Các hình thức TDTTXNK chủ yếu tại NH TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TR XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 31)

2.2.2.1. Tài trợ xuất khẩu

a. Tài trợ thu mua dự trữ

Đối tượng: Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Đặc điểm: Tài trợ bổ sung vốn lưu động để thu mua gạo nhằm mục đích dự trữ khi chưa có hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc khi đã có hợp đồng khung nhưng chưa có thời gian giao hàng cụ thể.

Tiện ích:

o Tiện ích của sản phẩm:

- Tài trợ linh hoạt từ khi thu mua nguyên vật liệu cho đến khi nhận được tiền thanh toán của đối tác nhập khẩu

- Lãi suất cạnh tranh, linh hoạt - Thủ tục đơn giản, nhanh chóng.

o Lợi ích của khách hàng:

- Được sử dụng hạn mức thu mua dự trữ một cách linh hoạt

- Được nhân viên nhiều kinh nghiệm của ACB tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan để có phương án tối ưu nhất

- Được tài trợ không cần tài sản bảo đảm nếu đáp ứng đủ các tiêu chí xét chọn của ACB

- Được hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của ACB trong từng thời kỳ

b. Tài trợ trọn gói

Đối tượng: Doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu • Đặc điểm:

- Bổ sung vốn lưu động để thanh toán chi phí nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất, gia công, chế biến hàng xuất nhập khẩu

- Tập trung các giao dịch thanh toán quốc tế tại một ngân hàng để dễ theo dõi, quản lý

Tiện ích:

o Tiện ích của sản phẩm:

- Tài trợ linh hoạt từ khi nhập khẩu nguyên vật liệu cho đến khi nhận được tiền thanh toán của đối tác nhập khẩu

- Tỷ lệ tài trợ cao

- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng.

o Lợi ích của khách hàng:

- Được cấp hạn mức tín dụng để có thể sử dụng một cách chủ động và thuận tiện

- Được ưu đãi tỷ lệ ký quỹ, giảm phí dịch vụ cho các lô hàng nhập khẩu để thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu:

+ Tỷ lệ ký quỹ mở L/C nhập khẩu 0% + Giảm đến 30% phí thanh toán quốc tế

- Được các nhân viên giàu kinh nghiệm của ACB tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu. Đặc biệt, Quý doanh nghiệp sẽ được:

+ Tư vấn về việc lập bộ chứng từ xuất nhập khẩu, + Ưu tiên xử lý chứng từ nhập khẩu,

+ Tư vấn rủi ro liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế,

+ Hướng dẫn về kiến thức thanh toán quốc tế tại đơn vị nếu có yêu cầu.

- Được tài trợ không cần tài sản bảo đảm nếu đáp ứng đủ các tiêu chí xét chọn của ACB

- Được hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của ACB trong từng thời kỳ

c. Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng

Đối tượng: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Đặc điểm: Tài trợ bổ sung vốn lưu động để sản xuất, gia công, chế biến, kinh doanh hàng xuất nhập khẩu

Tiện ích:

- Tài trợ các hợp đồng xuất nhập khẩu với nhiều phương thức thanh toán khác nhau: T/T, D/P, D/A, L/C,CAD

- Tài trợ linh hoạt từ khi thu mua nguyên vật liệu cho đến khi nhận được tiền thanh toán của đối tác nhập khẩu

- Tỷ lệ tài trợ cao, doanh nghiệp được cấp hạn mức tín dụng để có thể sử dụng một cách chủ động và thuận tiện

- Lãi suất cạnh tranh, linh hoạt - Thủ tục đơn giản, nhanh chóng o Lợi ích của khách hàng:

- Doanh nghiệp được các nhân viên giàu kinh nghiệm của ACB tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan để có phương án tối ưu nhất

- Doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể được tài trợ không có Tài sản bảo đảm nếu đáp ứng đủ các tiêu chí xét chọn của ACB

- Doanh nghiệp được hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của ACB trong từng thời kỳ.

d. Tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng

- Chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức L/C, D/A, D/P

- Cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức D/A, D/P, L/C

Đối tượng: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu có bộ chứng từ hàng xuất khẩu hoặc hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất khẩu

Đặc điểm:

- Ứng trước tiền hàng xuất khẩu bằng việc mua hẳn hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất, hoặc ứng trước tiền hàng xuất khẩu dựa trên bộ chứng từ hàng

xuất, thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P, D/A) hoặc tín dụng chứng từ (L/C).

Tiện ích:

o Tiện ích của sản phẩm:

- Bộ chứng từ được các nhân viên giàu kinh nghiệm của ACB thẩm định và đưa ra quyết định một cách nhanh chóng.

- Doanh nghiệp được cấp hạn mức chiết khấu (cho vay) để có thể sử dụng một cách chủ động và thuận tiện với tỷ lệ chiết khấu (cho vay) tối đa rất cao:

1. Đối với bộ chứng từ thanh toán theo phương thức L/C: + Hối phiếu (L/C ) trả ngay: 98%

+ Hối phiếu (L/C) trả chậm: 95%

2. Đối với bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu: + Hối phiếu (nhờ thu) trả ngay: 90%

+ Hối phiếu (nhờ thu) trả chậm: 80%

3. Đối với doanh nghiệp có hạn mức tín dụng tại ACB, số tiền chiết khấu (cho vay) lên đến 100% trị giá hối phiếu

- Lãi suất cạnh tranh, linh hoạt - Thủ tục đơn giản, nhanh chóng. o Lợi ích của khách hàng:

- Doanh nghiệp được hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của ACB trong từng thời kỳ.

2.2.2.2. Tài trợ nhập khẩu

a. Tài trợ nhập khẩu trọn gói

Đây là hình thức hỗ trợ cho doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn lưu động để nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối tượng: Doanh nghiệp nhập khẩu đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, có nhu cầu và mục đích sử dụng vốn phù hợp với giấy phép đăng ký kinh doanh.

Ưu điểm:

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong thanh toán nhập khẩu - Thời gian tài trợ đến 12 tháng

- Phục vụ nhu cầu sản xuất hoặc thương mại. • Tiện ích:

o Tiện ích của sản phẩm:

- Lãi suất cho vay cạnh tranh - Tỷ lệ ký quỹ hấp dẫn

- Thủ tục vay vốn nhanh chóng, đơn giản - Loại tiền cho vay: USD, EUR, VND

- Có thể đảm bảo khoản vay bằng nhiều hình thức: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba,...bằng bất động sản; bằng lô hàng nhập khẩu

- Chấp nhận nhiều phương thức thanh toán (L/C trả ngay, L/C trả chậm, D/A, D/P, T/T trả sau, T/T trả trước)

o Lợi ích của khách hàng:

- Bảo vệ và nâng cao uy tín của doanh nghiệp với các đối tác

- Doanh nghiệp được hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu của ACB trong từng thời kỳ

- Giúp các doanh nghiệp chủ động trong các quyết định kinh doanh. • Điều kiện:

- Có tài sản bảo đảm

b. Tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập

Đây là một hình thức cho vay đảm bảo bằng việc thế chấp chính lô hàng nhập khẩu.

Đối tượng: Doanh nghiệp nhập khẩu đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, có nhu cầu và mục đích sử dụng vốn phù hợp với giấy phép đăng ký kinh doanh.

Đặc điểm:

- Tài trợ vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp thanh toán chi phí nhập nguyên liệu, vật tư, hàng hóa không có đủ bất động sản thế chấp, có thể thế chấp bằng chính lô hàng nhập

- Mặt hàng nhận thế chấp đa dạng: sắt thép, đồng nhôm, hạt nhựa, ô tô, nguyên liệu thức ăn gia súc, giấy và bột giấy, xe cơ giới, thiết bị điện lạnh,…

Điều kiện:

- Đáp ứng điều kiện cho vay của ACB

- Mặt hàng nhập khẩu nằm trong danh mục nhận thế chấp của ACB

- Ưu tiên doanh nghiệp có bổ sung tài sản bảo đảm là bất động sản, máy móc thiết bị, sổ tiết kiệm,..

Tiện ích:

o Tiện ích của sản phẩm:

- Thời gian tài trợ đến 6 tháng

- Loại tiền cho vay: USD, EUR, VND - Lãi suất cho vay cạnh tranh

- Tỷ lệ ký quỹ hấp dẫn

- Có thể đảm bảo khoản vay bằng chính lô hàng nhập khẩu hoặc tài sản bảo đảm khác

- Mức tài trợ trung bình 60% giá trị lô hàng, mức tài trợ tối đa lên đến 80% giá trị lô hàng

- Chấp nhận nhiều phương thức thanh toán (L/C, D/P, T/T) o Lợi ích của khách hàng:

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề giao nhận, bảo quản lô hàng thế chấp, cầm cố

- Bảo vệ và nâng cao uy tín của doanh nghiệp với các đối tác

- Doanh nghiệp được hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu của ACB trong từng thời kỳ

- Giúp các doanh nghiệp chủ động trong các quyết định kinh doanh.

2.2.3. Thực trạng hoạt động TDTTXNK tại ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2007 – 2009

2.2.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NH TMCP Á Châu

Bảng 2.4. Tình hình TDTTXNK tại NH TMCP Á Châu giai đoạn 2007 – 2009

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008

Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng TTXNK 4,963 15.6% 2,856 8.2% 6,422 10.3% -2,107 57.6% 3,566 225% TD khác 26,848 84.4% 31,977 91.8% 55,936 89.7% 5,129 119.0% 23,959 175% ∑ dư nợ 31,811 100% 34,833 100% 62,358 100% 3,022 109.5% 27,525 179% Nguồn: NH TMCP Á Châu 2010

Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình dư nợ cho vay của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NH TMCP Á Châu chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% tổng giá trị dư nợ cho vay của các hoạt động tín dụng nói chung. Trong đó, năm

2008 là năm có tỉ trọng thấp nhất, chỉ 8.2%, với giá trị dư nợ là 2,856 tỷ đồng, giảm hơn 40% so với năm 2007, dù tổng giá trị dư nợ cho vay chung tăng 10%, từ 31,811 tỷ lên 34,833 tỷ đồng. Đây chính là hệ quả của đợt khủng hoảng kinh tế vừa qua, và từ đó cũng cho thấy rằng, khi có sự bất ổn về kinh tế thì ngân hàng cũng sẽ hạn chế tài trợ xuất nhập khẩu hơn so với các hoạt động tín dụng khác.

Năm 2009, hoạt động tín dụng nói chung đã phục hồi và có sự tăng trưởng tốt. Giá trị dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 6,422 tỷ đồng, tăng 125% so với năm 2008 trong khi tổng giá trị dư nợ cho vay nói chung tăng gần 80%, và chiếm tỉ trọng khoảng 10% trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu khác (2007 – 2009)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ quá hạn 5,484 39,045 38,532

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 0.1% 1.4% 0.6%

Lợi nhuận từ hoạt động TDTTXNK 204,553 223,695 288,415

Nguồn: NH TMCP Á Châu 2010

2.2.3.2. Cơ cấu tài trợ xuất nhập khẩu tại NH TMCP Á Châu

Bảng 2.6. Cơ cấu tài trợ xuất nhập khẩu (2007 – 2009)

Đơn vị: tỷ đồng

Dư nợ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng

Xuất khẩu 2,621 52.8% 1,562 54.6% 3,477 54.3%

Nhập khẩu 2,342 47.2% 1,294 45.4% 2,945 45.7%

Dư nợ XNK 4,963 100% 2,856 100% 6,422 100%

Nguồn: NH TMCP Á Châu 2010

Qua bảng số liệu này cho thấy giá trị dư nợ tài trợ xuất khẩu tại NH TMCP Á Châu cao hơn so với tài trợ nhập khẩu nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể.

a. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng tại NH TMCP Á Châu Bảng 2.7. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng tại NH TMCP Á Châu

Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Gạo 27% 22% 20% Dệt may 15% 12% 18% Da giày 2% 2% 0% Cao su 5% 2% 2% Thủy sản 22% 35% 42% Đồ gỗ 7% 3% 3% Mặt hàng khác 24% 24% 15% Tổng 100% 100% 100% Nguồn: NH TMCP Á Châu 2010

Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng

Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, trong 3 năm gần đây, gạo và thủy sản là hai mặt hàng được tài trợ xuất khẩu mạnh nhất tại NH TMCP Á Châu, đều chiếm trên 20% tổng giá trị dư nợ tài trợ xuất khẩu mỗi năm, đặc biệt là thủy sản với tỷ trọng tăng mạnh qua các năm, chiếm đến 42% trong năm 2009. Các mặt hàng da giày, cao su, đồ gỗ chiếm tỷ trọng thấp, và giảm dần trong 3 năm qua.

c. Cơ cấu tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

L/C 69% 44% 46%

Các phương thức khác 31% 56% 54%

Nguồn: NH TMCP Á Châu 2010

Hình 2.5. Biểu đồ cơ cấu tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán

Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, trong tài trợ nhập khẩu, L/C là phương thức thanh toán được ưu tiên tài trợ nhất tại NH TMCP Á Châu, gần 70% trong năm 2007. Năm 2008 và 2009, tỷ lệ này có giảm đi nhưng vẫn chiếm hơn 40%. Ngoài ra, chúng ta cũng nhận thấy rằng, ngân hàng TMCP Á Châu đã bắt đầu mở rộng phạm vi tài trợ nhập khẩu với các phương thức thanh toán khác L/C, với chỉ khoảng 30% năm 2007 đã tăng lên hơn 50% trong năm 2008 và 2009. Đây chính là sự thay đổi phù hợp trong xu hướng đa dạng hóa các phương thức thanh toán quốc tế trong thời kỳ hội nhập.

d. Cơ cấu tài trợ nhập khẩu theo các hình thức tài trợ

Bảng 2.9. Cơ cấu tài trợ xuất nhập khẩu theo các hình thức tài trợ

Tài trợ nhập khẩu (thế chấp bằng tài sản) 95% 99% 95% Tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập 5% 1% 5% Nguồn: NH TMCP Á Châu 2010 Hì nh 2.6. Biểu đồ cơ cấu tài trợ nhập khẩu theo hình thức tài trợ

Từ bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, hình thức tài trợ nhập khẩu chủ yếu tại NH TMCP Á Châu là tài trợ với tài sản đảm bảo, chiếm từ 95%. Riêng năm 2008, tỷ lệ này đến 99% bởi vì có sự biến động lớn về giá cả của các mặt hàng nhập khẩu, nên ngân hàng rất hạn chế trong cho vay thế chấp bằng chính lô hàng nhập do rủi ro cao, làm tỷ lệ tài trợ nhập khẩu theo hình thức này giảm xuống chỉ còn khoảng 1%.

2.3. Đánh giá về hoạt động TDTTXNK tại NH TMCP Á Châu (2007 – 2009)

2.3.1. Những kết quả đạt được

Năm 2008 là năm tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới trải qua nhiều biến động phức tạp, các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, giá trị dư nợ TDTTXNK năm 2008 tại NH TMCP Á Châu đã có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2007, hơn 40%. Tuy nhiên, trong năm 2009, tình hình hoạt động TDTTXNK tại NH TMCP Á Châu đã có sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Giá trị dư nợ TDTTXNK năm 2009 đạt 6,422 tỷ đồng, tăng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TR XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 31)