Phương pháp xử lí số liệu

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên nước dưới đất ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 35)

Các số liệu định tính được sắp xếp và tổng hợp lại. Các giá trị tính toán theo trị số trung bình và tỉ lệ phần trăm. Kết quả được thể hiện ở nhiều dạng: bảng, biểu đồ, đồ thị để xác định xu hướng, diễn biến của thông tin thu thập được.

Phần mềm ArcGIS được sử dụng để số hóa và chồng lắp các lớp bản đồ. Phương pháp này dựa vào các lớp thông tin lưu trữ, mỗi lớp chứa một thông tin riêng biệt, được chồng lấp lên nhau để thể hiện đặc tính tổng hợp của các đối tượng. Quy trình lập bản đồ chuyên đề thực hiện theo lưu đồ Hình 3.3.

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

27

Hình 3.3 Quy trình lập bản đồ chuyên đề

Cơ sở dữ liệu nước dưới đất

Số liệu thu thập: tọa độ, độ sâu, lưu

lượng khai thác, mậtđộ khai thác Số liệu quan trắc: chất lượng nước dưới đất ArcGIS Desktop 9.3 Bản đồ chất lượng nước dưới đất Bản đồ vị trí giếng thực tế Bản đồ các giếng khai thác tập trung Bản đồ mật độ giếng Bản đồ sông, kênhrạch Xây dựng cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu không gian Bản đồ ranh giới hành chánh

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

28

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Thông tin chung về tài nguyên NDĐ ở thành phố Cần Thơ

4.1.1 Đặc điểm các tầng chứa nước

Theo số liệu của TTNS&VSMTCT, cấu trúc địa tầng của địa bàn TPCT thuộc trầm tích Kainozoi và được chia ra làm 4 đơn vị chứa nước với những đặc điểm chung như sau:

Tầng chứa nước trong lỗ hổng trầm tích Holocen:

Trầm tích Holocen phủ trên bề mặt toàn bộ diện tích TPCT, chúng lộ trên bề mặt với nhiều thành phần và nguồn gốc khác nhau. Đất đá chủ yếu là các trầm tích hạt mịn không có khả năng chứa nước hoặc chứa nước kém như sét, bột, bột sét, bột cát, cát bột dày trung bình 24,1m. Chiều dày thay đổi khá lớn, ở Cần Thơ chiều dày lớn nhất là 54 – 60m, thậm chí một số nơi lên tới 70 – 80m.

Do nước trong tầng này liên hệ trực tiếp với nước mặt nên chất lượng nước thường xấu, bị ảnh hưởng của phèn mặn nên nước có thành phần hóa học chủ yếu là Clorua – Natri và Clorua – Sunfar – Natri. Nước trong phức hệ chứa nước Holocen chủ yếu là nước ngầm có mặt thoáng tự do. Tổng độ khoáng hóa cao, thường từ 1 – 3 g/L.

Tóm lại, trầm tích Holocen có khả năng chứa nước ít, chất lượng kém, bị nhiễm mặn, ít sự thay đổi đột ngột, không đảm bảo nhu cầu cấp nước sinh hoạt. Kết quả quan trắc được thể hiện trong Phụ lục 1. Một vài thông số cơ bản của tầng Holocen được thể hiện trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1 Thành phần hóa học của nước dưới đất tầng Holocen

STT Thông số Giá trị quan trắc QCVN

09:2008 Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 1 Độ pH 6,02 8,12 6,93 5,5 - 8,5 2 Độ đục (NTU) 5 80 37 >25 3 Độ kiềm 90 1250 418 <150 4 Clorua (Cl) (mg/L) 53,2 4732,6 1198,2 <250 5 Nitrate (NO3) (ng/L) KPH 7,2 1,2 <15 6 Sulphate (SO4) (mg/L) KPH 875 226 <400 7 Canxi (Ca) 24,05 200,40 62,69 <75

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc thành phố Cần Thơ, 2011)

Tầng chứa nước trong lỗ hổng trầm tích Pleistocen:

Tầng Pleistocen bao gồm Pleistocen trên, Pleistocen giữa - trên và Pleistocen dưới. Trầm tích Pleistocen trên địa bàn TPCT không lộ thiên trên bề mặt mà bị che phủ bởi trầm tích Holocen, tức là nằm dưới độ sâu 40 – 80 m. Thành phần chủ yếu là

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

29 các hạt mịn, hạt trung, hạt thô lẫn sạn sỏi, có nhiều lớp hoặc thấu kính sét, bột xen kẽ. Chiều dày nằm trong khoảng 90 – 140 m, có cấu trúc như sau:

- Bên trên của trầm tích Pleistocen duy trì một lớp sét hoặc bột tương đối dày, trung bình 15 – 30 m, một số nơi lên tới 40 -50 m và mỏng nhất là 8 – 10 m. Lớp sét này là một lớp chặn cách nước có khả năng cách ly bảo vệ tốt cho tầng chứa nước bên dưới. Đặc biệt, có một số nơi do một lớp sét bột này bị vát mỏng hoặc mất hẳn tạo nên các cửa sổ địa chất thủy văn làm cho nước từ phức hệ chứa nước Holocen xâm nhập xuống (khi áp lực của phức hệ chứa bị giảm) gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của tầng chứa nước. Do đó khi khai thác, nhất là khai thác công nghiệp thì cần lưu ý đặc biệt đến vấn đề này;

- Nằm ngay bên dưới lớp sét, bột cách nước là các lớp cát chứa nước. Bề dày của tầng chứa nước này biến động mạnh, chiều dày trung bình nằm khoảng 60 – 80 m, một số nơi đạt cao nhất có thể lên tới 130 m và thấp nhất vào khoảng 40 – 42 m. Chiều dày của tầng chứa nước có khuynh hướng tăng dần từ Tây sang Đông và hướng Tây Bắc sang Đông Nam.

Nước chứa trong tầng này thuộc dạng vĩa lỗ hổng, có áp lực trung bình, mực nước tĩnh thấp hơn mặt đất từ 0,2 – 1,5 m, là tầng chứa nước phong phú nhưng phân bố không đều, có biến động chiều sâu theo từng khu vực. Theo kết quả quan trắc, tổng trữ lượng của phức hệ chứa nước Pleistocen trên địa bàn TPCT khoảng 700.000 m3/ngày là phức hệ chứa nước có trữ lượng lớn nhất trong các phức hệ chứa nước ở Cần Thơ.

Những số liệu được khái quát trên cho thấy phức hệ chứa nước Pleistocen có trữ lượng phong phú, chất lượng tốt, độ sâu vừa phải (80 – 150 m), có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước toàn Cần Thơ. Thực tế hiện nay, hầu hết tất cả các giếng khoan khai thác NDĐ ở quận Ninh Kiều đều tập trung khai thác trong phức hệ chứa nước Pleistocen. Do vậy, việc khảo sát và quản lý nguồn NDĐ cần đặc biệt quan tâm đến phức hệ chứa nước này.

Tham khảo Phụ lục 2 để rõ hơn về chất lượng nước tầng Pleistocen trên. Đây là tầng nước có một số thành phần hóa học khá phức tạp, do có sự giao thoa của hai tầng nước. Tuy nhiên, tầng này có hàm lượng Clo khá ổn định và ít có sự thay đổi lớn. Một vài thông số cơ bản của tầng Pleistocen trên được thể hiện trong Bảng 4.2.

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

30

Bảng 4.2 Thành phần hóa học của nước dưới đất tầng Pleistocen trên

STT Thông số Giá trị quan trắc QCVN

09:2008 Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 1 Độ pH 6,04 7,40 6,89 5,5 - 8,5 2 Độ đục (NTU) 5 41 20.94 >25 3 Độ cứng tổng cộng (mg/L) 50 1000 253 <150 4 Clorua (Cl) (mg/L) 53,2 3279,1 428,7 <250 5 Nitrate (NO3) (ng/L) KPH 6,8 0,99 <15 6 Sulphate (SO4) (mg/L) 8 725 274,38 <400 7 Canxi (Ca) 20,04 353,71 86,8 <75

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc thành phố Cần Thơ, 2011)

Chất lượng nước tầng Pleistocen dưới được trình bày cụ thể trong Phụ lục 3.

Nhìn chung, nước có chất lượng khá tốt về các thành phần cơ bản, được khai thác chủ yếu để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và ăn uống của người dân song cần khử trùng nước trước khi sử dụng. Tuy nhiên, NDĐ ở tầng này vẫn còn vài chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn. Một vài thông số cơ bản của tầng Pleistocen dưới được thể hiện trong Bảng 4.3.

Bảng 4.3 Thành phần hóa học của nước dưới đất tầng Pleistocen dưới

STT Thông số Giá trị quan trắc QCVN

09:2008 Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 1 Độ pH 6,22 7,53 6,84 5,5 - 8,5 2 Độ đục (NTU) 8 64 23,75 >25 3 Độ cứng tổng cộng (mg/L) 100 750 264 <150 4 Clorua (Cl) (mg/L) 53,2 1311,7 313 <250 5 Nitrate (NO3) (ng/L) KPH 1,6 0,4 <15 6 Sulphate (SO4) (mg/L) 9 700 258 <400 7 Canxi (Ca) 18,04 141,28 64,75 <75

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc thành phố Cần Thơ, 2011) Tầng chứa nước trong lỗ hổng trầm tích Pliocen:

Trầm tích Pliocen nằm dưới các trầm tích Holocen và Pleistocen. Độ sâu xuất hiện biến động khá lớn từ 130 – 180m. Thành phần chủ yếu là cát hạt trung, thô lẫn sạn bở rời hay gắn kết yếu hoặc xen kẹp với các lớp sét bột. Lớp trên cùng bị phong hóa mạnh, sản phẩm gồm cao lanh, bột sét vàng, nâu đỏ laterit màu nâu sẫm. Bề mặt phong hóa duy trì một lớp rộng trên hầu hết diện tích của trầm tích Pliocen tạo thành một lớp thấm nước yếu có tác dụng cách ly với tầng chứa nước bên trong. Thành phần đất đá chứa nước chủ yếu là cát, cuội, sỏi có chiều dày lớn, bình quân từ 110 – 120 m. Nhìn chung, chiều dày tương đối ổn định, không có sự thay đổi lớn. Nước trong phức hệ chứa nước Pliocen có áp lực không lớn so với phức hệ Pleistocen. Mực nước tĩnh ở

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

31 các lỗ khoan từ 0,3 – 2,9 m, chưa có lỗ khoan nước tự trào. Tầng trữ lượng của phức hệ chứa nước Pliocen trên địa bàn TPCT khoảng trên 350.000 m3

/ngày.

Tóm lại, nước trong trầm tích Pliocen khá phong phú nhưng phổ biến là nước có tổng độ khoáng hóa cao (mặn), ở độ sâu khá lớn (khoảng 300 m). Nếu với mục đích cung cấp nước sinh hoạt thì hiện nay khai thác phức hệ này chưa hiệu quả.

Tầng chứa nước trong lỗ hổng trầm tích Miocen:

Trầm tích Miocen nằm bên dưới các trầm tích Holocen, Pleistocen và Pliocen. Trên địa bàn TPCT số lỗ khoan đến tầng này còn rất hạn chế nên việc đánh giá còn mang tính đại cương của khu vực. Thành phần chủ yếu là sét, bột chứa cacbonat, cát hạt trung, thô lẫn sỏi sạm, mức độ gắn kết yếu đến trung bình, xuất hiện ở độ sâu 450 – 500 m. Nước thường có áp lực mạnh, các giếng khoan hiện có trong khu vực đều có mực nước tĩnh cao hơn mặt đất từ +0,65m đến +0,85 m, có tổng độ khoáng hóa cao: 1,49 – 3,92 g/L, loại hình hóa học thường là Bicabonat – Clorua – Natri và Clorua – Natri. Đặc biệt, tất cả các lỗ khoan thuộc phức hệ Miocen nước đều có nhiệt độ cao (36 – 400C) đây là nguồn nước khoáng nóng, có triển vọng trong việc khai thác phục vụ cho đời sống con người, chính vì thế cần được nghiên cứu và thăm dò chi tiết hơn.

Tóm lại: Pleistocen là tầng có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất tại TPCT, với tổng trữ lượng ở tầng Pleistocen là 716.440 m3/ngày. Trong khi nhu cầu về nước của TPCT dự đoán đến năm 2020 là 180.000 m3

/ngày thì điều kiện khai thác nước của tầng Pleistocen giữa – trên là khá thuận lợi (chiều sâu mực nước tĩnh nhỏ (0,8 – 1,5 m) và chiều sâu của tầng chứa nước nông (60 – 179 m)). Riêng tầng Pleistocen dưới thì việc tính toán trữ lượng chưa được chính xác nhưng theo các chuyên gia thì đây là tầng chứa nước có triển vọng và khả năng cung cấp nước tốt (cả về chất và lượng) cho TPCT (Trung tâm Quan trắc TNMT Cần Thơ, 2011).

4.1.2 Đánh giá động thái NDĐ

Công tác quan trắc quốc gia động thái NDĐ tại khu vực TPCT được tiến hành từ năm 2002. Hiện tại khu vực thành phố có 3 công trình quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc Quốc gia động thái NDĐ vùng đồng bằng Nam Bộ.

Quan trắc động thái NDĐ trên mạng lưới chuyên: từ năm 2000 đến năm 2004, Sở TNMT thành phố Cần Thơ đã đầu tư xây dựng mạng quan trắc NDĐ cho toàn vùng, bao gồm 16 trạm quan trắc NDĐ trong tầng Pleistocen và Holocen. Hiện nay mạng quan trắc NDĐ này đang được Sở TNMT quản lý và tiếp tục vận hành.

Liên Đoàn Khoa học – Sản xuất Địa chất – Môi trường miền Nam và Trung tâm Quan trắc môi trường TPCT đã tổng kết kết quả quan trắc, phân tích độ chênh lệch các chỉ tiêu quan trắc từ đó đưa ra những đánh giá về động thái NDĐ như sau:

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

32 Mực nước của tầng có sự thay đổi tại các vị trí quan trắc được thể hiện ở mực nước tĩnh dao động lớn nhất trong khoảng 5,31 – 9,26 m và nhỏ nhất từ 4,31 – 7,25 m tùy thuộc vào địa hình và chiều cao áp nước, trung bình từ 4,92 – 8,01 m và có độ chênh mực nước khá lớn giữa các trạm (3,09 m). Phần lớn mực nước đều có sự tụt giảm, một số nơi lượng nước khai thác đã có ảnh hưởng và làm tăng chiều sâu của mực NDĐ trong vùng. So sánh mực nước lớn nhất và nhỏ nhất tại các lỗ khoan năm 2011 với thời điểm năm 2010 mực nước cao nhất giảm trong khoảng 0,02 – 0,78 m và thấp nhất giảm 0,02 – 0,86 m. Nhiệt độ của tầng này nằm trong khoảng dao động cao nhất từ 28,0 – 31,50

C và thấp nhất từ 26 – 300

C, trung bình trong khoảng 26,9 – 30,20C và phổ biến nhất là 290

C thuộc tầng nước ấm có nhiệt độ trung bình. Độ chênh lệch nhiệt độ trong các chu kì quan trắc từ 0,5– 30C thông thường là 1 – 20C cho thấy nhiệt độ của NDĐ ít có sự thay đổi theo chu kì và khá ổn định (Phụ lục 4).

Tầng chứa nước Pleistocen trên:

Quá trình khai thác đã ảnh hưởng trực tiếp đến cả tầng khai thác Pleistocen dưới và tầng khai thác nước Pleistocen trên được thể hiện ở mực nước lớn nhất dao động trong khoảng 3,78 – 9,60 m và nhỏ nhất từ 2,73 – 7,28 m, trung bình dao động trong khoảng 3,22 – 8,22 m, nằm nông hơn tầng chứa nước Pleistocen dưới 0,21 – 1,70 m. Những vị trí có mực nước sâu nhất được tìm thấy ở các lỗ khoan ở huyện Phong Điền, Trà Nóc. Tương tự như tầng chứa nước Pleistocen dưới, mực nước tĩnh tại tầng chứa nước Pleistocen trên còn có khả năng hạ thấp xuống do bán kính ảnh hưởng của các lỗ khoan khai thác gây ra nhưng vẫn trong giới hạn khai thác. Các lỗ khoan không nằm trong vùng khai thác nước tập trung có độ chênh lệch mực nước giữa hai mùa khá ít (chỉ vài chục centimet) phản ánh mực NDĐ trong vùng khai thác có sự khác biệt rõ rệt về tụt giảm mực nước so với mực nước ở ngoài vùng khai thác. Trên biểu đồ quan trắc, mực NDĐ vị trí khai thác trong tầng khai thác nước Pleistocen trên có sự dao động không lớn cho thấy chúng ít bị tác động của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Mặt khác chúng cũng luôn nhận được sự bổ cập thường xuyên trong quá trình vận động nhưng giảm dần vào cuối mùa mưa. Lượng nước hiện đang khai thác đã có ảnh hưởng là tăng chiều sâu của mực NDĐ trong vùng được thể hiện khi so sánh mực nước lớn nhất tại các lỗ khoan năm 2011 với thời điểm năm 2010 có một vài vị trí tăng lên (0,03 – 0,62 m). Nhiệt độ nước tầng Pleistocen trên dao động cao nhất từ 28 – 32,50C và thấp nhất từ 26 – 30,50

C, nhiệt độ trung bình trong khoảng 26,9 – 30,70C, thường phổ biến trong khoảng 29 – 29,30C thuộc tầng nước ấm có nhiệt độ trung bình. Độ chênh lệch nhiệt độ trong các chu kỳ quan trắc thông thường là 1 – 20

C cho thấy nhiệt độ của NDĐ cũng ít có sự thay đổi theo chu kì và khá ổn định (Phụ lục 5).

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

33 Mực NDĐ tầng chứa nước Holocen thay đổi lớn nhất từ 0,96 – 5,80 m và nhỏ nhất từ 0,91- 6,42 m, trung bình giữa các lỗ khoan dao động trong khoảng 0,33 – 6,15 m. Dựa trên kết quả quan trắc, mực NDĐ tại một số lỗ khoan có sự thay đổi khá rõ, phản ánh đúng quy luật động thái mực nước. So sánh mực nước tại các lỗ khoan thời điểm 2011 với 2010, chỉ có vài lỗ khoan có mực nước cao nhất tụt giảm sâu hơn với mức độ khác nhau từ 0,00 – 0,75 m, còn các lỗ khoan còn lại mực nước lại nông hơn từ 0,02 – 0,64 m cho thấy động thái mực nước của tầng trong việc quan hệ của tầng chứa nước này với nước mưa và nước mặt rất phức tạp, trong thời gian ngắn chưa thể tìm hiểu được quan hệ của chúng. Nhiệt độ nước dao động cao nhất từ 28 – 32,50C và thấp nhất từ 26 – 29,00C, trung bình từ 27,2 – 30,00C, phổ biến trong khoảng 29,1 – 29,70C thuộc tầng nước ấm với nhiệt độ trung bình. Độ chênh lệch nhiệt độ trong các chu kì quan trắc từ 1,0- 4,00C, thông thường là 1,0 – 1,50

C cho thấy nhiệt độ của NDĐ cũng có sự thay đổi theo chu kì và ít chịu sự tác động của các yếu tố khí hậu. Tuy

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên nước dưới đất ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)