Các căn cứ xác định giải pháp

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 113)

4.3.1.1. Căn cứ vào định hướng phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XX nhiệm kì 2010 – 2015 tập trung chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động và yêu cầu của thị trường lao động. Công tác đào tạo nghề

cho lao động phải gắn với quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của nhân dân.

4.3.1.2. Căn cứ vào quy định của Nhà nước, của Thành phố, huyện về đào tạo nghề

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 103 

tưđểđào tạo nghề cho lao động, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với người lao động, khuyến khích, huy động và tạo

điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động. Hơn thế nữa, học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”; Chương trình số 09 - CTr/HU ngày 18/02/2011 của Huyện ủy về đẩy mạnh phát triển Văn hóa – Xã hội giai đoạn 2011 – 2015, UBND huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án số 11/ĐA – UBND ngày 19/10/2011 vềđào tạo dạy nghề cho LĐNT giai đoạn 2011-2020 và Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/12/2011 về

công tác đào tạo dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XX nhiệm kì 2010 – 2015.

4.3.1.3. Căn cứ vào thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Gia Lâm

a) Những ưu điểm

Mặc dù là những năm đầu triển khai Đề án không ít tồn tại, vướng mắc, tuy nhiên công tác đào tạo nghề cho LĐNT của huyện Gia Lâm đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

- Công tác đào tạo, dạy nghề ngắn hạn cho người lao động trên địa bàn

được sự quan tâm chỉ đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện. Việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả quan trọng. Các phòng, ban ngành của huyện và UBND các xã, thị trấn đã có sự phối hợp trong việc tuyên truyền, tư vấn và mở lớp đào tạo dạy nghề cho người lao

động, qua đó đã nâng cao chất lượng LĐNT, tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 104 

- Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT đã bước đầu

đi vào cuộc sống, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo lao động, tạo điều kiện thuận lợi để lao động tham gia học nghề phù hợp và được cấp chứng chỉ nghề, qua đó từng bước đáp ứng yêu cầu lao động, việc làm có thu nhập. Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện thuận lợi đểđào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.

- Từng bước có sự chuyển dịch cơ cấu lựa chọn ngành nghề học phù hợp với định hướng cơ cấu phát triển kinh tế của huyện là: Công nghiệp - Thương mại, Dịch vụ - Nông nghiệp, góp phần đưa thu nhập, đời sống của người lao động được ổn định và nâng cao hơn.

- Nhận thức của người dân về học nghềđã có những chuyển biến tích cưc. Theo báo cáo của huyện và qua thực tế kiểm tra ở một số xã, số lao động học nghề ngày càng tăng. Nội dung chương trình đào tạo cụ thể, thiết thực với nhu cầu của người dân. Chương trình đào tạo linh hoạt, khoa học, được thiết kế phù hợp với điều kiện kinh tế, đối tượng LĐNT. Phương pháp đào tạo đã gắn với mô hình được áp dụng trong suốt quá trình học. Thời gian học chủ yếu cho phần thực hành nhất là việc rèn luyện kỹ năng nghề cho người lao động.

- Phần lớn lao động tham gia học nghề đã được tiếp cận với kỹ thuật mới để áp dụng trong sản xuất. Đa số họ vẫn tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động được nâng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất dẫn đến thu nhập tăng. Bên cạnh đó, một bộ phận

b) Hạn chế, khó khăn, vướng mắc

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến đào tạo, dạy nghề tuy đạt được kết quả nhất định, nhưng chưa thường xuyên, chưa thực sự đến được cơ sở và người dân nên chưa đạt mục đích yêu cầu của Đề án đặt ra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 105 

- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong công tác đào tạo, dạy nghề ngắn hạn cho người lao động. Do vậy việc tổ chức rà soát nhu cầu học nghề chưa sâu, hiệu quả chưa cao, nắm bắt số lượng nhu cầu học chưa sát với thực tế. Một số xã công tác tư vấn học nghề chưa hiệu quả, do đó số lao động có nhu cầu học nghề ngắn hạn nhưng không tập trung mà rải rác ở nhiều ngành nghề khác nhau gây khó khăn trong việc tổ chức lớp học.

- Một bộ phận người lao động chưa nhận thức và tích cực tham gia học nghề để chuyển đổi công việc có thu nhập cao hơn. Nhiều gia đình vẫn chỉ

muốn con em mình học đại học hoặc học liên thông lên đại học mà không muốn cho học nghề nên số người tham gia còn ít, số lượng ngành nghề học

đăng ký còn hạn chế. Những nghề về dịch vụ, kinh doanh thương mại…chưa có nhiều lao động đăng ký học, những nghề truyền thống trên địa bàn như

nghề gốm sứ chưa được đưa vào danh mục dạy nghề.

- Do tình hình suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt

động, cắt, giảm lao động hoặc không có nhu cầu tuyển dụng lao động…đã gây không ít khó khăn trong việc giải quyết việc làm, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyển sinh, dạy nghề ngắn hạn trên địa bàn.

- Việc triển khai các nội dung của Đề án chưa đồng đều và đầy đủ, công tác tuyên truyền tư vấn, giới thiệu việc làm, điều tra khảo sát nhu cầu, thực hiện mô hình điểm dạy nghề và công tác kiểm tra giám sát còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí để tổ chức thực hiện.

4.3.1.4. Căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LĐNT có nhu cầu học nghề tại các cơ sở, trung tâm đào tạo nghề ngày càng tăng. Mục đích của việc học nghề là sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề, học sẽ có trong tay một nghề với chuyên môn và tay nghề cao để có thể tự lập và tìm được việc làm trên thị trường lao động với thu nhập ổn định và ngày càng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 106 

cao. Hơn thế nữa, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng về mặt số

lượng, quy mô nên đòi hỏi đội ngũ lao động tương đối lớn ở các lĩnh vực. Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn thì lực lương lao động tuy đông nhưng chất lượng lao động vẫn còn thấp kém, chưa thực sựđáp ứng được yêu cầu sản xuất. Bởi vậy, đó là điều cần thiết để xác định nhu cầu học nghề của lao động theo từng nghề, từng khu vực và trình độ hàng năm theo Đề án và những năm tiếp theo; xác định nhu cầu sử dụng lao động qua

đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động. Trong khi đó, việc khảo sát nhu cầu lao động từng địa phương tiến hành còn mang tính hình thức, chưa sát với thực tế nên cũng làm hạn chế hiệu quảđào tạo nghề cho LĐNT.

Để có thêm căn cứ cho việc đề xuất giải pháp, đề tài đã tiến hành khảo sát nguyện vọng học nghề của LĐNT. Kết quả như sau:

Bảng 4.18. Nguyện vọng học nghề của lao động nông thôn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội

STT Đối tượng Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động điều tra 50 100

1 Lao động chọn ngành nghề sản xuất nông nghiệp 2 4

2 Lao động chọn nghề cơ khí 18 36

3 Lao động chọn nghề may công nghiệp 15 30

4 Lao động chọn nghề thương mại – dịch vụ 10 20

5 Lao động chọn nghề truyền thống 5 10

(Nguồn: Kết quả điều tra LĐNT huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội)

Kết quả bảng 4.18 cho thấy nguyện vọng học nghề của LĐNT khá đa dạng. Phần lớn lao động muốn học nghề may công nghiệp (chiếm 30%) và nghề cơ khí (chiếm 36%). Đây là hai nhóm nghềđang phát triển mạnh tại địa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 107 

phương và có nhu cầu khá lớn về lao động. Đối tượng lựa chọn nhóm nghề

này chủ yếu là bộ phận thanh niên, có tâm lý muốn thoát khỏi đồng ruộng, thoát khỏi nghề nông, thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh, không ổn định. 8% lao động lựa chọn nhóm ngành nông nghiệp và 10% lựa chọn nhóm ngành nghề truyền thống. Đối tượng lựa chọn nhóm ngành này hầu hết ở lứa tuổi trung niên, muốn làm việc ngay tại địa phương. Dạy nghề cho nhóm đối tượng này sẽ góp phần sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần chuyển dịch lao động tại chỗ.

Trên đây có thể là những căn cứ để các cấp, các ngành và các cơ sở đào tạo có liên quan xem xét để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT một cách sát thực hơn nữa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng học nghề của người lao động. Đây có thể kim chỉ nam để nâng cao và phát triển công tác đào tạo nghề tại từng địa phương huyện Gia Lâm ngày một lớn mạnh hơn.

4.3.2. Các gii pháp chính phát trin đào to ngh cho lao động nông thôn huyn Gia Lâm

Để góp phần thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển LĐNT, cụ thể là thực hiện tốt có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT, các cấp các ngành có liên quan của huyện Gia Lâm cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu như sau:

4.3.2.1. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tư vấn học nghề cho lao động nông thôn

Nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho LĐNT thì đầu tiên phải tăng cường tuyên truyền, vận động người dân. Các hoạt động cần phải được triển khai một cách đồng bộ trong thời gian đủ dài thì mới có hiệu quả. Các hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 108 

- Quán triệt hơn nữa tinh thần và nội dung Quyết định 1956/QĐ-CP phê duyệt đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 đến các cán bộ các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện, gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành vào công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

- Thúc đẩy tuyên truyền chính sách cho vay vốn đối với các cơ sở đào tạo nghề và các tổ chức chính trị tại địa phương cũng như LĐNT học nghề

hiểu được chính sách và đối tượng thụ hưởng từđó giúp họ yên tâm học nghề. - Tập trung tuyên truyền để LĐNT nâng cao ý thức học nghề, coi việc học nghề là quyền lợi của bản thân chứ không phải học nghề để được nhận tiền hỗ trợ. Muốn làm được như vậy thì trong nội dung tuyên truyền cần phải sát thực cho LĐNT thấy rõ tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề.

LĐNT chọn nghềđể học cần phải:

+ Không nghe người khác rủ rê đi học cho vui. + Không chọn nghềđể học theo kiểu phong trào.

+ Phải nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản khi tham gia chọn nghề. + Lựa chọn nghề phải phù hợp, gắn với thị trường.

+ Lựa chọn nghề phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình và bản thân. - Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng phải

được tăng cường, đặc biệt là đài phát thanh huyện để LĐNT hiểu mục đích, ý nghĩa của việc học nghề trong hiện tại và tương lai.

- Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, hình thức tuyên truyền cần phải

đa dạng phong phú hơn để tiếp cận người lao động như: tuyên truyền tại chỗ

thông qua đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở, qua hệ thống đài truyền thanh thôn, xã, thị trấn, qua các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức đoàn thể tại các cơ sở, qua mô hình thực tế tại địa bàn.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp cho cán bộ phụ trách công tác tuyên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 109 

bồi dưỡng nghiệp vu, chuyên môn; nhất là nghiệp vụ tuyên truyền miệng và kiến thức vềđào tạo nghề cho LĐNT. LĐNT có độ tuổi khác nhau, có tư duy sống khép kín, ngại học. Do vậy, tuyên truyền viên cần phải hiểu sâu trình độ

chính trị, văn hóa, tuổi tác, giới tính, nghiệp vụ và tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng. Khi tuyên truyền cần phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến trực tiếp

để giải thích cho người lao động hiểu. Qua nắm bắt được tâm lý các tuyên truyền viên có thể tuyên truyền trực tiếp bằng các hình thức như: tư vấn các nhân, tư vấn qua nói chuyện chuyên đề, lồng ghép tuyên truyền, tư vấn học nghề vào các buổi họp hay sinh hoạt tập thểở thôn xã, thị trấn.

- Phải có chính sách tiền lương hợp lý để có mức thù lao thỏa đáng với công sức của cán bộ tuyên truyền cấp cơ sở. Như vậy mới tạo động lực để cán bộ tuyên truyền dốc tâm huyết vào công việc và xác định gắn bó lâu dài.

4.3.2.2. Đổi mới chính sách, quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Qua quá trình thực hiện Đề án, dựa vào tình hình thực tiễn, những nội dung trong đề án không còn phù hợp hoặc phát sinh một số vấn đề liên quan chưa được quy định cụ thể trong Quyết định 1956 của Chính phủ nên dẫn đến khó khăn vướng mắc ở một sốđịa phương. Do đó cần sớm sửa đổi và hoàn thiện

để quá trình đào tạo nghề cho LĐNT thực sựđạt được những hiệu quả tích cực hơn nữa. Cụ thể là, cần có những thay đổi phù hợp về cơ chế chính sách hỗ trợ đối với LĐNT học nghề; có cơ chế vay vốn tạo việc làm bằng nghềđã học nhằm

đạo động lực thu hút, khuyến khích LĐNT học nghề; nâng cao mức hỗ trợ cho giáo viên tham gia dạy nghề; điều chỉnh cho phép LĐNT tham gia học nhiều ngành nghề phù hợp. Vì vậy, chúng tôi có thểđưa ra một số giải pháp đểđổi mới chính sách cụ thể cho các đối tượng như sau:

- Chính sách đối với các cơ sởđào tạo nghề cho LĐNT:

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 113)