Sự thay đổi về trọng lượng của bò thí nghiệm qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của dầu đậu nành trên tăng trưởng bò thịt có bổ sung thức ăn hỗn hợp thấp (Trang 37 - 40)

bò thí nghiệm Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P ĐC 60D 120D Trọng lượng (kg) P đầu TN 144,85 139,90 146,73 8,798 0,855 P1 160,25 156,38 162,88 8,335 0,861 P2 174,25 177,25 181,25 7,888 0,825 P3 188,63 197,00 201,25 8,049 0,561 Tăng trọng (kg/con/ngày) GĐ1 0,51 0,55 0,54 0,030 0,700 GĐ2 0,47b 0,70a 0,61a 0,033 0,007 GĐ3 0,48b 0,66a 0,67a 0,036 0,018 TB 0,49b 0,63a 0,61a 0,021 0,005

a,b, Các giá trị trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái ở mũ giống nhau là không khác nhau ở mức P > 0,05

Kết quả tăng trọng của bò thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.2 cho thấy tăng trọng ở giai đoạn 1 không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, ở cả

giai đoạn 2 và giai đoạn 3 thì sự tăng trọng có sự khác biệt rõ giữa 2 nghiệm thức 60D và 120D so với nghiệm thức đối chứng.

Hình 4.3 Tăng trọng qua các giai đoạn (kg/con/ngày)

Qua 3 mức tăng trọng trung bình của 2 nghiệm thức 60D, 120D và ĐC (0,63 kg/con/ngày; 0,61 kg/con/ngày và 0,49 kg/con/ngày) đều cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Hải Minh (2005) tăng trọng 0,266 kg/con/ngày và 0,308 kg/con/ngày đối với khẩu phần 50% cỏ +50% rơm kết hợp uống dầu và không uống dầu (chỉ cho bò uống dầu 1 lần vào đầu thí nghiệm). Kết quả

tăng trọng của nghiệm thức 60D và 120D vẫn cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhân (2007), ở nghiệm thức cỏ, rơm, urê, 6ml dầu/kg thể trọng (chỉ cho bò uống dầu 1 lần vào đầu thí nghiệm) có tăng trọng trung bình hàng ngày là 0,521 kg/con/ngày và khẩu phần cỏ, rơm, cám, 6ml dầu/kg thể trọng có tăng trọng trung bình hàng ngày là 0,531 kg/con/ngày.

Tuy nhiên, giữa 2 nghiệm thức 60D (0,70 kg/con/ngày) và 120D (0,61 kg/ con/ngày ) ở giai đoạn 2, 60D (0,66 kg/con/ ngày) và 120D (0,67kg/con/ ngày) ở giai đoạn 3 có sự tăng trọng khác nhau không đáng kể. So với kết quả

nghiên cứu của Seng Mom và ctv (2001), thì tăng trọng hằng ngày của bò là 0,302 kg/con/ngày khi cho bò ăn khẩu phần cơ bản là rơm và lá khoai mì và cho bò uống 5ml dầu/kg thể trọng (chỉ cho bò uống dầu 1 lần vào đầu thí nghiệm).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bả và ctv (2010), khi cho bò

ăn với khẩu phần cao thức ăn tinh (hỗn hợp gồm cám gạo (33%), bột ngô (30%), bột sắn (25%), bột cá (8,5%), urê (1,5%), muối (1%) và premix vitamin khoáng (1%)), rơm và cỏ tự nhiên thì cho tăng trọng 0,506 kg/con/ngày ở mức 1% khối lượng cơ thể, 0,754 kg/con/ngày ở mức 1,4% khối lượng cơ thể, 0,822 kg/con/ngày ở mức 1,8% khối lượng cơ thể và 1,039

kg/con/ngày ở mức 2,2% khối lượng cơ thể. Kết quả tăng trọng trung bình ở

bảng 4.2 cho ta thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê (P=0,05). Tăng trọng trung bình ở nghiệm thức ĐC (0,49 kg/con/ngày) thấp hơn so với nghiệm thức 60D (0,63 kg/con/ngày) và nghiệm thức 120D (0,61 kg/con/ngày).

Do sự tăng trọng của nghiệm thức 60D và 120D sai khác không đáng kể

nên sử dụng khẩu phần bổ sung 60g dầu/kg VCK là có ý nghĩa kinh tế hơn so với khẩu phần bổ sung 120g dầu/kg VCK.

Kết quả tăng trọng này cho thấy khi cho bò ăn với khẩu phần thấp thức

ăn hỗn hợp thì phối hợp cho ăn dầu với lượng vừa đủ là góp phần làm cho gia súc tăng trọng nhanh hơn, đạt hiệu quả kinh tế hơn.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của dầu đậu nành trên tăng trưởng bò thịt có bổ sung thức ăn hỗn hợp thấp (Trang 37 - 40)