Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TR XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 47)

- Công tác marketing chưa được quan tâm đúng mức

Các hoạt động marketing chưa được tiến hành một cách có tổ chức và hệ thống, chưa có sự phân phối hài hoà giữa các phòng ban nội bộ để đưa ra chính sách phù hợp. Hiện nay hoạt động TDTTXNK của NH TMCP Á Châu vẫn còn phụ thuộc vào những khách hàng truyền thống.

- Thông tin về khách hàng còn hạn chế, trang thiết bị và công nghệ thông tin chưa được khai thác triệt để

Các thông tin về khách hàng càng đầy đủ, chính xác thì việc phân tích , đánh giá và thẩm định các dự án sản xuất kinh doanh xuất khẩu càng có hiệu quả, tránh được rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay các thông tin dùng phân tích đánh giá dự án tại NH TMCP Á Châu chủ yếu từ hồ sơ xin vay vốn và thông tin do khách hàng cung cấp. Do vậy, không tránh khỏi sự thiếu khách quan của các thông tin nếu khách hàng cố ý cung cấp sai. Việc hoạch toán kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhiều khi không đúng thực chất, chưa có chế độ kiểm toán bắt buộc nên việc đánh giá thực trạng, khả năng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. Mặt khác, số liệu nêu trong các dự án đa phần là con số dự tính chưa sát với thực tế, chưa mang tính khoa học. Từ đó, việc tính các chỉ tiêu tài chính chưa được chính xác.

Hơn nữa, hệ thống máy tính đã được trang bị đầy đủ, tuy nhiên các tính năng chưa được khai thác triệt để, chủ yếu dùng để soạn thảo và tính toán mà chưa sử dụng các phần mềm hiện đại vào dự toán, phân tính. Việc thu thập thông tin chưa được tiến hành một cách có hệ thống. Thông tin được lưu trữ còn thô sơ, gây khó khăn cho việc tra cứu. Các cán bộ tín dụng đã chịu khó thu thập thông tin từ nhiều nguồn những chủ yếu vẫn là từ các bộ ngành có liên quan và từ thông tin đại chúng. Vì vậy, thông tin còn chưa đầy đủ và chất lượng chưa cao. Trao đổi thông

tin trong nội bộ ngân hàng, giữa trung ương với các chi nhánh, giữa các phòng ban tại ngân hàng còn nhiều khó khăn, chưa thông suốt. Điều này cũng làm chậm trễ việc ra quyết định cho vay.

- Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ chưa hiệu quả

Hội sở chính chưa làm được công việc là thu nhập những vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn giao dịch hàng ngày tại các chi nhánh để nghiên cứu rút ra hướng giải quyết hợp lý nhất, từ đó các chi nhánh sẽ có kinh nghiệm để xử lý nếu tình huống đó xảy ra.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

3.1. Chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam và định hướng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NH TMCP Á Châu

3.1.1. Chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam

Về xuất khẩu

Mục tiêu quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam là chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị tăng cao; tăng sản phẩm chế biến chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và

chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô. Theo đó, chú trọng vào các nhóm hàng nông-lâm-thuỷ sản, nhiên liệu và thủ công mỹ nghệ.

Các giải pháp cho chiến lược phát triển xuất khẩu:

- Nhà nước cần có chính sách cởi mở hơn với các nhà đầu tư nước ngoài để tăng cường thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước hạn chế về năng lực thực hiện; phải đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng liên quan đến xuất khẩu theo hướng tạo điều kiện cấp tín dụng cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hướng tới các dịch vụ tín dụng phục vụ người mua, thay vì chỉ phục vụ nhà xuất khẩu trong nước; khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, chuyển từ hình thức cho vay thương mại sang góp vốn tài trợ, hoặc nhiều ngân hàng đồng thời tài trợ cho dự án sản xuất vì mục đích xuất khẩu. Theo đó, ngân hàng sẽ chuyển vị thế từ người cho vay sang vị thế đối tác hoặc đồng sở hữu doanh nghiệp; nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào nước sở tại; đồng thời có các chính sách phù hợp để khuyến khích các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam tiêu thụ sản phẩm qua mạng lưới thị trường sẵn có của các công ty này; chủ động nghiên cứu các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ ASEAN, WTO để có thể vận dụng hiệu quả ngay khi xảy ra tranh chấp liên quan đến quyền lợi của quốc gia, các doanh nghiệp Việt Nam; thực hiện khẩn trương và đồng bộ các chính sách và biện pháp, nhằm đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề theo chủ trương xã hội hoá giáo dục đào tạo. Đơn giản hoá những quy định về thủ tục và điều kiện tham gia kinh doanh dịch vụ giáo dục, đào tạo để đẩy nhanh một bước chất lượng của công tác đào tạo nghề và kiến thức kinh doanh vốn đang còn nhiều hạn chế trong các doanh nghiệp Việt Nam; đẩy nhanh quá trình ra quyết định chính sách, thông

qua cơ chế tăng cường mối liên hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, cũng như giữa các bộ, ngành với nhau.

- Nhà nước và các bộ, ngành liên quan sớm thay đổi cơ bản các chương trình xúc tiến xuất khẩu theo hướng thiết kế các chương trình xúc tiến chuyên ngành đối với từng mặt hàng mới (hoặc mặt hàng cần hỗ trợ), tập trung vào một số thị trường mới (hoặc thị trường cụ thể cần ưu tiên phát triển); triển khai thực hiện một số chiến dịch lớn để quảng bá hình ảnh quốc gia, sản phẩm của Việt Nam trên các phương tiện thông tin, truyền thông ở nước ngoài, đặc biệt trên các kênh truyền hình, tạp chí quốc tế nổi tiếng (CNN, BBC, Economics…); nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao và đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, để làm cầu nối giúp doanh nghiệp trong nước tìm hiểu thông tin, thâm nhập thị trường. Nhà nước cần ưu tiên và dành nguồn vốn để tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại, đặc biệt tại các cửa khẩu cũng như đường bộ, đường sắt dẫn tới biên giới, cảng biển, cảng sông và các phương tiện liên quan. Trong đó, cần chú ý tới một số cửa khẩu lớn giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, từ đó nối với Thái Lan, Myanma…, để khai thác tốt hơn những thoả thuận về thương mại trong khu vực Tiểu vùng sông MêKông. Bên cạnh đó, các hiệp hội ngành hàng cần nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, mô hình hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hoá, thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau nhằm mở rộng năng lực sản xuất; là đại diện sở hữu để phản ánh nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp tới Chính phủ; cần tổ chức thu thập, phân tích xử lý thông tin về thị trường, về yêu cầu của nhà nhập khẩu, về chính sách nhập khẩu, về đối thủ cạnh tranh để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu tiếp cận thị trường, tổ chức sản xuất và xuất khẩu.

- Doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp là một nhân tố hết sức quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Vì vậy các doanh nghiệp cần chủ động tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường, năng lực tài chính, năng lực sản xuất của mình; chú ý tận dụng hiệu quả chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với những sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hướng phát triển của cả nước trong giai đoạn tới để xác định cho mình chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu mới và chương trình cụ thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm, tiềm năng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình chiến lược mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, nhằm mở rộng sức sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hoá và công nghiệp hoá nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó gián tiếp giảm chi phí hoạt động, có chính sách cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và thường xuyên đào tạo lại nguồn nhân lực; nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu, áp dụng những kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ở các nước phát triển. Tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp, hợp lý hoá quy trình sản xuất kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tăng cường triển khai các hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh nhằm giảm rủi ro, giảm tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng, tiết kiệm chi phí; khai thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh mối liên kết giữa người sản xuất-cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào với doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học, nhằm tổ chức hiệu quả chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất nguyên, vật liệu đầu vào đến khâu tổ chức sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Về nhập khẩu

Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đi đôi với việc tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, đặt thương mại và thị trường vào những “mắt khâu” hết sức quan trọng, trong đó nhập khẩu là yếu tố đầu vào của nền kinh tế cần được chú trọng.

Kiểm soát và hạn chế nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng để cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, nếu thực thi một cách quyết liệt sẽ tác động rất lớn đến quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc hoàn thiện và đổi mới chính sách nhập khẩu để khuyến khích nhập khẩu cạnh tranh nhằm đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và hàng sản xuất thay thế nhập khẩu là hướng đi thích hợp trong bối cảnh hiện nay.

Một số biện pháp thực hiện:

- Mở rộng và đa dạng hoá thị trường nhập khẩu, hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường. Cần đặc biệt chú trọng các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản là những thị trường có công nghệ cao, công nghệ nguồn.

- Có chính sách cởi mở để khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cũng có tác dụng từng bước giảm nhập khẩu.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật. Mở rộng hợp tác khu vực để hài hòa hóa tiêu chuẩn. Tăng cường kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật đối với

hàng nhập khẩu nhằm hạn chế và tiến tới loại bỏ việc nhập khẩu công nghệ cũ, lạc hậu.

3.1.2. Định hướng phát triển chung của NH TMCP Á Châu

ACB từ năm 2009 thực hiện chiến lược quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững. Với tốc độ tăng trưởng GDP có chậm lại, hoạt động của ngành ngân hàng nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, ACB chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro. Tuy nhiên, với kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, độ ổn định và năng lực tài chính, kỹ năng quản lý rủi ro..., ACB tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, và thu hẹp khoảng cách về quy mô so với các ngân hàng thương mại nhà nước.

ACB đã hình dung Tầm nhìn 2015, theo đó ACB phấn đấu trở thành một trong 3 tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Kết quả hoạt động năm 2008 và nỗ lực hoàn thành thắng lợi kế hoạch hoạt động năm 2009 sẽ làm cho Tầm nhìn đó rõ nét hơn.

3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NH TMCP Á Châu

• Chú trọng công tác huy động vốn • Cải thiện quy trình nghiệp vụ cho vay

• Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng

• Lựa chọn những phương án cho vay tài trợ phù hợp, nâng cao công tác thẩm định dự án trong xét duyệt cho vay tài trợ

• Tăng cường công tác thu thập thông tin về tình hình biến động của môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp trong và ngoài nước cũng như là tình hình hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NH TMCP Á Châu

3.2.1. Các giải pháp về nghiệp vụ tín dụng

3.2.1.1. Tăng cường công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Để đảm bảo việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, NH TMCP Á Châu cần có chính sách huy động nguồn vốn trong và ngoài nước có hiệu quả. Trước hết ngân hàng cần đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn, phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới nhằm giảm thiểu các tác động của thị trường lên công tác huy động vốn. NH TMCP Á Châu cần phải phân loại khách hàng để có chính sách huy động vốn cho phù hợp và hiệu quả:

• Đối với khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu: nhằm phục vụ cho chính mục đích hoạt động kinh doanh của mình một cách thuận lợi, các doanh nghiệp này thường mở luôn tài khoản tiền gửi, tiền vay bằng ngoại tệ và nội tệ tại ngân hàng. Chính vì vậy nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn này từ các doanh nghiệp thì sẽ cò ý nghĩa rất quan trọng: vì đối với nguồn vốn này, ngân hàng không phải trả lãi hoặc trả lãi rất thấp, rất có lợi khi ngân hàng dùng nguồn vốn này để đi cho vay. Để tăng cường công tác huy động vốn từ các doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp như: tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng vốn trên tài khoản của mình một cách linh hoạt, có chính sách về phí trong giao dịch quốc tế của doanh nghiệp hoặc ngân hàng trực tiếp tư vấn cho khách hàng từ khâu ký kết hợp đồng đến khâu thanh toán tạo sự tin tưởng cho khách hàng mở tài khoản và thực hiện các giao dịch trên tài khoản tại ngân hàng.

• Đối với khách hàng là tầng lớp dân cư: tầng lớp này thường có một khoản tiền tích luỹ trong cuộc sống, và họ ít khi dùng khoản tiền này để đầu tư kinh doanh sản xuất mà thường gửi vào ngân hàng dưới hình thức sổ tiết kiệm. Để có thể thu hút đông đảo dân cư đến ngân hàng gửi tiền thì NH TMCP Á Châu cần đưa ra các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn, kết hợp nhiều tiện ích, tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn phong phú, đa dạng, đặc biệt các sản phẩm dịch vụ ấy phải bảo đảm được nhưng đòi hỏi sau: bảo toàn được giá trị tiền gửi, mang lại thu nhập, và có tính linh hoạt cao. Ngân hàng cần đưa thêm đặc tính chuyển nhượng được

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TR XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 47)