Mở ArcGIS; chọn Start\All Programs\ArcGIS\ArcMap cửa sổ chính màn hình xuất hiện.
Hình 4.6 Cửa sổ ArcMap
Nhấp vào biểu tượng Add data trên thanh công cụ Standard để Add Data
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
44
Hình 4.7 Hộp thoại ArcInfo
Sau khi đưa các lớp bản đồ vào tiến hành đưa các dữ liệu NDĐ vào bảng thuộc tính.
Hình 4.8 Các lớp dữ liệu trong ArcMap
Kích chuột phải vào ranh phuong và chọn Open attibute table để mở bảng thuộc tính.
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
45 Tạo các trường “so luong”, “matdogieng”, “gieng_ho” bằng cách kích chuột vào Options bên góc chọn Add Field trong trình chọn Optinons, sau đó chương trình sẽ xuất hiện cửa sổ đặt trường cho thuộc tính mới đặt tên “so luong” vào ô Name và kiểu Type chọn kiểu Float sau đó OK.
Hình 4.9 Cửa sổ Add Fied
Tương tự với các trường còn lại. Từ Tool Editor chọn Start Editting sau đó mởi Open Atttibute table nhập lần lượt các dữ liệu và kết thúc quá trình nhập vào
Tool Editor chọn Save Edit và sau đó chọn Stop Editting bảng thuộc tính về NDĐ vừa tạo được có dạng:
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
46 Thể hiện các đối tượng thuộc tính lên bản đồ như sau:
Kích chuột phải vào file ranh phuong chọn Properties xuất hiện hộp Layer properties chọn Symbology chọn Categories đến uniqe value và Value Field chọn trường “matdogieng” và sau đó nhấp Add All Value và chọn phân chia nhóm mật độ và màu sắc thể hiện bằng màu đỏ cụ thể mật độ càng cao thì màu sắc càng đậm. Kết thúc quá trình chọn OK.
Hình 4.11 Hộp thoại Layer Properties
Vì bản đồ thể hiện thuộc tính 2 đối tượng là mật độ giếng/km2 và mật độ giếng/hộ nên ta cần 2 Layer thể hiện 2 đối tượng trên. Do đó, tiến hành xuất Layer
mới bằng cách kích chuột phải vào File ranh phuong và chọn Data chọn Export Data sau đó chọn save và đặt tên là “giếng/hộ”. Tiếp theo, tiến hành Add lớp “giếng/hộ” và tương tự như ban đầu. Thể hiện dữ liệu của lớp “giếng/hộ” cũng tiến hành kích chuột phải vào File “giếng/hộ” đến Symbology chọn Chart đến
Bar/Column và ở Fiel selection chọn Field “gieng_ho” sau đó thể hiện màu sắc các cột chọn. Sau đó chọn OK.
Sau khi thể hiện xong tiến hành chồng lắp các lớp lại sau đó chuyển về dạng
Layout và tiến hành định dạng trang in là khổ giấy A4, sau đó chèn tên bản đồ, tỉ lệ và hướng vào. Tiến hành xuất bản đồ.
Đối với các bản đồ còn lại, tiến hành tương tự như trên nhưng có khác biệt ở bước Add Data từ Microsoft Excel:
- Chọn menu Tool và click vào Add XY data
- Click bảng trong danh sách xổ xuống, nếu không có bảng có thể chọn
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
47 - Chọn hai trường X, Y có lưu tọa độ của điểm
- Chọn hệ quy chiếu để tham chiếu tới, chọn Edit và chọn hệ quy chiếu
UTM1984,48N.
- Sau khi Add xong ta tiến hành Export Data và vẽ bản đồ còn lại tương tự như các bước trên.
4.4.2 Xây dựng CSDL
Dữ liệu không gian
Bảng 4.10 Các đối tượng không gian
Đối tượng Dạng
Vị trí giếng khoan NDĐ; vị trí quan trắc chất lượng NDĐ; vị trí giếng
sử dụng, giếng không sử dụng Điểm
Tên phường, tên sông, họ tên, giới tính, địa chỉ Chữ
Quận huyện, xã phường Vùng
Dữ liệu thuộc tính
- Lớp dữ liệu xã phường: cơ sử dữ liệu quản lý các phường về tên phường, diện tích, số lượng giếng, số hộ, mật độ giếng/km2
, mật độ giếng/hộ.
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
48
- Lớp dữ liệu sông:
- Lớp dữ liệu giếng khoan NDĐ của hộ dân: xây dựng CSDL giếng khai thác NDĐ của hộ dân nhằm quản lý các thông tin của các hộ dân có sử dụng NDĐ trên địa bàn như: họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, số nhân khẩu.
Hình 4.13 Dữ liệu thuộc tính các giếng khoan sử dụng của hộ gia đình
- Lớp dữ liệu vị trí quan trắc NDĐ quận Ninh Kiều: CSDL quản lý các giếng quan trắc chất lượng NDĐ về vị trí, tầng khai thác, lượng nước.
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
49
Hình 4.14 Dữ liệu thuộc tính vị trí giếng quan trắc chất lượng NDĐ ở quận Ninh Kiều năm 2013
- Lớp dữ liệu vị trí khai thác NDĐ tập trung
Hình 4.15 Dữ liệu thuộc tính vị trí khai thác NDĐ tập trung ở quận Ninh Kiều
4.4.3 Tập bản đồ chuyên đề về hiện trạng khai thác và sử dụng NDĐ
Từ các số liệu thu thập được và quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu bằng phần mềm ArcGIS, nghiên cứu xây dựng được các bản đồ sau: (i) hiện trạng mật độ giếng khoan ở quận Ninh Kiều năm 2010; (ii) vị trí giếng khai thác NDĐ tại quận Ninh Kiều; (iii) vị trí giếng quan trắc chất lượng NDĐ ở quận Ninh Kiều năm 2012.
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
50
Bản đồ hiện trạng và mật độ giếng tại quận Ninh Kiều năm 2010
Nhìn chung, mật độ giếng ở quận Ninh Kiều phân bố trong khoảng từ 18 đến 160 giếng/km2, trong đó mật độ cao nhất tập trung ở 3 phường là An Nghiệp, An Bình và Hưng Lợi với mật độ rất cao từ 135 đến 160 giếng/km2
và thấp nhất ở phường Tân An và Cái Khế với mật độ từ 15-35 giếng/km2. Qua bản đồ có thể giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về mật độ giếng và số lượng các giếng khai thác ở các tầng từ đó có thể đưa ra các giải pháp quản lý khai thác như hạn chế cấp phép khai thác ở những vùng có mật độ giếng cao như An Nghiệp, An Bình và đưa ra định hướng quy hoạch khai thác NDĐ trong tương lai (Hình 4.16).
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
51
Bản đồ vị trí giếng khai thác NDĐ tại quận Ninh Kiều
Bản đồ thể hiện vị trí các giếng khai thác tập trung NDĐ ở quận Ninh Kiều năm 2010 và giếng khai thác của các hộ dân được phỏng vấn. Qua biểu đồ cho thấy giếng khai thác tập trung phân bố không đều ở các phường. Tập trung nhiều ở phường Xuân Khánh và An Khánh. Lưu lượng khai thác lớn nhất là 960 m3/ngày đêm. Chế độ khai thác khác nhau. Qua biểu đồ, các nhà quản lý có thể biết được lưu lượng và chế độ khai thác ở từng điểm khai thác ở quận Ninh Kiều và các vị trí giếng không sử dụng hay giếng đang sử dụng, từ đó dễ dàng khoanh vùng quản lý và tiết kiệm được thời gian và chi phí cho công tác đi khảo sát thực tế (Hình 4.17).
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
52
Bản đồ vị trí giếng quan trắc chất lượng NDĐ ở quận Ninh Kiều năm 2012
Bằng việc ứng dụng GIS tạo lập bản đồ về chất lượng NDĐ năm 2012 giúp cho nhà quản lý theo dõi dễ dàng các thông số chất lượng NDĐ (Hình 4.12).
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
53
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Cần Thơ có trữ lượng NDĐ khá dồi dào, trong 04 tầng chứa NDĐ thì đã có 03 tầng có triển vọng khai thác là Pleistocen dưới, Pleistocen trên và Holocen. Hiện nay, người dân chủ yếu khai thác nước ở tầng chứa nước Pleistocen dưới. Điều đó sẽ gây tụt giảm NDĐ tầng này, ảnh hưởng đến chất lượng nước của tầng chứa nước cũng như nhiều tổn thất khác.
Chất lượng nước ở quận Ninh Kiều tương đối tốt, có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt, ăn uống nhưng phải qua xử lý các chỉ tiêu không đạt TCVN 02:2009/BYT như độ cứng, độ mặn... Phần lớn người dân sử dụng nước giếng khoan hộ gia đình đều dùng nước trực tiếp không qua xử lý. Dù không đảm bảo được an toàn vệ sinh nhưng do nhận thức chưa đúng của người dân nên việc sử dụng tùy tiện giếng khoan hộ gia đình vẫn tồn tại.
Công tác quản lý giếng khoan hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Việc sử dụng giếng khoan hộ gia đình của người dân không qua đăng ký, theo dõi của cơ quan chức năng gây ra nhiều ảnh hưởng khó lường đến trữ lượng, chất lượng NDĐ và lãng phí tài nguyên nước.
Thông qua các bản đồ chuyên đề, các nhà quản lý có thể dễ dàng lưu trữ, cập nhật cũng như truy xuất dữ liệu về NDĐ (chất lượng và hiện trạng khai thác) từ đó có thể đề ra các chiến lược quy hoạch, khai thác hợp lý.
5.2 Kiến nghị
Cần tiến hành mở rộng khảo sát và thu thập số liệu liên quan đến hiện trang khai thác và chất lượng NDĐ (độ sâu giếng, tọa độ giếng đang sử dụng và không sử dụng, lưu lượng khai thác,...) trên toàn quận Ninh Kiều để có một cơ sở dữ liệu đầy đủ hơn nhằm xây dựng các bản đồ chuyên đề.
Tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Luật Tài nguyên nước cho người dân.
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bùi Công Quang và Vũ Minh Cát, 2002. Thủy văn nước dưới đất. Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.
- Hồ Bảo Hiểu, 2013. Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên nước dưới đất nghiên cứu thí điểm tại thị xã Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp đại học khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ.
- Hoàng Ngọc Oanh và Nguyễn Văn Âu, 2000. Khí quyển và thủy quyển. Nhà xuất bản Giáo dục.
- Lê Mỹ Hạnh, 2006. Ứng dụng GIS trong quản lý loại đất ngập triều và xâm nhập mặn phục vụ cho quy hoạch đất đai trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Luận văn thạc sĩ, khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ.
- Lê Anh Tuấn, 2008. Giáo trình Thủy văn Môi trường. Đại học Cần Thơ, Việt Nam. - Lê Minh Triết, 2013. Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng cấp thoát nước tại quận Bình Thủy và quận Ninh Kiều hướng tới phát triển bền vững. Luận án thạc sĩ môi trường, Đại học Cần Thơ.
- Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Nam, 2013. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp ứng phó.
- Lưu Đình Hiệp, Phạm Thị Bích Liên, Trần Vĩnh Trung, Phan Hiền Vũ, Nguyễn Văn Xanh, 2003. GIS đại cương phần thực hành. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngô An, 2001. GIS và vấn đề quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững. Báo cáo khoa học, Hội thảo khoa học lần thứ 7 Công nghệ Thông tin Địa lý – GIS Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thế Thuận, 1999. Cơ sở hệ thống thông tin địa lý GIS. Nhà xuất bản Giáo dục.
- Nguyễn Hiếu Trung, 2009. Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đại học Cần Thơ.
- Nguyễn Hiếu Trung và Trương Ngọc Phương, 2011. Giáo trình ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
- Trần Vĩnh Phước, 2003. GIS đại cương phần thực hành. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trần Thị Thanh Sang, 2003. Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu khảo sát và phân tích đất vùng ĐBSCL bằng phần mềm Mapinfo. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ.
- Trần Đức Hạ, 2009. Bảo vệ quản lý tài nguyên nước. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 275 trang.
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
55
- Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, 2013. Chương trình Quan trắc môi trường thành phố Cần Thơ giai đoạn 2013 – 2015.
- Võ Quang Minh, 2006. Bài giảng ứng dụng GIS, GPS, geostatistics trong phân tích đánh giá môi trường. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ. - Nguyen Duy Du, 2007. Application of water poverty index in the Me Kong Delta, Vietnam, SchoolofEngineeringandTechnology Thailand.
- Brucker. M and Tetiwat. O, 2008. Use of georaphic infomation system Thailand. E- leader Bangkok.
- Ducker, 1979. Land Resource Information Systems.
- Thomas Nuber, 2008. Challenges of the Groundwater Management in Can Tho City, Vietnam.
- Nintin Kumar Tripti, 2000. Principles of GIS Geographic Infomatio System. Asian Intitute of Technology.
- Vo Thanh Danh, 2008. Household Switching Behavior in the Use of Groundwater in the MeKong Delta, Vietnam. Economy and Environment Program for Southeast Asia (EEPSEA).
http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=SNV&MenuID=5545&Conte
ntID=15507 (truy cập ngày 24/11/2014)
http://4phuong.net/ebook/13680137/24992717/gis-la-gi.html(truy cập 15/8/2014)
http://mdec.vn/com_content/articles/Hoi-thao-Quoc-te--Ha-tang-nuoc-va-cach-thuc-
trong-bien-doi-khi-hau/904.htm (truy cập ngày 24/11/2014)
http://nawapi.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1901%3Adon g-bang-song-cuu-long-nguon-nuoc-mat-o-nhiem-nghiem-trong&catid=3%3Atin-
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
56
Phụ lục 1: Kết quả phân tích mẫu nước tầng Holocen
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc Môi trường thành phố Cần Thơ)
STT Các chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Q.chuẩn 09:2008 SỐ HIỆU TRẠM BS.01c BS.02c BS.03c BS.04c BS.05c BS.06c QT.01c QT.06c QT.08c QT.09c QT.10c QT.11c QT.12c QT.16c QT.17c QT.18c 1 Độ pH 5,5 – 8,5 6,15 6,55 7,21 6,66 6,75 7,12 7,33 8,12 6,02 7,09 7,02 7,30 7,21 6,73 6,74 6,72 2 Độ đục NTU >25 29,0 36,0 51,0 26,0 21,0 10,0 80,0 50,0 20,0 5,0 37,0 58,0 51,0 33,0 56,0 29,0 3 Độ kiềm mg/L <150 600,0 780,0 220,0 225,0 190,0 510,0 390,0 1250,0 90,0 550,0 300,0 400,0 220,0 240,0 220,0 500,0 4 Độ cứng tổng cộng mg/L <500 175,0 400,0 200,0 350,0 225,0 750,0 550,0 175,0 750,0 150,0 350,0 200,0 200,0 175,0 200,0 750,0 5 Clorua (Cl) mg/L <250 294,2 3474,1 53,2 567,2 265,9 886,3 4732,6 4254,0 2127,0 177,3 390,0 1028,1 53,2 212,7 70,9 584,9 6 Sắt toàn phần (Fe2O3) mg/L <0,5 0,55 0,07 2,14 0,23 1,47 0,65 0,27 0,02 9,15 0,22 0,69 0,50 2,14 0,67 3,28 0,03 7 Nitrate (NO3) mg/L <15 7,20 1,40 0,30 0,50 0,20 0,90 1,20 0,20 KPH 0,80 0,30 0,90 0,30 2,40 0,50 1,30 8 Sunphate (SO4) mg/L <400 21,0 21,0 425,0 54,0 270,0 215,0 22,0 KPH 400,0 250,0 180,0 120,0 425,0 27,0 310,0 875,0 9 COD mg/L 4 72,0 130,0 24,0 21,0 4,0 18,0 124,0 400,0 14,0 27,0 10,0 11,0 24,0 18,0 10,0 11,0 10 Canxi (Ca) mg/L <75 44,09 18,04 106,21 65,13 48,10 200,40 66,13 36,07 36,07 34,07 77,15 24,05 34,07 32,06 50,10 131,26 11 Magie (Mg) mg/L <30 37,67 114,82 236,93 98,42 65,00 163,42 201,08 176,78 21,87 41,31 68,04 31,59 69,26 30,38 75,33 202,91 12 Cloliform MPN/100 ml 3 9,3*10 2,4*10 4.8*10 <3 <3 <3 4,8*10 4,8*10 <3 4,0*10 <3 <3 2,4*10 <3 4,8*10 <3
SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37
57
Phụ lục 2: Kết quả phân tích mẫu nước tầng Pleistocen trên
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc thành phố Cần Thơ)
STT Các chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính T.chuẩn QĐ 09/2008 SỐ HIỆU TRẠM BS.01b BS.02b BS.03b BS.04b BS.05b BS.06b QT.01b QT.06b QT.08b QT.09b QT.10b QT.11b QT.12b QT.16b QT.17b QT.18b 1 Độ pH 5,5 – 8,5 7,34 6,32 7,17 6,58 6,75 7,09 7,25 7,40 6,04 6,85 7,11 7,01 7,17 6,89 6,95 6,34 2 Độ đục NTU >25 23,0 22,0 29,0 5,0 5,0 34,0 22,0 12,0 25,0 28,0 41,0 14,0 29,0 15,0 14,0 17,0 3 Độ kiềm mg/L <150 350,0 350,0 270,0 225,0 170,0 390,0 320,0 240,0 95,0 170,0 360,0 230,0 270,0 240,0 230,0 370,0 4 Độ cứng tổng cộng mg/L <500 175,0 250,0 175,0 350,0 250,0 250,0 1000,0 350,0 150,0 50,0 225,0 150,0 175,0 150,0 150,0 200,0 5 Clorua (Cl) mg/L <250 70,9 248,2 88,6 531,8 177,3 319,1 3279,1 638,1 301,3 53,2 141,0 230,4 88,6 354,5 53,2 283,6 6 Sắt toàn phần (Fe2O3) mg/L <0,5 0,02 0,19 1,76 0,28 0,43 0,71 2,03 1,01 2,24 3,40 0,34 1.01 1,76 1,61 0,58 0,09