PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THỐNG KÊ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung premix vitamin và khoáng lên khả năng sinh trưởng heo 28 – 56 ngày tuổi (Trang 28)

L ỜI CAM ĐOAN

3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THỐNG KÊ

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

Heo con sau cai sữa trong những ngày đầu có hiện tượng kém ăn, tiêu chảy,... nhưng chỉ xảy ra ở một số cá thể.

Thời gian nuôi heo là vào đầu thí nghiệm nên gặp thời tiết nắng nóng

một số heo bị stress, vào cuối thí nghiệm có mưa nhiều, không khí lạnh gây ra

bệnh hô hấp trên trên heo nhưng chỉ một vài con không ảnh hưởng nhiều đến

thí nghiệm.

4.2 KẾT QUẢ TĂNG TRỌNG CỦA HEO THÍ NGHIỆMBảng 4.1 Khối lượng của heo thí nghiệm Bảng 4.1 Khối lượng của heo thí nghiệm

Nghiệm thức Khối lượng heo (kg/con)

NT1 NT2 SEM P Trọng lượng ĐTN 7,80±1,76 7,48±1,54 0,36 0,36 Trọng lượng tuần 1 9,96±1,72 9,93±2,11 0,42 0,42 Trọng lượng tuần 2 12,67±1,20 13,34±2,54 0,48 0,48 Trọng lượng tuần 3 15,13±2,40 16,66±2,93 0,58 0,58 Trọng lượng tuần 4 17,94±2,58 19,88±3,07 0,62 0,62

Qua bảng 4.1 cho thấy heo ở đầu thí nghiệm (28 ngày tuổi) của NT1 là 7,80kg và của NT2 là 7,48kg. Khối lượng bình quân của heo cuối tuần thứ

nhất ở NT1 là 9,96kg và ở NT2 là 9,93kg (Bảng 4.1), khối lượng heo chênh lệch nhau chỉ 0,03kg. Qua đó nhận thấy kết quả này thấp hơn nghiên cứu của

Trần Quốc Cường (2011) có khối lượng heo cai sữa ở tuần thứ nhất là 9,93 – 10,7kg nhưng lại cao hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Mỹ (2003) có khối lượng heo sau cai sữa ở tuần thứ nhất là 5,79 – 9,23kg và của Mai Vũ Thùy

Dương (2008) có khối lượng heo cai sữa ở tuần thư nhất là 9,2-9,72kg. Những

phân tích trên hoàn toàn phù hợp với khuyến cáo của nhà chăn nuôi là khối lượng heo lúc cai sữa phải lớn hơn hoặc bằng 5kg (Hội chăn nuôi Việt Nam,

2002).

Ở tuần thứ 2 của thí nghiệm khối lượng heo ở NT1 đạt 12,67kg thấp hơn

khối lượng heo ở NT2 là 13,34kg. Giai đoạn thấy được hiệu quả bổ sung

premix vitamin – khoáng ở NT2. Sự chênh lệch giữa 2 NT có khác biệt lớn hơn (0,67kg). Vào tuần thứ 3 của thí nghiệm khối lượng heo của nghiệm thức có bổ sung premix (16,66kg) vẫn cao hơn nghiệm thức đối chứng (15,13kg), việc bổ sung premix vitamin – khoáng đã giúp heo tăng trọng hiệu quả hơn.

Sau quá trình nuôi 28 ngày, khối lượng heo ở tuần thứ 4 của thí nghiệm ở

NT2 là 19,88kg cao hơn NT1 là 17,94kg. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu

của Ngô Yến Như (2010) có khối lượng heo ở tuần thứ 4 của thí nghiệm là 22,04 – 22,63kg nhưng lại cao hơn nghiên cứu của Mai Vũ Thùy Dương

(2008) có trọng lượng heo thí nghiệm ở tuần thú 4 là 16,79 – 17,61kg.

Từ những kết quả thu được cho thấy do thí nghiệm được tiến hành trong

đưa đến giảm sức đề kháng, heo bị stress, dễ mắc bệnh như tiêu chảy, xù lông, viêm phổi,...

Chuồng trại thí nghiệm thông thoáng, khô ráo, tương đối đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của heo. Tuy không có heo chết nhưng đã làm giảm tăng

trọng một số heo thí nghiệm.

Bảng 4.2 Tăng trọng heo trong thí nghiệm

Nghiệm thức Tăng trọng (kg/con/ngày)

NT1 NT2 SEM P Tuần 1 0,31±0,07 0,35±0,13 0,22 0,22 Tuần 2 0,40±0,07 0,49±0,17 0,03 0,03 Tuần 3 0,35±0,11 0,47±0,14 0,03 0,03 Tuần 4 0,40±0,06 0,46±0,12 0,02 0,02 TTTK 10,14±1,63 12,40±2,18 0,42 0,001 TTBQ (kg/con/ngày) 0,36±0,06 0,44±0,08 0,02 0,001 Kết quả từ Bảng 4.2 cho thấy tăng trọng heo ở tuần thứ nhất của thí nghiệm không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (P=0,22), tăng trọng ở NT1 là

0,31kg và tăng trọng ở NT2 là 0,35kg. Do ở tuần đầu thí nghiệm khối lượng

heo ở hai nghiệm thức tương đối đồng đều, tuy nhiên kết quả cho thấy heo con ở NT2 có tăng trọng cao hơn so với NT1.

Tăng trọng ở tuần thứ 2 và tuần thứ 3 sự khác biệt giữa hai nghiệm thức

có ý nghĩa thống kê (P = 0.03). Qua đó cho thấy việc bổ sung Premix vitamin -

khoáng giúp heo ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt và tăng trọng nhanh. Có thể giải

thích trong sản phẩm bổ sung có chứa các vitamin cần thiết như vitamin A,

góp phần bảo vệ các biểu mô cũng như màng các sợi cơ giúp heo phát triển tốt ở thời kì này. Vitamin E, có khả năng chống oxy hóa, tăng cường hệ thống

miễn dịch giúp cho heo con trong giai đoạn sau cai sữa khỏe mạnh, chống lại

các bệnh truyền nhiễm, heo sinh trưởng tốt hơn. Vitamin D3 góp phần vào quá trình tạo xương, giúp con vật khỏe mạnh, chống lại hiện tượng còi cọc.

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

kg/con/ngày

NT1 NT2

Hình 4.1 Tăng trọng bình quân heo con thí nghiệm lúc 28 đến 56 ngày tuổi Qua Bảng 4.2 và Hình 4.1 cho thấy tăng trọng của heo con thí nghiệm lúc 35 đến 56 ngày tuổi ở nghiệm thức có bổ sung premix luôn có tăng trọng

bình quân cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (P<0,05). Sự khác biệt trên lá do trong khẩu phần premix có chứa các loại vitamin và khoáng tác động lên hệ tiêu hóa giúp heo hấp thu nhanh dưỡng chất đồng thời tăng sức đề kháng

chống chọi được các loại bênh đặc biệt là bệnh tiêu chảy từ đó heo khỏe mạnh và tăng trọng nhanh hơn.

Tăng trọng toàn kì của heo thí nghiệm (Bảng 4.2) ở NT2 là 12,4 kg/con

cao hơn NT1 là 10,14 kg/con. Kết quả này tương đối thấp hơn so với nghiên cứu của Ngô Yến Như (2010) có tăng trọng toàn kì ở heo thí nghiệm là 12,09 -

12,72 kg/con nhưng cao hơn nghiên cứu của Mai Vũ Thùy Dương (2008) có tăng trọng toàn kì của heo thí nghiệm là 6,76 – 7,96 kg/con. Như vậy sau 28

ngày thí nghiệm thấy được tăng trọng bình quân toàn kì heo con ở NT2 cao

hơn heo ở NT1 là 2,26 kg. Từ đó càng cho thấy hiệu quả của việc bổ sung

Premix vitamin - khoáng vào khẩu phần ăn của heo con sau cai sữa so với

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 NT1 NT2 kg/con/ngày NT1 NT2

Hình 4.2 Tăng trọng bình quân của hai nghiệm thức

Kết hợp giữa Bảng 4.2 và Hình 4.2 cho thấy tăng trọng bình quân của

heo ở NT2 là 0,443 kg/con/ngày và heo ở NT1 là 0,362 kg/con/ngày. Kết quả

này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Mỹ (2003) với tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm là 0,51 – 0,66 kg/con/ngày trong khi đó kết quả này cao hơn nghiên cứu của Mai Vũ Thùy Dương (2008) có tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm là 0,270 – 0,318 kg/con/ngày và kết quả nghiên cứu của

Trần Quốc Cường (2011) có trọng lượng bình quân của heo thí nghiệm là 0,402 – 0,424 kg/con/ngày.

4.3 LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ

Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ và tiêu tốn thức ăn toàn kì trong thời

gian thí nghiệm (tuần)

Nghiệm thức Chỉ tiêu (Kg/con/ngày) NT1 NT2 SEM P Tuần 1 0,95±0,22 1,02±0,34 0,06 0,46 Tuần 2 1,29±0,20 1,35±0,39 0,06 0,56 Tuần 3 1,40±0,55 1,51±0,37 0,10 0,46 Tuần 4 1,57±0,32 1,44±0,31 0,07 0,18 TTTĂTK 1,50±0,23 1,40±0,21 0,05 0,05

Sau khi tách mẹ heo con phải tận dụng lượng thức ăn để đáp ứng cho quá

trình tăng trưởng. Qua bảng 4.3 cho thấy lượng thức ăn heo ăn vào trong ngày

của tuần thứ 1 ở NT1 là 0,95 kg/con/ngày thấp hơn NT2 là 1,02 kg/con/ngày.

Lượng thức ăn của tuần thứ 2 ở NT1 là 1,29 kg/con/ngày thấp hơn NT2 là

Tuy nhiên lượng thức ăn của tuần thứ 4 ở NT1 là 1,57 kg/con/ngày cao hơn ở

NT2 là 1,51 kg/con/ngày. Ở tuần thứ 4 thể hiện lượng thức ăn ở NT1 lại cao hơn NT2. Nguyên nhân là do ở cuối thời điểm thí nghiệm thời tiết thay đổi,

trời hay có mưa, không khí lạnh gây ra một sô bệnh trên heo liên quan đến đường hô hấp nên lượng ăn ở heo không tăng, nhưng do trong thức ăn có bổ

sung premix ở NT2 có chứa các chất cần thiết làm heo tăng cường miễn dịch

nên bệnh không ảnh hưởng nhiều vì vậy mà lượng ăn của heo ở NT2 là 1,51 kg/con/ngày không giảm so với tuần thứ 3.

Qua kết quả bảng 4.3, tiêu tốn thức ăn toàn kì ở heo thí nghiệm của NT1 là 1,50 kg/con/ngày cao hơn ở NT2 là 1,40 kg/con/ngày. Sự khác biệt giữa các

nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (P=0,05). Do thức ăn ở NT2 được bổ sung

premix nên tỉ lệ tiêu tốn thức ăn thấp nhưng tăng trọng toàn kì vẫn cao, do heo được cung cấp đầy đủ các chât dinh dưỡng.

4.4 HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN

Bảng 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm

Nghiệm thức Hệ số chuyển hóa thức ăn

NT1 NT2 SEM P Tuần 1 3,20±0,86 3,18±1,14 0,22 0,96 Tuần 2 3,42±0,63 2,97±0,91 0,17 0,07 Tuần 3 4,03±1,10 3,27±0,54 0,18 0,01 Tuần 4 3,96±0,83 3,23±0,70 0,17 0,00 Trung bình 4,25±0,93 3,03±0,37 0,14 0,00

Hệ số chuyển hóa thức ăn của NT1 trong thí nghiệm qua các tuần điều

cho kết quả cao hơn ở NT2, đều này cho thấy việc sử dụng thức ăn đạt được

hiệu quả hơn ở nghiệm thức có bổ sung premix.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

NT1 NT2

Từ kết quả Bảng 4.1 và Hình 4.3 cho thấy heo ở tuần thứ nhất và tuần

thứ 2 trong thí nghiệm không có sự khác biệt (P>0,05), nguyên nhân do giai

đoạn đầu thí nghiệm heo bị một số yếu tố chi phối như chuồng nuôi mới gây

stress cũng như khẩu phần thức ăn chưa quen. Hệ sô chuyển hóa thức ăn từ

tuần thứ 3 đến tuần thứ 4 trong thí nghiệm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Sự khác biệt này là do việc bổ sung premix vào khẩu phần ở NT2 giúp heo tăng hiệu quả sử dụng thức ăn so với NT1, nguyên nhân do thành phần kẽm trong khoáng giúp heo trao đổi chất tốt đặc biệt các loại protein,

lipid và cacbohydrat. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 NT1 NT2 NT1 NT2

Hình 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của heo thí nghiệm từ 28 đến 56 ngày tuổi

Qua kết quả bảng 4.3 và biểu đồ 4.2 cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn ở

NT1 là 4,25 cao hơn so với NT2 là 3,03. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của

Huỳnh Mỹ (2003) có hệ số chuyển hóa thức ăn 2,91 – 3,73. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). NT2 là nghiệm thức bổ sung premix có tăng

trọng toàn kì cao (12,4 kg) nhưng lại có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp (3,03), điều này cho thấy hiệu quả sử dụng và tiêu hoá thức ăn của NT2 rất tốt dẫn đến tăng trọng cao. NT1 là nghiệm thức đối chứng có tăng trọng toàn kì thấp (10,14

kg) nhưng hệ số chuyển hóa thức ăn cao (4,25) có nghĩa là việc sử dụng và tiêu hoá thức ăn của NT1 kém, dẫn đến tăng trọng thấp. Qua kết quả cho thấy được hiệu quả sử dụng thức ăn ở nghiệm thức bổ sung premix vitamin - khoáng tốt hơn ở nghiệm thức đối chứng.

Nghiệm thức bổ sung premix cho tăng trọng cao hơn nghiệm thức đối

chứng tuy sử dụng cùng một loại thức ăn và lượng thức ăn ăn vào chênh lệnh

không nhiều (không có ý nghĩa thống kê, P>0,05), điều đó dẫn đến hệ số

chuyển hóa thức ăn thấp hơn nghiệm thức đối chứng. Như vậy việc bổ sung

premix vitamin - khoáng vào khẩu phần cho heo sau cai sữa phần nào giúp heo

tăng cường sức đề kháng, tạo thể trạng khoẻ mạnh để chống chọi với điều kiện

ngoại cảnh thay đổi đột ngột do phải tách mẹ, thay đổi loại thức ăn, thay đổi môi trường sống,... Điều đó giúp heo nhanh chống thích nghi với môi trường

4.5 TỶ LỆ TIÊU CHẢY (%)

Bảng 4.5 Tỷ lệ tiêu chảy ở heo sau cai sữa

Nghiệm thức Chỉ tiêu

NT1 NT2

Heo khảo sát 21 21

Heo tiêu chảy 12 8

Tỷ lệ tiêu chảy (%) 2,04 1,36

So sánh (%) 100 66,7

Qua bảng 4.4 ta thấy tỷ lệ tiêu chảy ở NT1 là 2,04% cao hơn NT2 là 1,36%. Thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Cường (2011) có tỉ lệ tiêu chảy ở heo thí nghiệm là 1,81 – 2,94% Từ đó cho thấy heo ở NT2 có tăng trưởng tốt hơn heo ở NT1 khi bổ sung premix vitamin-khoáng.

4.6 TỶ LỆ TIÊU HÓA (%) 63.5 63.5 64 64.5 65 65.5 66 66.5 67

Tỉ lệ tiêu hóa VCK của khẩu phần nuôi heo TN

%

NT1 NT2

Hình 4.5 Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khôở heo con thí nghiệm giai đoan 28 đến 56 ngày tuổi

Qua Hình 4.5 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô ở NT1 (64,74%) thấp hơn so với NT2 (66,81%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Những phân tích trên cho thấy khi bổ sung premix vitamin – khoáng vào khẩu

phần ăn của heo nhờ có một số vitamin cũng như khoáng đặc biệt là kẽm, một

trong những thành phần quan trọng của một số enzym tiêu hóa, phần nào giúp heo tiêu hóa tốt, từ đó heo ăn nhiều hơn vì tăng tính thèm ăn và tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn bình thường.

4.7 HIỆU QUẢ KINH TẾ

Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế về thức ăn cho heo

Nghiệm thức Chỉ tiêu theo dõi

NT1 NT2

Giá tiền 1kg thức ăn (đồng) 12.000 12.000

Giá tiền premix bổ sung cho 1 kg thức ăn (đồng) 0 366,7

Hệ số chuyển hóa thức ăn 4,25 3,03

Giá tiền thức ăncho 1 kg tăng trọng của heo (đồng) 51.000 37.471,1

So sánh (%) 100 73,5

Qua bảng 4.5 cho thấy chênh lệch phần trăm giữa hai nghiệm thức khá

cao, NT2 cao hơn NT1 là 26,5%. Nguyên nhân là do thành phần khoáng và vitamin trong nghiệm thức bổ sung premix đã thúc đẩy quá trình hấp thu cũng như tiêu hóa cho heo giúp heo ăn khỏe, lớn nhanh, đạt hiểu quả kinh tế cao.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Qua thí nghiệm chúng tôi thấy việc bổ sung Premix vitamin - khoáng kích thích tiêu hóa, giúp khả năng tăng trọng ở heo con sau cai sữa so với

nhóm đối chứng cao hơn.

Tăng trọng bình quân heo, hệ số chuyển hóa thức ănở nghiệm thức có bổ sung premix cao hơn heo ở nghiệm thức đối chứng đồng thời hiệu quả kinh tế cũng đạt được hiệu quả cao khi nghiệm thức bổ sung premix có chi phí cho thức ăn thấp hơn

nghiệm thức đối chứng là 26,5%.

5.2 ĐỀ NGHỊ

Nên kéo dài thời gian thí nghiệm đến khi heo xuất chuồng để thấy rõ hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty quốc tế Altech của Mỹ, 2005. Quản lý chăm sóc heo con sau cai sữa,

tài liệu người chăn nuôi.

2. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ Và Huỳnh Văn Khánh,

(1996). Bệnh ở lợn nái và lợn con. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

3. Heenig.A, (1984). Chất khoáng trong nuôi dưỡng động vật nông nghệp. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

4. Huỳnh Mỹ, (2003). Ảnh hưởng chế phẩm biolac trong việc phòng bệnh tiêu chảy và khả năng sinh trưởngở heo con và heo lứa. Luận văn cao học Đại học

Cần Thơ.

5. Hội chăn nuôi Việt Nam, (2002). Thức ăn chăn nuôi và chế biến thức ăn gia

súc. NXB Nông Ngiệp: Nxb Hà Nội.

6. Lê Thị Mến và Trương Chí Sơn, (2006). Bài giảng chăn nuôi heo A. Khoa

NN & SHƯD: trường Đại học Cần Thơ.

7. Mai Vũ Thùy Dương, (2008). Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Beta

Glucan trên heo sau cai sữa ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt

nghiệp trường Đại học Cần Thơ.

8. Ngô Yến Như, (2011). Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh sotizyme trên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sữa. Luận văn

tốt nghiệp trường Đại học Cần Thơ.

9. Nguyễn Hữu Mạnh (2007). Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng heo con từ sơ sinh đến

cai sữa. Báo cáo thực tập tốt nghiệp. ĐHCT.

10. Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, (2005). Chăn nuôi lợn trang trại.

NXB Lao động - Xã hội: Nxb Hà Nội.

11. Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, Kĩ Thuật chăn nuôi và chuồng trại nuôi

lợn. NXB Nông nghiệp (2009).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung premix vitamin và khoáng lên khả năng sinh trưởng heo 28 – 56 ngày tuổi (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)