Hiện trạng khai thác và quản lý sử dụng NDĐ ở quận Ninh Kiều

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên nước dưới đất ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 48)

Cần Thơ

4.3.1 Hiện trạng khai thác NDĐ

Hiện nay, trên địa bàn quận Ninh Kiều chỉ có duy nhất một trạm cấp nước tập trung dưới sự quản lý của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông Thôn thành phố Cần Thơ với nguồn cung cấp nước chủ yếu là NDĐ, tổng công suất là 6 m3/h, số hộ đầu nối là 95 hộ; một trạm cấp nước tập trung do Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước Cần Thơ quản lý cấp nước cho 10 phường của quận Ninh Kiều có công suất là 56.200 m3

/ngày đêm và Công ty TNHH MTV Cấp nước Số 2 chịu trách nhiệm cấp nước cho 3 phường còn lại của quận Ninh Kiều với công suất là 42.500 m3/ngày đêm, nguồn nước lấy chủ yếu từ sông Hậu và các nhánh của nó, với nhiệm vụ là cấp nước sinh hoạt cho người dân. Tỷ lệ hộ được cấp nước bởi Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước Cần Thơ chiếm 93,81%, hộ được cấp nước bởi Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn Cần Thơ là 0,19%, còn lại 6% là chưa được cấp nước.

Ngoài việc khai thác NDĐ thông qua các trạm cấp nước tập trung, trên địa bàn quận Ninh Kiều còn có một số lượng giếng tự khoan rất lớn. Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều năm 2010, toàn quận có khoảng 2232 giếng khoan phục vụ cho 3952 hộ gia đình. Số lượng người sử dụng là 22833 người. Các giếng khoan phân bố không đồng đều. Phường An Bình có số lượng giếng khoan nhiều nhất với 1039 giếng, kế đến là phường Hưng Lợi với 456 giếng. Thấp nhất là phường Tân An với 10 giếng khoan. Phường An Khánh hiện chưa có số liệu thống kê về số lượng giếng. Nguyên nhân là do sơ suất trong quá trình nhập dữ liệu lưu trữ. Đây cũng là một hạn chế rất lớn trong việc quản lý các dữ liệu bằng giấy tờ của cơ quan quản lý. Mật độ khai thác so với diện tích của quận Ninh Kiều là 76 giếng/km2

và so với số hộ dân là 0,56 giếng/hộ.

Số lượng giếng được khoan bởi tư nhân chiếm 81%, giếng, được khoan bởi Nhà nước chiếm 19%. Mặc dù số lượng giếng khoan được khoan bởi tư nhân chiếm đại đa số nhưng theo thống kê thì chỉ có 2 cơ sở có đăng ký cấp phép hành nghề khoan giếng NDĐ năm 2010 đó là cơ sở khoan giếng gia đình Nguyễn Kim Vui và Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng Tây Đô. Số còn lại là tự tiến hành khoan mà không có giấy phép của cơ quan chức năng. Điều này đúng so với kết quả phỏng vấn các hộ dân, có tới 100% giếng khoan của hộ dân do tư nhân xây dựng và đa phần người dân chỉ quan tâm tới việc khoan giếng chứ không quan tâm nhiều đến cơ sở khoan giếng đó có giấy phép kinh doanh hay không. Số lượng giếng ở 12 phường trong quận được thể hiện trong bảng sau:

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

40

Bảng 4.8 Số lượng và mật độ giếng khai thác NDĐ theo từng địa phương

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều, 2010)

Kết quả phỏng vấn cho thấy người dân có sử dụng giếng khoan là những người sống ở đây từ lâu đời (đa phần trên 25 năm). Trình độ học vấn còn ở mức thấp (phần lớn là Tiểu học và THCS) nên nhận thức về sử dụng tài nguyên nước còn hạn chế, nhu cầu sử dụng bao nhiêu thì sử dụng bấy nhiêu và người dân cũng không thống kê được lượng nước sử dụng hằng ngày. Các hộ dân được phỏng vấn đa phần đều sử dụng NDĐ phục vụ cho mục đích sinh hoạt như nấu ăn, tắm giặt, rửa... Ngoài ra có một số hộ sử dụng kết hợp để kinh doanh như nuôi cá, kinh doanh quán ăn và phòng trọ. Một số hộ sử dụng NDĐ để mở dịch vụ rửa xe (Hình 4.5). Sinh hoạt 73.33% Kinh doanh 13.34% Dịch vụ 13.33% Hình 4.5 Mục đích sử dụng NDĐ của các hộ dân

STT Tên Phường Đơn vị khoan Số hộ Mật độ giếng

Tổng số Nhà nước Tư nhân giếng/km2

giếng/hộ 1 An Nghiệp 56 7 49 156 160 0,36 2 Tân An 10 2 8 10 18 1 3 Xuân Khánh 142 29 113 213 69 0,67 4 Cái Khế 145 3 142 293 22 0,49 5 An Phú 63 2 61 61 129 1,03 6 An Hội 16 0 18 18 47 0,89 7 An Cư 58 10 129 129 97 0,45 8 An Lạc 25 1 57 57 53 0,44 9 An Bình 1039 289 1466 1466 138 0,71 10 Thới Bình 67 6 396 396 124 0,17 11 An Hòa 155 36 432 432 88 0,36 12 Hưng Lợi 456 37 721 721 136 0,63

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

41 Kết quả điều tra thực địa cũng cho thấy rằng các giếng khoan của phường An Nghiệp, An Phú, An Bình, Hưng Lợi tương đối ổn định so với năm 2010. Ở phường An Khánh số lượng giếng khoan giảm so với năm 2010. Nguyên nhân là số hộ dân có sử dụng giếng khoan đã được giải tỏa từ cuối năm 2010 để xây dựng khu tái định cư Thới Nhựt 2.

Theo thống kê năm 2010, trong số 2232 giếng khoan thì có 2139 giếng còn sử dụng, 93 giếng còn lại ngưng hoạt động. Trong đó, có 22 giếng đã được chôn lấp và có tới 71 giếng vẫn chưa được chôn lấp. Nguyên nhân gây hư hỏng được biết là do sập thành, lên cát, hư bơm do ý thức của người dân còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng và hoạt động lây ngày, nước bị nhiễm mặn (Bảng 4.9).

Bảng 4.9 Số lượng giếng ngừng hoạt động và nguyên nhân hư hỏng

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều, 2010)

Từ năm 2010 đến nay chưa có điều tra thống kê về số lượng giếng khoan đang hoạt động và hư hỏng. Nguyên nhân là do: những người hành nghề khoan giếng NDĐ không thông báo số giếng khoan chính xác cho cơ quan quản lý, một số người hành nghề khoan giếng NDĐ không có giấy phép hành nghề, cơ quan quản lý còn lơ là trong việc kiểm soát số lượng giếng khoan. Để khắc phục tình trạng này, trước hết phải nắm số lượng đội khoan và địa bàn hoạt động của họ. Kế đến, kiểm tra giấy phép hành nghề. Cuối cùng phải chỉnh đốn công tác cấp phép khoan mới và giám sát hoạt động theo quy trình được ban hành thống nhất trong tỉnh, huyện.

STT Phường

Hiện trạng khai thác Nguyên nhân hư hỏng

Còn sừ dụng Không sử dụng L ên c át S ập th àn h b ơ m M ặn NG N k h ác Đã lấp Chưa lấp 1 An Nghiệp 55 1 1 2 Tân An 9 1 1 3 Xuân Khánh 130 1 11 6 6 4 Cái Khế 131 14 9 5 5 An Phú 57 1 5 2 3 1 6 An Hội 13 3 3 7 An Cư 55 3 1 2 8 An Lạc 22 1 2 2 1 9 An Bình 1010 29 12 15 1 1 10 Thới Bình 59 3 5 1 6 1 11 An Hòa 152 1 2 1 2 12 Hưng Lợi 446 1 9 2 6 2

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

42 Vẫn còn một hạn chế tồn tại trong việc khai thác NDĐ ở quận Ninh Kiều là vẫn chưa xử lý được các giếng khoan hư hỏng là một trọng những nguyên nhân gây ra thông tầng dẫn đến sự suy thoái và ô nhiễm tầng NDĐ, điều này cũng cho thấy công tác xử lý giếng khoan bị hư hỏng của cơ quan chức năng chưa chặt chẽ và ý thức của người dân còn thấp.

4.3.2 Hiện trạng quản lý NDĐ

Hiện nay, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều là cơ quan quản lý việc cấp phép đăng ký khai thác NDĐ cho người dân địa phương. Giếng thường được khoan ở độ sâu từ 90 – 120 m. Cơ quan kiểm soát số giếng khoan đang hoạt động bằng giấy phép. Nếu khoan giếng không có giấy phép sẽ phạt hành chính chủ nhà và tổ chức/cá nhân hành nghề khoan giếng theo Nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Đối với các giếng không sử dụng, khi phát hiện thì cơ quan tổ chức trám lấp cho người dân để tránh xâm nhập mặn.

Sự hiểu biết của người dân về luật có liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên NDĐ còn hạn chế. Tất cả người dân được phỏng vấn đều trả lời là không biết hoặc không quan tâm tới Luật Tài nguyên nước. Đó là lý do tại sao có đến 96.67% tỷ lệ người dân không đăng ký khi khoan. Số hộ đăng ký khoan giếng chỉ chiếm một phần rất nhỏ ( 3.33%).

Theo kết quả phỏng vấn cán bộ đang công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều cho thấy công tác quản lý NDĐ tại khu vực tồn tại một số khó khăn như: lực lượng cán bộ phụ trách công tác quản lý tài nguyên NDĐ còn thiếu và chưa có chuyên môn cao nhất là cán bộ tuyến dưới cấp phường, khóm, khu phố; lực lượng rất ít chỉ có một chuyên viên về môi trường nhưng phải đảm nhận cả về quản lý môi trường và địa chính. Chưa có quy hoạch cụ thể về các vùng cho phép khai thác, hạn chế hoặc cấm khai thác; nhiều cơ sở kinh doanh chưa hiểu đủ hoặc hiểu sai những quy định của pháp luật về NDĐ nên không đăng ký xin phép sử dụng NDĐ hoặc không gia hạn giấy phép xin khai thác, sử dụng nên việc kiểm soát số lượng, vị trí giếng khoan còn nhiều khó khăn. Đa số người dân chưa có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên NDĐ, sử dụng lãng phí và không đúng mục đích như sử dụng cho: nhà vệ sinh, rửa xe, tưới cây,... Một bộ phận người dân sử dụng giếng khoan hộ gia đình nên không cần trả phí sử dụng nên người dân sử dụng tràn lan, lãng phí. Bên cạnh đó, do không hiểu biết về giếng khoan và thích giá rẻ mà các hộ gia đình thường thuê các tổ chức, cá nhân khoan giếng không có chuyên môn (chưa được cấp phép hành nghề) để khoan giếng, các giếng không còn sử dụng không được trám lấp. Điều này, về lâu dài không những ảnh hưởng đến trữ lượng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng NDĐ.

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

43 Công cụ quản lý tài nguyên NDĐ còn thô sơ trên giấy tờ hoặc bằng các phần mềm thông dụng như Microsoft Excel, Microsoft Word. Chính những khó khăn trong công tác quản lý nêu trên dẫn đến việc khai thác NDĐ tràn lan, khó kiểm soát. Do vậy, cần thiết phải bổ sung sử dụng các công cụ quản lý NDĐ hiệu quả hơn, điển hình là công cụ ArcGIS.

4.4Tập bản đồ về hiện trạng khai thác và sử dụng NDĐ

4.4.1 Thiết kế bản đồ chuyên đề, cấu trúc dữ liệu cho các lớp bản đồ

Mở ArcGIS; chọn Start\All Programs\ArcGIS\ArcMap cửa sổ chính màn hình xuất hiện.

Hình 4.6 Cửa sổ ArcMap

Nhấp vào biểu tượng Add data trên thanh công cụ Standard để Add Data

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

44

Hình 4.7 Hộp thoại ArcInfo

Sau khi đưa các lớp bản đồ vào tiến hành đưa các dữ liệu NDĐ vào bảng thuộc tính.

Hình 4.8 Các lớp dữ liệu trong ArcMap

Kích chuột phải vào ranh phuong và chọn Open attibute table để mở bảng thuộc tính.

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

45 Tạo các trường “so luong”, “matdogieng”, “gieng_ho” bằng cách kích chuột vào Options bên góc chọn Add Field trong trình chọn Optinons, sau đó chương trình sẽ xuất hiện cửa sổ đặt trường cho thuộc tính mới đặt tên “so luong” vào ô Name và kiểu Type chọn kiểu Float sau đó OK.

Hình 4.9 Cửa sổ Add Fied

Tương tự với các trường còn lại. Từ Tool Editor chọn Start Editting sau đó mởi Open Atttibute table nhập lần lượt các dữ liệu và kết thúc quá trình nhập vào

Tool Editor chọn Save Edit và sau đó chọn Stop Editting bảng thuộc tính về NDĐ vừa tạo được có dạng:

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

46 Thể hiện các đối tượng thuộc tính lên bản đồ như sau:

Kích chuột phải vào file ranh phuong chọn Properties xuất hiện hộp Layer properties chọn Symbology chọn Categories đến uniqe value Value Field chọn trường “matdogieng” và sau đó nhấp Add All Value và chọn phân chia nhóm mật độ và màu sắc thể hiện bằng màu đỏ cụ thể mật độ càng cao thì màu sắc càng đậm. Kết thúc quá trình chọn OK.

Hình 4.11 Hộp thoại Layer Properties

Vì bản đồ thể hiện thuộc tính 2 đối tượng là mật độ giếng/km2 và mật độ giếng/hộ nên ta cần 2 Layer thể hiện 2 đối tượng trên. Do đó, tiến hành xuất Layer

mới bằng cách kích chuột phải vào File ranh phuong và chọn Data chọn Export Data sau đó chọn save và đặt tên là “giếng/hộ”. Tiếp theo, tiến hành Add lớp “giếng/hộ” và tương tự như ban đầu. Thể hiện dữ liệu của lớp “giếng/hộ” cũng tiến hành kích chuột phải vào File “giếng/hộ” đến Symbology chọn Chart đến

Bar/Column và ở Fiel selection chọn Field “gieng_ho” sau đó thể hiện màu sắc các cột chọn. Sau đó chọn OK.

Sau khi thể hiện xong tiến hành chồng lắp các lớp lại sau đó chuyển về dạng

Layout và tiến hành định dạng trang in là khổ giấy A4, sau đó chèn tên bản đồ, tỉ lệ và hướng vào. Tiến hành xuất bản đồ.

Đối với các bản đồ còn lại, tiến hành tương tự như trên nhưng có khác biệt ở bước Add Data từ Microsoft Excel:

- Chọn menu Tool và click vào Add XY data

- Click bảng trong danh sách xổ xuống, nếu không có bảng có thể chọn

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

47 - Chọn hai trường X, Y có lưu tọa độ của điểm

- Chọn hệ quy chiếu để tham chiếu tới, chọn Edit và chọn hệ quy chiếu

UTM1984,48N.

- Sau khi Add xong ta tiến hành Export Data và vẽ bản đồ còn lại tương tự như các bước trên.

4.4.2 Xây dựng CSDL

Dữ liệu không gian

Bảng 4.10 Các đối tượng không gian

Đối tượng Dạng

Vị trí giếng khoan NDĐ; vị trí quan trắc chất lượng NDĐ; vị trí giếng

sử dụng, giếng không sử dụng Điểm

Tên phường, tên sông, họ tên, giới tính, địa chỉ Chữ

Quận huyện, xã phường Vùng

Dữ liệu thuộc tính

- Lớp dữ liệu xã phường: cơ sử dữ liệu quản lý các phường về tên phường, diện tích, số lượng giếng, số hộ, mật độ giếng/km2

, mật độ giếng/hộ.

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

48

- Lớp dữ liệu sông:

- Lớp dữ liệu giếng khoan NDĐ của hộ dân: xây dựng CSDL giếng khai thác NDĐ của hộ dân nhằm quản lý các thông tin của các hộ dân có sử dụng NDĐ trên địa bàn như: họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, số nhân khẩu.

Hình 4.13 Dữ liệu thuộc tính các giếng khoan sử dụng của hộ gia đình

- Lớp dữ liệu vị trí quan trắc NDĐ quận Ninh Kiều: CSDL quản lý các giếng quan trắc chất lượng NDĐ về vị trí, tầng khai thác, lượng nước.

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

49

Hình 4.14 Dữ liệu thuộc tính vị trí giếng quan trắc chất lượng NDĐ ở quận Ninh Kiều năm 2013

- Lớp dữ liệu vị trí khai thác NDĐ tập trung

Hình 4.15 Dữ liệu thuộc tính vị trí khai thác NDĐ tập trung ở quận Ninh Kiều

4.4.3 Tập bản đồ chuyên đề về hiện trạng khai thác và sử dụng NDĐ

Từ các số liệu thu thập được và quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu bằng phần mềm ArcGIS, nghiên cứu xây dựng được các bản đồ sau: (i) hiện trạng mật độ giếng khoan ở quận Ninh Kiều năm 2010; (ii) vị trí giếng khai thác NDĐ tại quận Ninh Kiều; (iii) vị trí giếng quan trắc chất lượng NDĐ ở quận Ninh Kiều năm 2012.

SVTH: Vũ Thị Thu Hà QLMT K37

50

Bản đồ hiện trạng và mật độ giếng tại quận Ninh Kiều năm 2010

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên nước dưới đất ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)