Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 59 - 60)

3.2.2.1. Thu thập số liệu có sẵn

Trong đề tài tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố có liên quan đến đào tạo nghề cho LĐNT, đặc biệt là vùng thuần nông, vùng đô thị

mới, vùng có làng nghề truyền thống. Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đềđào tạo nghề cho LĐNT, đề tài tiến hành tra cứu, sao chép từ

các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước đây. Về

các thông tin liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình đào tạo, lao động, tình hình chung về các giải pháp đào tạo nghềở địa phương tôi tiến hành liên hệ, trao đổi và xin các thông tin này tại các phòng ban liên qua ở địa phương như ban thống kê huyện, xã, ủy ban nhân dân,trung tâm dạy nghề

huyện,trung tâm học tập cộng đồng, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hợp tác xã...

Các thông tin được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4. Thu thập thông tin sẵn có liên quan đến đề tài

STT Loại thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề.

Sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước.

Tra cứu, sao chép. 2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình lao động việc làm, đào tạo nghề của huyện diễn biến trong 3 năm (2011 – 2013), tình hình thưc hiện các giải pháp đào tạo nghề cho LĐNT.

Ban thống kê huyện, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, trung tâm học tập cộng đồng và các trung tâm dạy nghề trong huyện.

Liên hệ với các phòng ban liên quan của huyện, xã xin số

liệu và xử lý số liệu.

3

Các thông tin liên quan

đến các giải pháp đào tạo nghề: đào tạo nghề cho LĐNT huyện.

Phòng thống kê huyện, các phòng ban liên quan khác.

Liên hệ với các phòng ban liên quan của huyện xin số liệu và xử lý số liệu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 49 

3.2.2.2. Thu thập số liệu mới

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành điều tra, phỏng vấn thu thập số liệu của các đối tượng sau:

- Các cơ sở có tham gia dạy nghề huyện Gia Lâm. - LĐNT tham gia dạy và học nghề.

- Các doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng LĐNT qua đào tạo. Quá trình điều tra thu thập số liệu được tiến hành như sau:

- Cách lựa chọn mẫu điều tra: lựa chọn mẫu ngẫu nhiên huyện Gia Lâm. - Số lượng mẫu chọn điều tra: 50 lao động trong độ tuổi tham gia lao

động ở 3 xã Trâu Quỳ, Đông Dư và Kiêu Kỵ.

Số lượng bảng hỏi tương ứng với số lao động được tham gia điều tra và

được mang đến từng hộ gia đình có thành viên đang trong độ tuổi lao động. Số lao

động điều tra được chọn một cách ngẫu nhiên bao gồm cả số lao động đã tham gia học nghề tại địa phương và số lao động chưa qua một lớp học nghề nào.

- Nội dung chính cần điều tra:

+ Đối với LĐNT: nguyện vọng học nghề; lý do học nghề và không học nghề; ngành nghề lựa chọn; ý kiến, đánh giá và đề xuất của người lao động. + Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: nhận xét về chất lượng lao động và nguyên nhân.

- Phương pháp điều tra: sử dụng bảng câu hỏi trực tiếp để lấy ý kiến.

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)