1. Nông nghiệp 688,2 19,4 869,2 19,1 1024,6 18,2 2. Thương mại, dịch vụ 930,1 26,3 1207,2 26,6 1532,7 27,2 3. TTCN-CN-XD 1923,3 54,3 2462,2 54,3 3077,9 54,6
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45
Biểu 3.3. Cơ cấu kết quả sản xuất kinh doanh huyện Gia Lâm qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013
Thu nhập chủ yếu của người lao động vẫn từ TTCN – CN – XD, thương mại dịch vụ nhưng mức tăng của 2 ngành không cao. Về TTCN – CN – XD, trên đại bàn huyện có các loại hình: gốm sứ, cơ khí, sửa chữa xe máy, xưởng gỗ, gạch sứ, chăn ga gối đệm, đồ gỗ, máy may...thu nhập của lao
động tùy từng nghề dao động trong khoảng 3–7 triệu đồng, tổng giá trị toàn ngành TTCN-CN-XD là 3077, 9 tỷ đồng, chiếm 54, 6% tổng thu nhập năm 2013. Về dịch vụ có các loại hình: bán hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống giải trí, buôn bán vật liệu, cắt tóc...Thu nhập bình quân hàng tháng dao động từ
5 - 11 triệu đồng. Tổng giá trị toàn ngành đạt 1532,7 tỷ đồng chiếm 27,2% tổng thu nhập năm 2013. Về ngành nông nghiệp, hiện nay Gia Lâm đang tiến hành công nghiệp hóa và đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp giảm dần, bên cạnh đó Gia Lâm cũng đang tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giữa các ngành nên giá trị sản xuát nông nghiệp có xu hướng giảm. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong năm 2013 là 1024,6 tỷ đồng, chiếm 18,2%. Huyện Gia Lâm có tất cả 20 hợp tác xã dịch vụ nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46
nghiệp và chỉ có 1 HTXDVNN sản xuất nông nghiệp. Các hợp tác xã đều hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao.
3.1.2.5. Đánh giá chung về tiềm năng lợi thế của huyện Gia Lâm
Qua phân tích đặc điểm địa bàn nghiên cứu, có thể rút ra một số nhận xét về thuận lợi, khó khăn trên địa bàn huyện như sau:
a) Thuận lợi
Gia Lâm là huyện có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu thương mại. Huyện có tiềm năng rất lớn về thị trường hàng hoá và dịch vụ. Là địa bàn cận kề nội thành và các khu công nghiệp, nông thôn Gia Lâm có lợi thế về tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các loại nông sản, thực phẩm sạch, nông sản, thực phẩm cao cấp, hoa và cây cảnh. Huyện Gia Lâm có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề quỳ vàng, may da Kiêu Kỵ, làng nghề bào chế thuốc Nam,...