Từ những phân tích trên, phương án 1 ( trong vùng lõi, sau nhà quả lý 15m) là vị trí thích hợp nhất để tiến hành thực hiện trồng vườn thuốc nam.
Phương án
Tiêu chí Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
Diện tích 3 2 1
Giao thông 2 2 3
Quản lý 3 2 1
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 35
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.Kết luận
Qua kết quả điều tra, khảo sát thực tế ghi nhận và định danh 25 loài vùng ven và 18 loài cây làm thuốc trong vùng lõi tại Trung tâm nông nghiệp Mùa xuân.
Đa số cây làm thuốc thuộc nhóm cây chữa mụn nhọt, mẫn ngứa và chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa. Phần nhiều các cây làm thuốc ở đây là cây thân cỏ.
Các loài cây làm thuốc ở vùng lõi có khả năng sinh trưởng và phát triển rộng, khả năng thích nghi với môi trường cao.
Đã thiết kế và tìm được nơi tiến hành vườn thuốc nam với diện tích phù hợp.
5.2.Kiến nghị
Vì thời gian thực hiện đề tài giới hạn nên sẽ không điều tra được các loài cây chỉ có vào mùa nắng; cần có nhiều nghiên cứu toàn diện hơn để phản ánh đầy đủ nguồn tài nguyên dược liệu quý báu ở nơi đây.
Việc tiến hành lập vườn thuốc nam nên thực hiện sớm, và điều tra bổ sung trồng thêm nhiều loài nữa. Phổ biến thông tin về công dụng của cây thuốc nam từ những nguồn đáng tin cậy để người dân có những nhận thức rõ hơn về tác dụng chữa bệnh và tin dùng, đảm bảo sức khỏe.
Bên cạnh chú trọng xây dựng vườn thuốc nam thì việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, phổ biến về công dụng và cách dùng cây thuốc nam một cách đúng đắn trong nhân dân là vô cùng thiết thực. Đồng thời hướng tới nhân rộng các mô hình “Thuốc vườn nhà” hay “Vườn thuốc gia đình”, bố trí trồng các loài cây làm thuốc xen với cây kiểng trong vườn nhà, hay trồng xen với các cây gia vị phổ thông như ngò gai, húng quế, bạc hà,…Góp phần kéo hẹp khoảng cách giữa con người và thiên nhiên, và quan trọng là thuận tiện cho thu hái và sử dụng khi cần thiết.
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y Tế, 1978. Dược liệu Việt Nam. In lần thứ hai, Nhà xuất bản Y học, Hà nội. 2. Bộ Y Tế, 1983. Dược điển Việt Nam. Tập II. In lần thứ nhất, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.
3. Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học. 4. Lê Trần Đức, 1997. Cây thuốc Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà nội. 5. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ. 3 tập.
6. Phạm Hoàng Hộ, 2003. Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ.
7. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2003. Danh mục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà nội. Tập II, III.
8. Võ Văn Chi, 1988. Những cây thuốc thông thường, Nhà xuất bản Đồng tháp. 9. Võ Văn Chi, 2000. Cây thuốc trị bệnh thông dụng, Nxb Thanh hóa.
10. Võ Văn Chi, 2004. Từ điển thực vật thông dụng, tập 2, Nxb KH&KT Hà nội Website:
http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-anh-huong-cua-nhan-to-anh-sang-len-doi-song- sinh-vat-47685/
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 37
PHỤ LỤC I
BỘ SƯU TẬP ẢNH CÁC LOÀI CÂY LÀM THUỐC ĐÃ KHẢO SÁT
Hình 1. Cây cà na Hình 4. Cây chó đẻ Hình 6. Cây cỏ cứt heo Hình 3. Cây chòi mòi
Hình 5. Cỏ chỉ
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 38 Hình 10. Dây lá mơ Hình 8. Cây cỏ mực Hình 12. Ké hoa đào Hình 7. Cỏ mần trầu Hình 11. Cây gừa Hình 9. Dây đậu ma
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 39 Hình 17. Cây mua
Hình 13. Cây ké hoa vàng Hình 14. Cây mắc cỡ
Hình 16. Cây mù u Hình 15. Cây mào gà trắng
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 40 Hình 19. Cây nhãn lồng Hình 20. Cây nhàu
Hình 21. Rau dệu Hình 22. Cây rau má lá rau muống
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 41 Hình 25. Cây thầu dầu
Nguyễn Thị Trúc Linh (3113815) 42
PHỤ LỤC II PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN (về cây làm thuốc)
I. THÔNG TIN CHUNG
[1]. Họ và tên người được phỏng vấn:...
[2]. Tuổi: ...Nghề nghiệp:...
[3]. Địa chỉ: ...
[4]. Số điện thoại (nếu có): ...
II. THÔNG TIN VỀ CÂY LÀM THUỐC [5]. Anh/chị có từng biết hoặc nghe về công dụng chữa bệnh của những cây thuốc nam không? □ Có □ Không [6]. Anh/chị có từng sử dụng các cây thuốc nam chữa bệnh không? □ Có □ Không
[7]. Nếu có, xin nêu rõ: -Dùng trị bệnh gì? ...
-Sử dụng cây gì? ...
-Có thường sử dụng hay không?
□ Có □ Không [8]. Số lượng cây làm thuốc (mọc cùng cây cỏ dại) gần đây giảm, anh/chị cho biết chặt đốn hay sử dụng thuốc diệt cỏ? □ Chặt đốn □ Sử dụng thuốc diệt cỏ
-Và tại sao lại phát hoang (chặt hoặc dùng thuốc diệt cỏ)? □ Do cần đất để trồng trọt □ Dọn trống trãi, thoáng mát [9]. Theo ý kiến anh/chị có cần trồng một vườn thuốc nam không?
□ Có □ Không
- Tại sao có? □ Các cây này có tác dụng chữa bệnh, có thể sử dụng khi cần thiết □ Dễ trồng, không cần chăm sóc, tận dụng đất trống, sử dụng khi cần - Tại sao không? □ Ít khi sử dụng, cần diện tích đất cho mục đích khác
□ Cây thuốc nam tác dụng chậm, không biết rõ cách sử dụng
(phiếu phỏng vấn nhằm mục đích cung cấp thông tin cho nghiên cứu, điều tra về loài cây làm thuốc và làm cơ sở cho xây dựng các phương án bảo tồn)