7. Kết luận (cần ghi rõ độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
4.3.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn
Chỉ số này nhắc đến khi phân tích tổng quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng. Đối với Ngân hàng thì chỉ số này đang ở mức trung bình nhưng đang được cải thiện qua từng năm. Qua bảng 4.9 ta thấy chỉ số này tăng đều qua mỗi năm. Điều đó chứng tỏ cho thấy Ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn ngày càng cao, vị thế của Ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển. Để nguồn vốn huy động tại chỗ có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của chi nhánh tốt hơn nữa Ngân hàng cần phải tăng cường tổ chức công tác để tỉ số này ngày càng cao.
Sang năm 2013, tình hình huy động vốn của 6 tháng đầu năm 2013 có sự chuyển biến tốt, nguồn vốn huy động được tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012. Cho nên qua bảng 4.9 ta thấy được tỉ số vốn huy động/ tổng nguồn vốn được nâng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn. Chỉ số này càng lớn thì khả năng nguồn vốn huy động có thể đáp ứng tốt trong hoạt động của Ngân hàng, sẽ làm giảm chi phí lãi vay của các ngân hàng khác và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
4.3.2 Vốn điều chuyển/ Tổng nguồn vốn
Vốn điều chuyển của Ngân hàng chiếm tỷ trọng còn cao, trên 50% mỗi năm, cao nhất là trong năm 2010 lên đến 64,64%, qua các năm sau nguồn vốn này có xu hướng giảm cụ thể 60,12% năm 2011, sang năm 2012 chỉ còn 50,46%. Đây là một dấu hiệu tốt bởi vì Ngân hàng đã giảm được sự phụ thuộc nhiều vào Trụ sở chính, góp phần làm giảm bớt một phần gánh nặng chi phí
trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng đã tự chủ được nguồn vốn, nắm được thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp vốn kịp thời, đầy đủ và nhanh chóng cho khách hàng.
Sang 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng tiếp tục giảm nguồn vốn điều chuyển. Qua bảng 4.9 ta thấy tỉ lệ này chỉ còn 44,95%, chỉ số này đã cho thấy phương hướng hoạt động về công tác huy động của Ngân hàng đang đi đúng hướng và cần phát triển hơn nữa để nguồn vốn này giảm xuống mức thấp nhất. Khi nguồn vốn này giảm sẽ giúp Ngân hàng chủ động trong hoạt động của mình, đồng thời Ngân hàng sẽ tăng được lợi nhuận do lãi suất nguồn vốn huy động sẽ thấp hơn vốn điều chuyển. Ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong những tháng cuối năm để đem lại lợi nhuận nhiều hơn nữa trong năm tới.
4.3.3 Dư nợ/ Vốn huy động
Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động là chỉ tiêu đánh giá khả năng đáp ứng của vốn huy động cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, nếu chỉ tiêu này quá lớn có nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng còn rất hạn chế, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thể hiện ngân hàng sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả. Chỉ tiêu này thể hiện để có được 1 đồng dư nợ thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn huy động. Qua 3 năm chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng khá thấp, điều này có nghĩa khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng tương đối tốt. Năm 2010 bình quân 2,72 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia vào, đến năm 2012 thì bình quân chỉ 2,59 đồng dư nợ đã có một đồng vốn huy động trong đó. Sang năm 2012 thì bình quân chỉ còn 2,09 đồng dư nợ sẽ có sự tham gia của một đồng vốn huy động. Từ đó cho thấy tín dụng là hoạt động đầu tư chủ yếu của Ngân hàng. Hay nói cách khác Ngân hàng huy động vốn chủ yếu để cho vay, dịch vụ ngân hàng khá đơn điệu. Nhưng hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chứa đựng rủi ro cao, nên Ngân hàng cần mở thêm nhiều loại hình dịch vụ mới để phân tán rủi ro, đồng thời nâng cao khả năng sinh lời của Ngân hàng.
Sáu tháng đầu năm 2013 thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng được thực hiện tốt. Bình quân 1,7 đồng dư nợ thì đã có một đồng huy đồng vốn tham gia vào, giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2012. Nhưng chỉ số này Ngân hàng cần chủ ý không nên để quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn huy động. Ngân hàng cần đưa ra chỉ tiêu để thực hiện với tỉ số dự nợ trên tổng vốn huy động ở mức độ an toàn và sử dụng vốn huy động một cách hiệu quả nhất.
4.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ VỐN HUY ĐỘNG 4.4.1 Chi phí vốn huy động/ Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng vốn huy động ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Qua bảng 4.9 ta thấy chỉ tiêu này thay đổi liên tục. Chi phí để có được một đồng vốn huy động trong năm 2011 tăng cao là do ngân hàng giảm lãi suất huy động cho nên việc huy động gặp khó khăn vì vậy ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để có được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của mình. Năm 2010 để có một đồng vốn huy động phải
Bảng 4.9: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Bình Thủy qua 3 năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 6 tháng đầu năm
2010 2011 2012 2012 2013
Vốn huy động Triệu đồng 142.519 171.246 222.102 201.147 256.853
Vốn điều chuyển Triệu đồng 260.520 258.202 226.205 240.924 209.720
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 403.039 429.448 448.307 442.071 466.573
Thu nhập lãi Triệu đồng 49.178 73.602 65.113 36.468 26.542
Dư nợ Triệu đồng 386.989 442.905 464.902 415.658 435.402
Chi phí huy động vốn Triệu đồng 39.589 58.445 49.273 28.055 19.188
Tổng chi phí Triệu đồng 47.516 70.806 58.895 31.719 23.724
Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn % 35,36 39,88 49,54 45,50 55,05
Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn % 64,64 60,12 50,46 54,50 44,95
Dư nợ/ Vốn huy động Lần 2,72 2,59 2,09 2,07 1,70
Chi phí huy động vốn/ Tổng vốn huy động % 27,78 34,13 22,18 13,95 7,47
Chi phí huy động vốn/ Tổng chi phí % 83,32 82,54 83,66 88,45 80,88
bỏ ra 27,78 đồng chi phí, năm 2011 thì khoản chi phí tăng phải mất 34,13 đồng thì mới huy động được một đồng vốn. Đến năm 2012 thì tỉ lệ này đã được giảm để có được một đồng vốn huy động thì chỉ cần bỏ ra 22,18 đồng chi phí. Nhưng tỉ lệ này vẫn cao ngân hàng cần có những chiến lược giảm chi phí huy động nhưng nguồn vốn huy động đạt chỉ tiêu đạt ra.
Qua bảng ta thấy ngân hàng đã thực hiện công tác huy động vốn trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt hiệu quả. Khi chi phí chỉ cần bỏ ra 7,47 đồng có thể huy động được một đồng vốn huy động. Ngân hàng cần phát huy hơn nữa để giảm mức chi phí này đến mức thấp nhất thì hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả hơn và từng bước khẳng định mình trên địa bàn.
4.4.2 Chi phí vốn huy động/ Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết chi phí huy động vốn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng chi phí của ngân hàng. Qua bảng 4.9 cho thấy tỉ số này thay đổi qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2010 chi phí huy động vốn chiếm 83,32% trong tổng chi phí, năm 2011 chi phí huy động giảm chiếm 82,54%. Nguyên nhân là do năm 2011 ngân hàng giảm lãi suất huy động chính vì vậy chi phí trả lãi tiền gửi giảm. Sang năm 2012 chỉ tiêu này chiều hướng tăng, chi phí huy động chiếm 83,66% trong tổng chi phí. Do khi lãi suất đã ổn định cho nên ngân hàng đã huy động được nguồn vốn cho nên chi phí huy động vốn tăng.
Chỉ tiêu chi phí vốn huy động/tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm 2012, chỉ tiêu này chỉ còn 80,88%. Nguyên nhân là do lãi suất huy động giảm dẫn đến chi phí để huy động vốn giảm và tổng chi phí cũng giảm theo nhưng chi phí huy động vốn có tốc độ giảm nhiều hơn so với tổng chi phí.
4.4.3 Tỷ lệ thu nhập lãi/ chi phí lãi
Chỉ tiêu này phản ánh để có được một đồng thu nhập từ hoạt động cho vay thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí huy động vốn. Chỉ tiêu này có chiều hướng tăng qua từng mỗi năm. Thể hiện nên được sự cạnh tranh trong huy động vốn ngày càng cao. Để có được thu nhập tốt từ cho vay thì ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để huy động vốn. Vì vậy ngân hàng cần phải hạ thấp chỉ tiêu này để thu thêm lợi nhuận cho Ngân hàng.
Những tháng đầu năm 2013 mức lãi suất huy động giảm nên các ngân hàng đều có những chính sách để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi về ngân hàng của mình. Chính vì vậy sự cạnh tranh trong huy động vốn tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2013 để thu được một đồng lợi nhuận từ việc sử dụng vốn thì ngân hàng phải bỏ ra 1,38 đồng chi phí cho việc huy động vốn. Tỷ lệ này cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 cho nên ngân hàng cần phải xem xét và đưa ra các chiến lược để giảm bớt tỷ lệ này nhưng vẫn thu được lợi nhuận cao từ việc sử dụng vốn huy động.
4.4.4 Chi phí huy động vốn
Trong những năm qua tuy hoạt động huy động vốn của ngân hàng được mở rộng nhưng các khoản chi từ hoạt động này qua 3 năm thì có sự biến động
tăng giảm không đều chủ yếu là do lãi suất huy động thấp dần. Qua đây ta thấy Ngân hàng đạt hiệu quả trong công tác huy động vốn có thể mở rộng qui mô huy động nhưng cắt giảm được khoản chi phí huy động góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
* Chi phí trả lãi tiền gửi
Trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong chi phí trả lãi, năm 2010 chiếm 37%, năm 2011 chiếm 40%, năm 2012 chiếm 42%. Do Ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn, đặc biệt là từ dân cư và các tổ chức kinh tế làm cho chi lãi tiền gửi tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
Chi phí trả lãi tiền gửi năm 2011 tăng là do công tác huy động tại Ngân hàng được thực hiện xuyên suốt với đầy đủ các loại hình huy động như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm…thu hút được rất nhiều tiền nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế cũng như phát hành giấy tờ có giá. Đến năm 2012 chi phí tiền gửi giảm không phải là do tình hình huy động vốn giảm mà là do lãi suất huy động giảm so với năm 2011. Nên chi phí trả lãi tiền gửi năm 2012 là 20.695 triệu đồng giảm 2.683 triệu đồng so với năm 2011. Chi phí huy động giảm nhưng nguồn vốn của Ngân hàng không giảm là điều đáng mừng cho Ngân hàng vì như vậy Ngân hàng sẽ thu được khoảng lợi nhuận từ việc cắt giảm chi phí.
Sáu tháng đầu năm 2013 chi phí trả lãi tiền gửi là 8.029 triệu đồng giảm so với cùng kỳ năm 2012 là do đầu năm 2013 NHNN đã có chính sách giảm mức lãi suất huy động từ 1 – 2%/ năm cho các loại hình huy động. Điều này đã giúp cho NHTM cắt giảm được một khoản chi phí khi chi trả lãi cho nguồn vốn huy động. NHNO&PTNT quận Bình Thủy cũng thực hiện khung lãi suất mà NHNN qui định cho nên chi phí trả lãi tiền gửi của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm giảm nhưng nguồn vốn huy động không giảm. Điều đó sẽ giúp cho Ngân hàng tăng thêm lợi nhuận từ việc giảm chi phí.
* Chi phí trả lãi tiền vay
Trả lãi tiền vay tại Ngân hàng 2010 – 2012 có sự tăng giảm không đều. Năm 2011 chi phí trả lãi tiền vay tăng khá cao, tăng 10.126 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân do nhu cầu nguồn vốn Ngân hàng tăng lên nhưng vốn huy động không đáp ứng đủ nên bắt buộc Ngân hàng phải đi vay từ Ngân hàng cấp trên hoặc các tổ chức tín dụng khác và lãi suất vay vốn này sẽ cao hơn so với vốn huy động. Cho nên để khắc phục tình trạng này năm 2012 Ngân hàng có những chiến lược tăng cường huy động nguồn vốn để giảm chi phí lãi vay này xuống chỉ còn 28.578 triệu đồng, giảm 6.489 triệu đồng so với năm 2011. Điều đó đã khẳng định khả năng huy động vốn của Ngân hàng ngày càng hiệu quả. Chi phí trả lãi tiền vay của Ngân hàng giảm là do lãi suất huy động giảm nên Ngân hàng đã tích cực công tác huy động vốn bằng cách có các chính sách khuyến mãi cho chương trình gửi tiền tiết kiệm thu hút được khách hàng mới, chính sách giữ chân khách hàng cũ. Nên đã hạn chế được việc sử dụng nguồn vốn cấp trên hoặc đi vay các tổ chức tín dụng khác. Cho nên chi phí trả lãi tiền vay của 6 tháng đầu năm 2013 chỉ là 11.159 triệu đồng giảm 6.717 triệu đồng
Bảng 4.10: Chi phí của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh Bình Thủy)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 6 tháng đầu năm
2010 2011 2012 2012 2013
Tổng nguồn vốn chịu lãi Triệu đồng 403.039 429.448 448.307 442.071 466.573
Thu nhập từ lãi Triệu đồng 49.178 73.602 65.113 36.468 26.542
Tổng chi phí Triệu đồng 39.589 58.445 49.273 28.055 19.188
Trả lãi tiền gửi Triệu đồng 14.648 23.378 20.695 10.179 8.029
Trả lãi tiền vay Triệu đồng 24.941 35.067 28.578 17.876 11,159
Dư nợ bình quân Triệu đồng 359.031 397.988 421.622 412.422 418.184
Lãi suất huy động bình quân % 9,82 13,61 11,00 6,35 4,11
* Lãi suất huy động bình quân (lãi suất đầu vào)
Chi phí lãi bình quân sẽ phản ánh khoản chi phí mà ngân hàng phải trả lãi cho nguồn vốn huy động của ngân hàng trong năm đó. Từ đó sẽ giúp ngân hàng đưa ra những chiến lược kinh doanh đầu tư các khoản tiền vay với tỷ suất sinh lời thấp nhất với mức chi phí bình quân trong năm đó thì ngân hàng mới có khả năng bù đắp được khoản chi phí phải trả. Năm 2011 chi phí lãi bình quân tăng cao nên ngân hàng phải có biện pháp sử dụng vốn đem lại tỷ suất lợi nhuận cao để bù đắp khoản chi phí bỏ ra. Nguyên nhân chi phí lãi bình quân tăng là do nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng nhưng do huy động vốn từ tiền gửi tăng chậm nên ngân hàng phải đi vay để đủ vốn đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng nên chi phí trả lãi tiền vay tăng cao. Và do trước đó hình thức giao dịch thỏa thuận nên đã khiến cho các ngân hàng tùy ý đẩy lãi suất huy động cho khách hàng lên đến 19% - 20%/năm để có thể thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân. Năm 2012 chi phí trả lãi bình quân có chiều hướng giảm mức lãi suất huy động trong năm từ 14%/năm chỉ còn 8%/năm nhưng vẫn duy trì được sự tăng lên của nguồn vốn huy động là do lãi suất huy động trong năm giảm và cũng nói lên được khả năng huy động vốn của ngân hàng đang từng bước được cải thiện nhiều hơn. Trong những tháng đầu năm 2013 NHNN đã có chính sách giảm về lãi suất huy động. Chính vì vậy nguồn vốn huy động của ngân hàng có tăng cao đi nữa thì phần chi phí trả lãi của ngân hàng cũng vẫn được cắt giảm. Chi phí trả lãi bình quân của ngân hàng thấp nếu ngân hàng phát huy được khả năng sử dụng hết nguồn vốn huy động của mình thì sẽ đem lại được khoản lợi nhuận cho ngân hàng.
* Lãi suất cho vay bình quân (lãi suất đầu ra)
Chỉ tiêu này sẽ cho ta biết được khoảng tiền mà ngân hàng có thể nhận được khi đem nguồn vốn cho vay. Nhưng phần lãi suất này sẽ chịu ảnh hưởng