nghiệp Mùa xuân
4.3.1 Các tác động ảnh hưởng đến cây làm thuốc vùng ven
4.3.1.1.Tác động của con người
Các loài cây làm thuốc ở vùng ven chịu nhiều tác động từ hoạt động của con người. Đa phần do cần đất sản xuất và một số ít người dân muốn dọn trống trãi đất vì họ không hiểu rõ công dụng, cách dùng và không hoàn toàn tin tưởng vào việc sử dụng thuốc nam. Qua các lần điều tra, số lượng cây làm thuốc vùng ven suy giảm mạnh, nguyên nhân chủ yếu do chặt đốn và sử dụng thuốc diệt cỏ. Theo số liệu thống kê phỏng vấn ý kiến người dân vùng ven, thì 73.33% ý kiến nhận định rằng việc làm suy giảm số lượng cây làm thuốc ở đây là do người dân cần đất để sản xuất, trong đó sử dụng thuốc diệt cỏ chiếm 26.67% và chặt đốn đi cùng với cỏ dại chiếm 46.67%. Một nguyên nhân khác làm số lượng cây làm thuốc suy giảm và chiếm 26.67% là người dân muốn dọn trống trãi khu đất của mình. Điều này cho thấy việc sử dụng cây thuốc nam chữa trị trong nhân dân còn một số hạn chế, qua tìm hiểu thì có rất nhiều nguyên nhân như người dân không chắc chắn vào thông tin về cách sử dụng của các loài cây thuốc nam, việc chữa trị cần thời gian khá dài, thay vì sử dụng thuốc tây tác dụng nhanh hơn, thậm chí cũng có trường hợp không biết rằng đây là những cây làm thuốc chữa bệnh mà là những cây cỏ mọc hoang. Thế mới thấy sự quan trọng của việc phổ biến thông tin về tác dụng chữa bệnh và cách sử dụng các loài cây làm thuốc trong nhân dân, ngoài việc thông tin đến người dân về tác dụng chữa bệnh thì việc cung cấp các kiến thức về các đơn thuốc từ những nguồn tin cậy là vô cùng quan trọng.
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 24
Hình 4.1 Biểu đồ phỏng vấn ý kiến người dân vùng ven về hiện trạng suy giảm số lượng cây làm thuốc tại TTNN Mùa xuân
4.3.1.2.Một số tác động của môi trường xung quanh
Sinh cảnh tự nhiên vùng ven không ảnh hưởng nhiều đến các loài cây làm thuốc ở đây, điều kiện ánh sáng đầy đủ, không bị phủ mát bởi các cây tầng trên.
Sự cạnh tranh dinh dưỡng của các loài cây làm thuốc vùng này tương đối cao. Các loài cây làm thuốc có thể đếm được mật độ cá thể trong ô khảo sát 1m2 trung bình đã có đến 6 loài tồn tại, trong đó chưa kể đến các loài làm thuốc không đếm được mật độ cá thể. Ngoài ra, các loài này còn cạnh tranh dinh dưỡng với cỏ dại mọc cùng. Như vậy mới thấy việc cạnh tranh dinh dưỡng giữa các cây làm thuốc với nhau và cạnh tranh giữa các loài cây làm thuốc với cỏ dại vô cùng gay gắt.
Bảng 4.11 Mật độ cây làm thuốc vùng ven
STT Loài Ô khảo sát vùng ven
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Cát lồi 4 2 0 1 3 2 3 0 2 4 2 Cây cỏ cứt heo 3 0 5 2 0 0 6 7 2 5 3 Cây chó đẻ 7 3 4 4 0 4 0 2 3 0 4 Cây mua 0 1 2 0 2 2 0 1 0 1 5 Cỏ mực 2 2 0 3 0 1 4 0 5 2 6 Ké hoa đào 1 0 0 1 0 2 1 0 3 4 7 Mào gà trắng 0 3 5 0 4 0 3 2 1 0 8 Nàng hai 0 4 1 2 6 3 0 2 0 1 9 Thầu dầu 1 1 0 2 0 1 0 3 1 0
Số loài hiện diện 6 7 5 7 4 7 5 6 7 6
0% 10% 20% 30% 40% 50% Chặt đốn Sử dụng thuốc diệt cỏ
Biểu đồ phỏng vấn ý kiến người dân vùng ven về hiện trạng suy giảm số lượng cây làm thuốc tại
TTNN Mùa xuân
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 25
4.3.2 Các tác động ảnh hưởng đến cây làm thuốc vùng lõi
4.3.2.1.Tác động của con người
Các loài cây làm thuốc ở đây gần như không chịu bất kỳ ảnh hưởng trực tiếp nào của con người. Vùng này là nơi trú ẩn và sinh sản của rất nhiều loài chim qúy và được quản lý rất chặt chẽ.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại các ảnh hưởng gián tiếp đến cây làm thuốc ở đây. Trung tâm nông nghiệp mùa xuân, ngoài sinh cảnh tràm thích hợp cho bảo tồn các loài chim thì còn kết hợp các hoạt động sản xuất nông nghiệp quanh vùng như trồng mía, trồng lúa. Ảnh hưởng từ việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở vùng sản xuất đến vùng lõi là khó có thể tránh khỏi.
4.3.2.2.Một số tác động của môi trường xung quanh
Yếu tố ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến các loài cây làm thuốc, đặc biệt là các cây thân cỏ, các cây này đều là những cây ưa sáng, chiếm 67% các loài cây làm thuốc hiện có tại vùng lõi TTNN Mùa Xuân. Các loài cây làm thuốc thân leo chiếm 11% và những loài này có điều kiện tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn các loài thân cỏ do chúng có khả năng leo cao đến các nhánh của các cây tầng trên.
Trong điều kiện môi trường vùng lõi thì các cây này dưới tán của các cây bản địa ở đây như tràm, gừa, bạch đàn, chòi mòi,…Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thực vật và dễ nhận thấy nhất đó là hình thái thân và lá.
Bảng 4.12 So sánh hình thái thân và lá của cây do ảnh hưởng của ánh sáng
Đặc điểm hình thái
Vùng lõi
(cây sống trong bóng râm)
Vùng ven
(cây sống nơi quang đãng)
Lá Phiến lá lớn, lá màu xanh thẫm. Phiến lá nhỏ, hẹp, lá màu xanh nhạt.
Thân Thân thấp (bị hạn chế bởi các cây phía trên).
Thân cao (phát triển tự do), số cành nhiều.
Hình 4.2 Biểu đồ thành phần các kiểu thân của cây làm thuốc tại TTNN Mùa Xuân
Cây thân cỏ 67% Cây thân gỗ
22%
Cây thân leo 11%
Biểu đồ thành phần kiểu thân của cây làm thuốc tại TTNN mùa xuân
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 26 Có thể khẳng định rằng, điều kiện sinh cảnh có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây và đặc biệt là khả năng thích nghi của các loài cây.
Nước giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của thực vật, với sinh cảnh là các cây tầng trên râm bóng tạo nên môi trường đất khá ẩm ướt, độ ẩm không khí cao. Chất lượng nước mặt cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến các loài cây ở đây nói chung và các loài cây làm thuốc nói riêng. Theo Phan ngọc Mai Trinh (2014), chất lượng nước mặt tại vùng lõi TTNN Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhìn chung đã bị ô nhiễm ở một số chỉ tiêu như: COD, BOD5, TSS so với Quy chuẩn chất lượng nước mặt. Các chỉ tiêu còn lại vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn chất lượng nước mặt (QCVN 08-2008). Các chỉ số trên cho thấy lượng chất hữu cơ trong nước ở đây cao vượt mức cho phép, nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do tù đọng nước với lượng lớn lá rụng của các cây bản địa và phân chim cò. Vấn đề này có hai mặt tác động trực tiếp đến đời sống các loài thủy sinh vật và gián tiếp đến thực vật cạn ở đây và không ngoại trừ các loài cây làm thuốc.
Tác động có lợi từ thực trạng này là lượng chất hữu cơ trong nước cao, nếu quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật diễn ra kịp thời thì một lượng lớn các chất vô cơ được tạo thành sẽ cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho thực vật ở đây sinh trưởng và phát triển.
Trái lại, quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra quá chậm hoặc quá nhanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường thủy vực và thủy sinh vật. Sự phân hủy hiếu khí diễn ra chậm, phần lớn các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy yếm khí ở tầng đáy, tạo ra các chất khí có mùi hôi thối và các axit hữu cơ, tác động xấu đến đời sống của sinh vật. Sự phân hủy hiếu khí diễn ra quá nhanh sẽ làm cạn kiệt nhanh chóng lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến thủy sinh vật. Tác động gián tiếp đến thực vật cạn thông qua dinh dưỡng trong nước mặt bổ cập nước ngầm.
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 27
4.3.3 So sánh đa dạng sinh học về cây làm thuốc ở vùng ven và vùng lõi
Tính toán chỉ số đa dạng Shannon ở đây dựa trên mật độ của các loài trong ô khảo sát 1m2, mỗi vùng được tiến hành đo đếm 10 ô với cách chọn nhiều ô ngẫu nhiên trên các sinh cảnh có các loài cây làm thuốc với số loài xuất hiện và số lượng cá thể mỗi loài khác nhau. Dần dần giữ lại các ô đặc trưng nhất và đếm.
Bảng 4.13 Chỉ số đa dạng Shannon của cây làm thuốc vùng ven
STT Loài N P -PxLog2(P) 1 Cát lồi 21 0.128 0.380 2 Cây cỏ cứt heo 30 0.183 0.448 3 Cây chó đẻ 27 0.165 0.428 4 Cây mua 9 0.055 0.230 5 Cỏ mực 19 0.116 0.360 6 Ké hoa đào 12 0.073 0.276 7 Mào gà trắng 18 0.110 0.350 8 Nàng hai 19 0.116 0.360 9 Thầu dầu 9 0.055 0.230 Tổng 164 H = 3.063
Bảng 4.14 Chỉ số đa dạng Shannon của cây làm thuốc vùng lõi
STT Loài N P H 1 Cát lồi 23 0.136 0.392 2 Cây cỏ cứt heo 32 0.189 0.455 3 Cây chó đẻ 20 0.118 0.364 4 Cây mua 10 0.059 0.241 5 Cỏ mực 11 0.065 0.257 6 Ké hoa đào 15 0.089 0.310 7 Mào gà trắng 23 0.136 0.392 8 Nàng hai 22 0.130 0.383 9 Thầu dầu 13 0.077 0.285 Tổng 169 H = 3.078
Qua các số liệu trên ta thấy, sự đa dạng sinh học ở hai vùng này tương đương nhau, như vậy cho thấy các loài đều có khả năng thích nghi cao với môi trường sống hiện tại, điều kiện môi trường tự nhiên vẫn có ảnh hưởng đến sinh vật của từng vùng nhưng chỉ số đa dạng không chênh lệch nhiều. Bên cạnh đó, chỉ số đa dạng Shannon H của cả 2 vùng nằm trong khoảng 3-4.5, điều này cho thấy sự ô nhiễm thủy vực ở đây ở mức độ ô nhiễm nhẹ. Đối chiếu để thấy rõ, môi trường sống tác động đến các loài cây
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 28 làm thuốc và ngược lại, những loài này cũng có những phản ứng nhất định với môi trường thông qua các đặc điểm hình thái, sự đa dạng về mật độ loài.
Tuy nhiên, không thể không xét các loài cây làm thuốc thân gỗ có cả 2 vùng như mù u, gừa, chòi mòi hay cây thân nhỡ như nhàu, sung ngái. Các loài cây làm thuốc khác có ở vùng ven nhưng không có ở vùng lõi và các cây không đếm được mật độ cá thể. Trong quá trình đo đếm, sự xuất hiện các loài dây leo và cây thân cỏ phân nhánh nhiều này rất thường xuyên, trong 10 ô khảo sát vùng ven thì trung bình tần suất xuất hiện của từng loài khoảng 30%-40%.
Để hiểu rõ hơn ta xét đến chỉ số cân bằng Shannon, chỉ số này cho ta thấy được sự ngang bằng đa dạng của các loài với nhau.
Tính toán dựa trên các thông số ở bảng 4.11 và bảng 4.12 được kết quả như sau: Chỉ số cân bằng Shannon cho các loài cây trong quần xã vùng ven là 0.966.
Chỉ số cân bằng Shannon cho các loài cây trong quần xã vùng lõi là 0.971.
Từ những kết quả trên cho thấy, các loài trong mỗi quần xã đều tương đối bình đẳng, ổn định. Với sự xuất hiện của các loài phân nhiều nhánh không đếm được mật độ cá thể thì quần xã các cây làm thuốc vùng ven có sự cạnh tranh giữa các loài khác cao. Chỉ số đa dạng và chỉ số cân bằng của 2 vùng tương đương nhau, số lượng loài và cạnh tranh dinh dưỡng xảy ra ở vùng ven nhiều hơn. Xét đến tác động rất lớn của sinh cảnh vùng lõi đến cây làm thuốc vùng này. Kết luận lại, các cây làm thuốc vùng lõi có khả năng thích nghi tương đối cao với điều kiện sống hiện tại.
4.4.Quản lý lưu giữ các loài cây làm thuốc ở Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân
Qua điều tra, phỏng vấn thì nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm số lượng cây làm thuốc là do người dân trong vùng chặt đốn và sử dụng thuốc diệt cỏ vì họ cần đất để sản xuất. Và đại đa số ý kiến đều nhận thấy việc trồng thêm cây làm thuốc trong vùng là cần thiết.
Hình 4.5 Biểu đồ ý kiến phỏng vấn người dân vùng ven về phát triển vườn thuốc nam
27%
73%
Biểu đồ ý kiến phỏng vấn người dân vùng ven về phát triển vườn thuốc nam
Không đồng ý
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 29 Lý do cụ thể được tìm hiểu thông qua phỏng vấn gồm có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong 73% ý kiến cho rằng nên tiến hành trồng vườn thuốc nam thì có 33% ý kiến đồng ý với quan điểm là các cây này có tác dụng chữa bệnh, có thể sử dụng khi cần thiết và 40% ý kiến tán đồng với nguyên do là những loài cây này dễ trồng, không cần tốn nhiều công chăm sóc, tận dụng đất trống, có thể sử dụng khi cần. Và nguyên nhân của các ý kiến cho là không cần thiết trồng gồm có 20% đồng ý rằng thuốc nam ít khi sử dụng, cần diện tích đất cho mục đích khác, 7% còn lại không đồng ý việc phát triển vườn thuốc nam là do cây thuốc nam tác dụng chậm, không biết rõ cách sử dụng.
Hình 4.6 Biểu đồ ý kiến phỏng vấn người dân về lý do tiến hành trồng vườn thuốc nam
Qua kết quả như trên cho thấy, phần đông người dân khu vực này cũng đã có những nhìn nhận đúng đắn về công dụng trị bệnh của cây thuốc nam, họ nhận thấy sự cần thiết có một vườn thuốc nam và cần có được những kiến thức từ những nguồn tin cậy, đảm bảo về thông tin của những đơn thuốc.
Các cây làm thuốc ở đây đều là những cây rất thông dụng, mọc hoang cùng cỏ dại. Chỉ số đa dạng của các loài, cũng như chỉ số cân bằng của từng loài trong cả 2 quần xã tương đương nhau. Kết quả trên cho thấy, việc chọn địa điểm tối ưu để phát triển vườn thuốc nam không chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên.
4.4.1 Bố trí mặt bằng cho trồng vườn thuốc nam
4.1.1.1. Hạng mục cần thiết kế
Hiện tại, do bước đầu thực hiện, cần có một diện tích thích hợp vừa phải cho tiến hành trồng vườn thuốc nam.
Với những loài cây làm thuốc thân cỏ, mật độ đo đếm trung bình mỗi loài là 6 cây/m2 như bảng 4.11 nêu rõ. Chọn mật độ ban đầu cho cây thân cỏ vườn thuốc nam là
33% 40%
20%
7% 27%
Biểu đồ ý kiến phỏng vấn người dân về lý do tiến hành trồng vườn thuốc nam
Có - các cây này có tác dụng chữa bệnh, có thể sử dụng khi cần thiết
Có - Dễ trồng, không cần tốn nhiều công chăm sóc, tận dụng đất trống, có thể sử dụng khi cần Không - Ít khi sử dụng, cần diện tích đất cho mục đích khác
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 30 5 cây/m2, khoảng cách giữa các cá thể có thể gần nhau, vào khoảng 0.2m và trồng xen hoặc theo luống theo mô hình bên dưới:
x x x x x o o o o o
Hình 4.7 Mô hình mật độ trồng cho cây làm thuốc thân cỏ
Như vậy, trong 1 m2 tiến hành trồng 5 loài cây làm thuốc thân cỏ với mật độ mỗi loài là 5 cây/m2.
Khoảng cách trồng các loài cây thân gỗ được xác định dựa trên chiều cao trưởng thành của chúng và được thể hiện cụ thể qua bảng 4.15
Bảng 4.15 Khoảng cách trồng cây thân gỗ dựa trên chiều cao trưởng thành của cây
STT Phân loại cây Chiều cao Khoảng cách trồng
1 Cây tiểu mộc 10m Từ 4m đến 8 m 2 Cây trung mộc 10m đến 15m Từ 8m đến 12m
3 Cây đại mộc 15m Từ 12m đến 15m
(Thông tư 20/2005/tt-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị) Trong số 8 nhóm cây làm thuốc, có 6 loài cây làm thuốc thân gỗ thuộc 3 nhóm với mật độ trồng thích hợp dựa trên chiều cao cây trưởng thành. Mỗi loài cây thân gỗ