Quản lý tài nguyên NDĐ

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên nước dưới đất ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 28)

2.6.1 Các khái niệm

Theo Bùi Công Quang và Vũ Minh Cát, 2002 quản lý tài nguyên NDĐ có các khái niệm sau:

Phát triển tài nguyên nước: các hoạt động đưa tới việc sử dụng hữu hiêu tài nguyên nước cho một mục đích hoặc nhiều mục đích.

Quy hoạch tài nguyên nước: quy hoạch, bảo vệ, phân phối nguồn nước giữa các ngành dùng nước và các hoạt động kinh tế - xã hội; cân đối giữa nguồn nước khai thác và nhu cầu dùng nước; xem xét các mục tiêu, các khó khăn, trở ngại và quyền lợi của các bên có liên quan.

Quản lý tài nguyên nước: toàn bộ các hoạt động vận hành, pháp lý, quản lý, thẻ chế và kỹ thuật cần thiết để quy hoạch, vận hành và quản lý tài nguyên nước. Nói một cách khác, quản lý tài nguyên nước là một quá trình bao gồm cả hoạt động quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống tài nguyên nước.

Trong những năm gần đây, khái niệm quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước đã được dùng. quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước xét đến: (i) tất cả các khía cạnh tự nhiên của tài nguyên nước; (ii) những đối tượng quan tâm và các ngành liên quan; (iii) sự thay đổi theo không gian của tài nguyên nước và nhu cầu dùng nước; (iv) các khung chính sách liên quan (trở ngại và mục tiêu quốc gia); (v) các cấp thể chế.

Theo Bùi Công Quang và Vũ Minh Cát, 2002 để hoạt động quản lý tài nguyên nước có hiệu quả, cần phải thực hiện các nguyên tắc sau:

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

20 - Quản lý tài nguyên nước phải được tiến hành theo một cách thức tổng thể, nhất quán và bền vững để đáp ứng được các mục tiêu phát triển và bảo vệ môi trường;

- Quản lý tài nguyên nước cụ thể cần phải được phân cấp quản lý thích hợp theo gianh giới lưu vực;

- Các dịch vụ cấp nước cụ thể cần phải được giao cho cơ quan tự chủ và có trách nhiệm của nhà nước, tư nhân hay tổ chức tập thể thực hiện các dịch vụ cung cấp nước có định lượng trong một khu vực địa lý xác định cho khách hàng hoặc các thành viên trong tổ chức đó với một mức phí phù hợp;

- Sử dụng nước trong cộng đồng phải bền vững – có chế độ khuyến khích, kiểm tra, giám sát thường xuyên, giáo dục cộng đồng nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường với khung chính sách công khai; - Tài nguyên nước dùng chung trong quốc gia và giữa các quốc gia phải được

phân chia một cách hiệu quả đảm bảo lợi ích của tất cả các hộ sử dụng nước ven sông.

Quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước sẽ là một công cụ hiệu quả để thực hiện các nguyên tắc trên.

2.6.2 Các nguyên tắc cơ bản trong phát triển và quản lý tài nguyên NDĐ

Theo Bùi Công Quang và Vũ Minh Cát, 2002 phát triển và quản lý tài nguyên NDĐ có các nguyên tắc cơ bản sau:

- Quản lý thống nhất nguồn NDĐ và nước mặt;

- Sử dụng kết hợp NDĐ và nước mặt. Triệt để sử dụng các ưu điểm của từng nguồn đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất và bảo vệ môi trường tự nhiên;

- Khai thác tổng hợp tài nguyên nước, bao gồm cả tài nguyên NDĐ – nơi có chất lượng nước tốt. Cần phải ưu tiên nước cho mục đích sinh hoạt trước, khi dư thừa mới sử dụng cho mục đích khác. Mục đích ưu tiên cho các mục đích khác phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế của việc sử dụng nước và thứ tự thời gian khai thác sử dụng;

- Các chính sách, văn bản pháp quy và các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cho phát triển và quản lý tài nguyên NDĐ phải phù hợp với điều kiện địa chất thủy văn, mức độ sử dụng nước, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ phát triển và tập quán của từng vùng.

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

21

2.6.3 Các nội dung chính của công tác quản lý nhà nước về NDĐ

Theo Bùi Công Quang và Vũ Minh Cát, 2002 công tác quản lý nhà nước về NDĐ có các nội dung chính sau:

- Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển, quản lý và bảo vệ NDĐ; - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý và bảo vệ NDĐ; - Quản lý điều tra cơ bản về NDĐ;

- Quản lý khai thác NDĐ;

- Quản lý công tác bảo vệ NDĐ;

- Quản lý việc bổ sung nhân tạo cho NDĐ; - Quản lý quan trắc động thái NDĐ;

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm kê nguồn NDĐ, xây dựng ngân hàng dữ liệu về NDĐ, cấp sổ đăng ký công trình khai thác NDĐ;

+ Điều hòa phân phối NDĐ;

+ Cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phép khai thác NDĐ, tiêu thoát NDĐ và xả nước thải vào trong lòng đất;

+ Giám sát và thanh tra, kiểm tra việc thi hành Luật Tài nguyên nước, việc khai thác NDĐ và các hoạt động làm ô nhiễm NDĐ;

+ Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và tố tụng về nguồn NDĐ mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc tham gia;

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

22

CHƯƠNG 3 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lý

Quận Ninh Kiều nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ ĐBSCL, tổng diện tích tự nhiên 29,2 km2. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp huyện Phong Điền; phía Nam giáp huyện Phong Điền và quận Cái Răng; phía Bắc giáp quận Bình Thủy.

Quận Ninh Kiều có tọa độ địa lý 10°01′58″Bắc, 105°45′34″Đông (Hình 3.1). Đơn vị hành chính của quận gồm có 13 đơn vị phường (phường An Bình, An Cư, An Hòa, An Hội, An Khánh, An Lạc, An Nghiệp, An Phú, Cái Khế, Hưng Lợi, Tân An, Thới Bình và Xuân Khánh), 71 khu vực. Ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP thành lập quận Ninh Kiều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phần lớn các phường nội thành thành phố Cần Thơ (cũ) (Nguồn: Phòng TNMT quận Ninh Kiều).

Hình 3.1 Bản đồ hành chính quận Ninh Kiều

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

23

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng:

Quận Ninh Kiều nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi lắng hàng thiên niên kỷ nay và hiện vẫn còn tiếp tục được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu.

Địa hình nhìn chung khá bằng phẳng và nghiêng theo chiều Đông - Bắc xuống Tây - Nam. Độ cao mặt đất thấp dần theo hai hướng: từ Bắc xuống Nam và từ bờ sông Hậu. Cao trình tự nhiên so với mực nước biển từ 1,2 đến 1,8 mét. Ngoài ra, trên khu vực đê sông Hậu và một phần đê sông Cần Thơ cao trình được nâng lên khoảng 2,2 - 2,3 mét để phục vụ cho việc xây dựng công trình nâng cấp đô thị và các xí nghiệp công nghiệp kết hợp xây dựng các tuyến đường dọc sông. Việc tiêu thoát nước trực tiếp từ các lưu vực ra sông Hậu trở nên khó khăn. Mặt khác, thời tiết khí hậu toàn cầu diễn biến phức tạp, nước lũ sông Hậu hằng năm dâng cao làm ngập một số các tuyến đường và việc thoát nước bẩn trở nên khó hơn. Do nằm cạnh sông lớn, nên quận có mạng lưới sông, kênh, rạch khá dày. Bên cạnh đó, quận còn có cồn trên sông Hậu là Cồn Khương.

Địa mạo: Ven sông Hậu hình thành dải đất cao (đê tự nhiên) và cồn Khương ven sông Hậu.

Địa chất: địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có hai loại trầm tích: Holocen (phù sa mới) và Pleistocen (phù sa cổ).

Khí hậu:

Quận Ninh Kiều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC, số giờ nắng trung bình cả năm: 2.249,2h.

Lượng mưa trung bình năm: 1600 mm (năm 2000 khoảng 1.911, năm 2004 khoảng 1.416mm).

Độ ẩm trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm).

Gió có 2 hướng chính: Hướng Đông Bắc: từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô). Hướng Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa). Tốc độ gió bình quân 1,8 m/s. Ít bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa mưa.

- Thuận lợi: Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

24 thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

- Hạn chế: Mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ và triều cường làm ngập các tuyến đường trong nội ô.

Thủy văn:

Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3

/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mê Kông), lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Kông).

Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài khoảng 16 km, chiều rộng từ 280-350 m, đi qua các quận Ô Môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.

Bên cạnh đó, quận Ninh Kiều còn có hệ thống kênh rạch dày đặc là phụ lưu của hai sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua quận nối thành mạng đường thủy, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa, nắng tạo điều kiện cho việc cung cấp nước sạch cho toàn quận Ninh Kiều (Nguồn: Phòng TNMT quận Ninh Kiều).

3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng do đặc thù của quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thánh phố Cần Thơ, tập trung đầu mối của các dịch vụ thiết yếu nên kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục ổn định và phát triển, tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giá trị ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 29,82% cơ cấu GDP, thương mại – dịch vụ 70,15%, ngành nông nghiệp chiếm 0,03%. Thu nhập bình quận đầu người ước đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 2.600 USD/năm. Tổng mức đầu tư xã hội trên địa bàn đạt 5.500 tỷ đồng (Nguồn: Phòng TNMT quận Ninh Kiều).

3.2 Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 15/8/2014 đến ngày 5/12/2014.

3.3 Phương pháp thực hiện

Nghiên cứu được triển khai theo sơ đồ Hình 3.2. Trong nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống (top-down) và từ dưới lên (bottom-up). Ưu điểm

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

25 của phương pháp này là giúp ta tiếp cận vấn đề một cách trọn vẹn, thu thập thông tin đầy đủ và chính xác hơn.

Hình 3.2 Sơ đồ tiến trình nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp:

Mục tiêu cách tiếp cận này nhằm cung cấp được thông tin tổng thể về hiện trạng khai thác cũng như quy hoạch khai thác sử dụng NDĐ ở vùng nghiên cứu. Ngoài ra, xác định các số liệu cần bổ sung (nếu có) làm cơ sở để triển khai thu thập sơ cấp tiếp

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Lược khảo tài liệu

Xác định vùng nghiên cứu Thu thập số liệu Số liệu thứ cấp Số liệu sơ cấp

(i) Số liệu khí tượng thủy văn (ii) Động thái và chất lượng

(i) Số liệu không gian (ii) Số liệu thuộc tính

Sở TN&MT Cần Thơ

Trung tâm Quan trắc MT Cần Thơ

Khoa MT & TNTN, ĐHCT

P. TNMT Cần Thơ (i) Phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình

(ii) Phỏng vấn chuyên gia/nhà quản lý (iii) Khảo sát thực địa, GPS

Xử lý số liệu

Viết báo cáo

Hoàn thiện báo cáo

Số liệu định tính: tổng hợp và biên tập lại

Số liệu định lượng: thống kê với phần mềm Excel

Biên tập bản đồ

Xây dựng các bản đồ chuyên về (ArcGis)

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

26 theo. Phương pháp tiếp cận “từ trên xuống” được áp dụng nhằm thu thập và tổng hợp các số liệu, tài liệu đã công bố liên quan đến hiện trạng khai thác và sử dụng NDĐ ở vùng nghiên cứu. Số liệu thu thập từ Sở TNMT Cần Thơ, Trung tâm Quan trắc TNMT Cần Thơ, Phòng TNMT quận Ninh Kiều và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn thành phố Cần Thơ (TTNS&VSMTCT).

* Thu thập số liệu sơ cấp:

Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp được thực hiện ở 30 hộ gia đình có sử dụng NDĐ dựa vào bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn dạng mở và đóng (xem Phụ lục 7). Nội dung phỏng vấn bao gồm: Hiện trạng khai thác và sử dụng NDĐ; Động thái và chất lượng nước trong vùng nghiên cứu; Khảo sát về mức độ hiểu biết các văn bản pháp luật liên quan đến khai thác và sử dụng NDĐ. Các hộ dân được phỏng vấn được chọn dựa vào tiêu chí sau: các hộ gia đình có sử dụng NDĐ cho sinh hoạt hoặc kinh doanh và các hộ gia đình trải đều ở vùng có mật độ giếng cao, trung bình và thấp. Phỏng vấn cán bộ quản lý địa phương nhằm mục tiêu xác định lại thông tin thu thập từ các hộ gia đình và những thông tin liên quan đến việc sử dụng NDĐ.

Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát thực địa kết hợp xác định toạ độ GPS tại các giếng thuộc hộ gia đình được phỏng vấn và ước lượng lưu lượng bơm từ các giếng trong hộ gia đình.

3.3.2 Phương pháp xử lí số liệu

Các số liệu định tính được sắp xếp và tổng hợp lại. Các giá trị tính toán theo trị số trung bình và tỉ lệ phần trăm. Kết quả được thể hiện ở nhiều dạng: bảng, biểu đồ, đồ thị để xác định xu hướng, diễn biến của thông tin thu thập được.

Phần mềm ArcGIS được sử dụng để số hóa và chồng lắp các lớp bản đồ. Phương pháp này dựa vào các lớp thông tin lưu trữ, mỗi lớp chứa một thông tin riêng biệt, được chồng lấp lên nhau để thể hiện đặc tính tổng hợp của các đối tượng. Quy trình lập bản đồ chuyên đề thực hiện theo lưu đồ Hình 3.3.

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

27

Hình 3.3 Quy trình lập bản đồ chuyên đề

Cơ sở dữ liệu nước dưới đất

Số liệu thu thập: tọa độ, độ sâu, lưu

lượng khai thác, mậtđộ khai thác Số liệu quan trắc: chất lượng nước dưới đất ArcGIS Desktop 9.3 Bản đồ chất lượng nước dưới đất Bản đồ vị trí giếng thực tế Bản đồ các giếng khai thác tập trung Bản đồ mật độ giếng Bản đồ sông, kênhrạch Xây dựng cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu không gian Bản đồ ranh giới hành chánh

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

28

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Thông tin chung về tài nguyên NDĐ ở thành phố Cần Thơ

4.1.1 Đặc điểm các tầng chứa nước

Theo số liệu của TTNS&VSMTCT, cấu trúc địa tầng của địa bàn TPCT thuộc trầm tích Kainozoi và được chia ra làm 4 đơn vị chứa nước với những đặc điểm chung như sau:

Tầng chứa nước trong lỗ hổng trầm tích Holocen:

Trầm tích Holocen phủ trên bề mặt toàn bộ diện tích TPCT, chúng lộ trên bề mặt với nhiều thành phần và nguồn gốc khác nhau. Đất đá chủ yếu là các trầm tích hạt

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên nước dưới đất ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)