L ỜI CAM ĐOAN
4.2. KẾT QUẢ TĂNG TRỌNG CỦA HEO THÍ NGHIỆM
Bảng 4.1 Khối lượng của heo thí nghiệm
Nghiệm thức Khối lượng heo (kg/con)
NT1 NT2 SEM P Trọng lượng ĐTN 7,80±1,76 7,48±1,54 0,36 0,36 Trọng lượng tuần 1 9,96±1,72 9,93±2,11 0,42 0,42 Trọng lượng tuần 2 12,67±1,20 13,34±2,54 0,48 0,48 Trọng lượng tuần 3 15,13±2,40 16,66±2,93 0,58 0,58 Trọng lượng tuần 4 17,94±2,58 19,88±3,07 0,62 0,62
Qua bảng 4.1 cho thấy heo ở đầu thí nghiệm (28 ngày tuổi) của NT1 là 7,80kg và của NT2 là 7,48kg. Khối lượng bình quân của heo cuối tuần thứ
nhất ở NT1 là 9,96kg và ở NT2 là 9,93kg (Bảng 4.1), khối lượng heo chênh lệch nhau chỉ 0,03kg. Qua đó nhận thấy kết quả này thấp hơn nghiên cứu của
Trần Quốc Cường (2011) có khối lượng heo cai sữa ở tuần thứ nhất là 9,93 – 10,7kg nhưng lại cao hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Mỹ (2003) có khối lượng heo sau cai sữa ở tuần thứ nhất là 5,79 – 9,23kg và của Mai Vũ Thùy
Dương (2008) có khối lượng heo cai sữa ở tuần thư nhất là 9,2-9,72kg. Những
phân tích trên hoàn toàn phù hợp với khuyến cáo của nhà chăn nuôi là khối lượng heo lúc cai sữa phải lớn hơn hoặc bằng 5kg (Hội chăn nuôi Việt Nam,
2002).
Ở tuần thứ 2 của thí nghiệm khối lượng heo ở NT1 đạt 12,67kg thấp hơn
khối lượng heo ở NT2 là 13,34kg. Giai đoạn thấy được hiệu quả bổ sung
premix vitamin – khoáng ở NT2. Sự chênh lệch giữa 2 NT có khác biệt lớn hơn (0,67kg). Vào tuần thứ 3 của thí nghiệm khối lượng heo của nghiệm thức có bổ sung premix (16,66kg) vẫn cao hơn nghiệm thức đối chứng (15,13kg), việc bổ sung premix vitamin – khoáng đã giúp heo tăng trọng hiệu quả hơn.
Sau quá trình nuôi 28 ngày, khối lượng heo ở tuần thứ 4 của thí nghiệm ở
NT2 là 19,88kg cao hơn NT1 là 17,94kg. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu
của Ngô Yến Như (2010) có khối lượng heo ở tuần thứ 4 của thí nghiệm là 22,04 – 22,63kg nhưng lại cao hơn nghiên cứu của Mai Vũ Thùy Dương
(2008) có trọng lượng heo thí nghiệm ở tuần thú 4 là 16,79 – 17,61kg.
Từ những kết quả thu được cho thấy do thí nghiệm được tiến hành trong
đưa đến giảm sức đề kháng, heo bị stress, dễ mắc bệnh như tiêu chảy, xù lông, viêm phổi,...
Chuồng trại thí nghiệm thông thoáng, khô ráo, tương đối đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của heo. Tuy không có heo chết nhưng đã làm giảm tăng
trọng một số heo thí nghiệm.
Bảng 4.2 Tăng trọng heo trong thí nghiệm
Nghiệm thức Tăng trọng (kg/con/ngày)
NT1 NT2 SEM P Tuần 1 0,31±0,07 0,35±0,13 0,22 0,22 Tuần 2 0,40±0,07 0,49±0,17 0,03 0,03 Tuần 3 0,35±0,11 0,47±0,14 0,03 0,03 Tuần 4 0,40±0,06 0,46±0,12 0,02 0,02 TTTK 10,14±1,63 12,40±2,18 0,42 0,001 TTBQ (kg/con/ngày) 0,36±0,06 0,44±0,08 0,02 0,001 Kết quả từ Bảng 4.2 cho thấy tăng trọng heo ở tuần thứ nhất của thí nghiệm không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (P=0,22), tăng trọng ở NT1 là
0,31kg và tăng trọng ở NT2 là 0,35kg. Do ở tuần đầu thí nghiệm khối lượng
heo ở hai nghiệm thức tương đối đồng đều, tuy nhiên kết quả cho thấy heo con ở NT2 có tăng trọng cao hơn so với NT1.
Tăng trọng ở tuần thứ 2 và tuần thứ 3 sự khác biệt giữa hai nghiệm thức
có ý nghĩa thống kê (P = 0.03). Qua đó cho thấy việc bổ sung Premix vitamin -
khoáng giúp heo ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt và tăng trọng nhanh. Có thể giải
thích trong sản phẩm bổ sung có chứa các vitamin cần thiết như vitamin A,
góp phần bảo vệ các biểu mô cũng như màng các sợi cơ giúp heo phát triển tốt ở thời kì này. Vitamin E, có khả năng chống oxy hóa, tăng cường hệ thống
miễn dịch giúp cho heo con trong giai đoạn sau cai sữa khỏe mạnh, chống lại
các bệnh truyền nhiễm, heo sinh trưởng tốt hơn. Vitamin D3 góp phần vào quá trình tạo xương, giúp con vật khỏe mạnh, chống lại hiện tượng còi cọc.
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
kg/con/ngày
NT1 NT2
Hình 4.1 Tăng trọng bình quân heo con thí nghiệm lúc 28 đến 56 ngày tuổi Qua Bảng 4.2 và Hình 4.1 cho thấy tăng trọng của heo con thí nghiệm lúc 35 đến 56 ngày tuổi ở nghiệm thức có bổ sung premix luôn có tăng trọng
bình quân cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (P<0,05). Sự khác biệt trên lá do trong khẩu phần premix có chứa các loại vitamin và khoáng tác động lên hệ tiêu hóa giúp heo hấp thu nhanh dưỡng chất đồng thời tăng sức đề kháng
chống chọi được các loại bênh đặc biệt là bệnh tiêu chảy từ đó heo khỏe mạnh và tăng trọng nhanh hơn.
Tăng trọng toàn kì của heo thí nghiệm (Bảng 4.2) ở NT2 là 12,4 kg/con
cao hơn NT1 là 10,14 kg/con. Kết quả này tương đối thấp hơn so với nghiên cứu của Ngô Yến Như (2010) có tăng trọng toàn kì ở heo thí nghiệm là 12,09 -
12,72 kg/con nhưng cao hơn nghiên cứu của Mai Vũ Thùy Dương (2008) có tăng trọng toàn kì của heo thí nghiệm là 6,76 – 7,96 kg/con. Như vậy sau 28
ngày thí nghiệm thấy được tăng trọng bình quân toàn kì heo con ở NT2 cao
hơn heo ở NT1 là 2,26 kg. Từ đó càng cho thấy hiệu quả của việc bổ sung
Premix vitamin - khoáng vào khẩu phần ăn của heo con sau cai sữa so với
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 NT1 NT2 kg/con/ngày NT1 NT2
Hình 4.2 Tăng trọng bình quân của hai nghiệm thức
Kết hợp giữa Bảng 4.2 và Hình 4.2 cho thấy tăng trọng bình quân của
heo ở NT2 là 0,443 kg/con/ngày và heo ở NT1 là 0,362 kg/con/ngày. Kết quả
này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Mỹ (2003) với tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm là 0,51 – 0,66 kg/con/ngày trong khi đó kết quả này cao hơn nghiên cứu của Mai Vũ Thùy Dương (2008) có tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm là 0,270 – 0,318 kg/con/ngày và kết quả nghiên cứu của
Trần Quốc Cường (2011) có trọng lượng bình quân của heo thí nghiệm là 0,402 – 0,424 kg/con/ngày.