Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCH)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của dầu đậu nành trên tăng trưởng bò thịt có bổ sung thức ăn hỗn hợp thấp (Trang 40 - 43)

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của dầu nành ở các mức độ khác nhau đến hệ số chuyển hóa thức ăn của bò thí nghiệm (KgDM/kg tăng trọng) Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P ĐC 60D 120D HSCH GĐ1 8,63 7,36 7,99 0,612 0,400 HSCH GĐ2 9,48a 6,94b 7,51b 0,447 0,016 HSCH GĐ3 9,66 7,24 7,31 0,753 0,107 HSCHTB 9,13a 7,14b 7,57ab 0,452 0,046 HSCH: hệ số chuyển hóa thức ăn

a,b, Các giá trị trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái ở mũ giống nhau là không khác nhau ở mức P > 0,05

Hình 4.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn qua các giai đoạn

Hệ số chuyển hóa thức ăn là lượng vật chất khô ăn vào để đạt được 1kg tăng trọng. Từ kết quả Bảng 4.3 cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của nghiệm thức khẩu phần có bổ sung dầu nành 60D và 120D là khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng ĐC (P<0,05). Qua cả 3 giai đoạn hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCH) của 2 nghiệm thức có đàu nành trong khẩu phần (60D và 120D) đều thấp hơn hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCH) của nghiệm thức đối chứng (ĐC). Cụ thể, ở giai đoạn 2 HSCH của

nghiệm thức 60D là 6,94 kgDM/kg tăng trọng và nghiệm thức 120D là 7,51 kgDM/kg tăng trọng; nghiệm thức ĐC là 9,48 kgDM/kg tăng trọng.

Hình 4.6 Hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của bò thí nghiệm

Kết quả HSCH trung bình ở Bảng 4.3 cho thấy khi bổ sung dầu nành vào khẩu phần vỗ béo bò có ít thức ăn hỗn hợp là có ý nghĩa (P<0,05), điều này lý giải khi bổ sung một lượng dầu vừa đủ vào khẩu phần ít thức ăn hỗn hợp rất có lợi, bổ sung dầu cung cấp năng lượng, tăng hệ số chuyển hóa thức ăn so với khẩu phần không dầu.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hậu (2005) thì cần thấp nhất 6, kgDM/kg tăng trọng đối với nghiệm thức bổ sung mật đường và urê (50g urê/100kg thể trọng); kếđến 7,21 kgDM/kg tăng trọng đối với nghiệm thức có cỏ và rơm có bổ sung urê (50g urê/100kg thể trọng) và cao nhất cần 7,29 kgDM/kg tăng trọng với nghiệm thức cỏ, rơm có bổ sung thêm 10% cám tất cả

nghiệm thức đều cho uống dầu. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị

Hồng Nhân (2007) thì cần ít nhất 7,74 kgDM/kg tăng trọng đối với nghiệm thức cỏ, mật đường, urê; kế đến là 8,23 kgDM/kg tăng trọng đối với nghiệm thức cỏ, rơm, urê và cao nhất cần 8,41 kgDM/kg tăng trọng đối với nghiệm

thức cỏ, rơm, có bổ sung 1,4% thức ăn tinh; 8,93 kg kgDM/kg tăng trọng đối với nghiệm thức cỏ, rơm, có bổ sung 1% thức ăn tinh.

Sự khác biệt này có thể là do hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn, giống,

điều kiện nuôi dưỡng,... Vì vậy bổ sung phối hợp các nguồn phụ phẩm một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả chăn nuôi cao.

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của dầu đậu nành trên tăng trưởng bò thịt có bổ sung thức ăn hỗn hợp thấp (Trang 40 - 43)