Huy động vốn theo hình thức tiền gửi

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại agribank chi nhánh bình thủy (Trang 35 - 38)

7. Kết luận (cần ghi rõ độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.2.1.1 Huy động vốn theo hình thức tiền gửi

Qua bảng 4.3 cho thấy nguồn vốn dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 80% trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và định chế tài chính (TCKT & ĐCTC) chiếm tỷ trọng thấp hơn và đang có chiều hướng tăng qua các năm.

Bảng 4.3: Vốn huy động theo hình thức tiền gửi Agribank chi nhánh Bình Thủy ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % TCKT & ĐCTC 22.803 25.687 33.315 2.884 12,65 7.628 29,70

Tiền gửi từ dân cư 114.015 140.422 179.903 26.407 23,16 39.481 28,12

Phát hành GTCG 5.701 5.137 8.884 (563) (9,88) 3.747 72,93

Vốn huy động 142.519 171.246 222.102 28.727 20,16 50.856 29,70

* Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế

Đây là lĩnh vực Ngân hàng huy động được nhiều vốn vì các đơn vị này gửi một khối lượng tiền lớn vào Ngân hàng để hưởng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng. Giao dịch tiền tệ giữa các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Do có sự đan xen giữa các khoản phải thanh toán và các khoản phải thu tiền mà trên tài khoản của các tổ chức này tại Ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định và trở thành một nguồn vốn có chi phí thấp giúp các Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đôi khi cả trung hạn. Tuy nhiên, tính ổn định và độ lớn của nguồn vốn này phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy qua 3 năm nguồn vốn từ TCKT & ĐCTC có sự biến động. Cụ thể năm 2011 nguồn vốn huy động này tăng 12,65% và đạt 25.687 triệu đồng là do các hoạt động kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp được thanh toán qua tài khoản phù hợp với thời đại công nghệ hiện nay nên các doanh nghiệp đã gửi một khoản tiền dư để phục vụ kịp thời hoạt động kinh doanh của mình. Nhận thức được điều đó ngân hàng đã tăng cường công tác tiếp cận khách hàng mới, có chính sách ưu đãi cho khách hàng tiềm năng. Nhờ sự cố gắng của cán bộ nhân viên cho nên sang năm 2012 nguồn vốn này tăng trưởng khá mạnh, số dư cuối kỳ thực hiện đạt 33.315 triệu đồng tăng 29,7% so với năm 2011.

* Tiền gửi từ dân cư

Mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều có những khoản tiền dự phòng cho những tiêu dùng và rủi ro trong tương lai. Khi xã hội càng phát triển thì các khoản dự phòng càng tăng lên. Nắm bắt được những đặc tính đó, các NHTM tìm mọi hình thức để huy động các khoản tiết kiệm này, vì nếu gom được chúng Ngân hàng sẽ có một nguồn vốn không nhỏ để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế đồng thời thu được một khoản lợi nhuận cho ngân hàng. NHNO&PTNT chi nhánh Bình Thủy cũng nhận thức được điều đó nên trong thời gian qua Ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức như: trực tiếp, gián tiếp qua khách hàng cũ giới thiệu, có các chương trình khuyến mãi với tiền gửi tiết kiệm nên đã thu hút được một nguồn vốn đáng kể. Kết quả của sự nỗ lực đó được thể hiện qua sự tăng nguồn vốn huy động từ dân cư qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tiền gửi tiết kiệm từ dân cư tăng 23,16% so với năm 2010. Nhưng không dừng ở đó năm 2012 công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả hơn đã đưa nguồn vốn huy động từ dân cư lên đến 179.903 triệu đồng.

* Phát hành giấy tờ có giá

Trái phiếu và kỳ phiếu ngân hàng là những hình thức huy động rất cơ động và thoáng. Bằng các công cụ này ngân hàng có thể tạo ra một khối lượng vốn lớn như mong muốn một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách của ngân hàng. Điều này đặc biệt cần thiết khi nền kinh tế lạm phát. Ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn hình thức huy động này so với lãi suất tiền gửi huy động. Như vậy, khi thực hiện huy động vốn dưới hình thức này ngân

hạn, phương pháp huy động. Vốn này chỉ được huy động khi cần nguồn vốn cấp bách đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng trong thời gian nhất định, khi đã đủ khối lượng vốn theo dự kiến các ngân hàng sẽ ngừng huy động (bán) kỳ phiếu, trái phiếu.

Trong 3 năm việc phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng cũng thay đổi liên tục. Năm 2011 nhu cầu nguồn vốn của ngân hàng tăng nhưng do việc huy động vốn từ tổ chức kinh tế, dân cư đạt chỉ tiêu tương đối cao nên ngân hàng hạn chế việc phát hành giấy tờ có giá vì lãi suất của nó sẽ cao hơn các hình thức huy động khác. Cho nên năm 2011 phát hành giấy tờ có giá giảm 563 triệu đồng so với năm 2010, nguồn vốn thu từ phát hành giấy tờ có giá là 5.137 triệu đồng. Đến năm 2012 nền kinh tế đã phát triển trở lại sau khủng hoảng nên nhu cầu về vốn tăng cao, huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế khác không đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nên ngân hàng đã phát hành giấy tờ có giá để tăng nguồn vốn của mình. Năm 2012 nguồn vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá lên đến 8.884 triệu đồng tăng 3.747 triệu đồng so với năm 2011.

Bảng 4.4: Vốn huy động theo hình thức tiền gửi Agribank chi nhánh Bình Thủy 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 Số tiền %

TCKT & ĐCTC 21.557 44.079 22.522 104,48 Tiền gửi từ dân cư 171.736 203.062 31.326 18,24

Phát hành GTCG 7.854 9.712 1.858 23,66

Vốn huy động 201.147 256.853 55.706 27,69

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh Bình Thủy)

Qua bảng số liệu nhìn chung tình hình nguồn vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 55.706 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, nguồn vốn huy động đạt 256.853 triệu đồng. Trong đó tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tiền gửi dân cư tăng là do lãi suất huy động được ổn định và nhờ công tác huy động của ngân hàng đã thu hút được một khoản vốn đáng kể trong năm. Các TCKT & ĐCTC bắt đầu hoạt động lại nên họ cần phải gửi một khoản tiền để phục vụ cho thanh toán của mình trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn ngân hàng đã phát hành thêm các GTCG để tăng nguồn vốn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại agribank chi nhánh bình thủy (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)