Bảng 4.3 Danh mục các cây làm thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa
STT Loài Đặc điểm Đơn thuốc sưu tầm
1 Dây lá mơ - Paederia foetida L. Họ Cà phê Rubiaceae. Tên khác: mơ tròn, dây thúi địt.
Thân: dây leo, xanh nhạt, lông mịn.
Lá: mỏng, mọc đối, hình bầu dục hay thon, nhọn ở chóp, tròn ở gốc, không lông, cuống mảnh và ngắn.
Hoa màu tím nhạt, không cuống, mọc thành thùy dài, ở nách lá hay ở ngọn.
Toàn dây vò ra có mùi rất thối
1. Trị đau dạ dày: 20 – 30g lá mơ, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì sẽ có hiệu quả.
2. Trị đại tiện thất thường, tiêu chảy: lá mơ (30g) thái nhuyễn, trộn với một quả trứng gà, vài hạt muối, đánh đều, dàn mỏng trên lá chuối, gói lại rồi lót thêm một lần lá chuối, đặt trên chảo, rang hoặc nướng cho chín (không dùng mỡ). Ăn ngày 2 lần, trong 3 ngày liền. 2 Chòi mòi - Antidesma ghaesembil la Gaertn. Họ Thầu dầu Euphorbiac eae. Tên khác: chu mòi
Thân: Cây gỗ nhỏ cao 5-10m, nhánh nhiều và cong, màu xám nhạt.
Lá: hình bầu dục hay hình thoi hẹp; mặt trên nhẵn bóng, xanh sậm, mặt dưới màu trắng xanh và lông mịn; cuống lá ngắn. Quả: bầu dục, màu trắng hồng, đường kính khoảng 1mm.
1. Chữa tiêu lỏng: vỏ chòi mòi, vỏ cây Van núi và Gáo tròn, độ một nắm đều nhau, cho thêm 600ml nước sôi hãm lấy nước chia ra uống 2-3 lần trong ngày.
2. Thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh: vỏ Chòi mòi và vỏ Dứa thơm (7 miếng vỏ Chòi mòi dài 5-6cm, rộng cỡ 2 đốt lóng tay và lượng vỏ Dứa thơm cũng tương đương), 3 bát nước sắc còn 1/3. Dùng uống để lấy lại sức, giữ da dẻ sau sinh.
3. Ðiều kinh: dùng cành non Chòi mòi với rễ Ðu đủ, mỗi thứ một nắm to (50g) cho vào 2-3 bát nước đun sôi trong 1-2 giờ lấy nước uống trong ngày.
3 Cà na - Elaeocarpu s hygrophilu s Kurz (E. madopetalu s Pierre). Họ Côm Elaeocarpa ceae. Tên khác: côm háo ẩm.
Thân: cây gỗ cao 10 - 15m, màu xám, sần sùi, cành lớn. Lá: thuôn xoan ngược, nhẵn, cuống lá ngắn, màu lục ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới, có răng cưa nhỏ, dài 4-7cm, rộng 2- 3cm.
Quả: hình bầu dục nhọn, dài 2-3cm. Quả già có màu xanh đậm, vị chát; còn trái chín có màu xanh nhạt, vị chua. Hạt: hạt hình thoi, có vỏ hạt cứng, mỗi quả có 1 hạt.
1. Chữa bệnh kiết lỵ: cà na 100g đem sắc với 200ml nước cô còn 100ml thì lọc bỏ bã lấy nước, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 25 - 30ml.
2. Chữa viêm họng mạn tính hay khản giọng, sưng rát: cà na 6g, trà xanh 6g, mật ong 1 thìa. Cho trám vào đun sôi 5 phút, kế đó cho trà xanh vào sắc tiếp trong 15 phút, sau đó chắt lấy nước hòa mật ong rồi uống dần từng ngụm.
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 17 4 Cây gừa - Ficus microcarpa L. Họ Dâu tằm Moraceae Tên khác: si quả nhỏ
Thân: gỗ lớn, cao tới 15m, có rễ khí sinh treo từ nhánh cao. Lá: nhẵn, dài 5-7cm, rộng 2- 4cm, chót lá hơi nhọn, cuống lá tròn ngắn, gân lá chính nổi rõ ở mặt sau
1. Viêm ruột cấp, lỵ: Lá Gừa tươi 500g sắc nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. 2. Dự phòng cúm: Lá Gừa, lá Bạch đàn, đều 30g, sắc uống.
3. Viêm hạnh nhân: Rễ Gừa 180g, nấu với nước và một bát giấm, dùng súc miệng nhiều lần trong ngày.
4. Viêm khí quản mạn: Lá Gừa tươi 75g, vỏ quýt 18g sắc nước chia 3 lần uống sáng, trưa, chiều. Liên tục trong 10 ngày.