Nhóm các cây thuốc chữa cảm sốt, ho hen

Một phần của tài liệu phát triển cây làm thuốc phù hợp với môi trường tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân (Trang 28)

Bảng 4.5 Danh mục các cây làm thuốc chữa cảm sốt, ho hen

STT Loài Đặc điểm Đơn thuốc sưu tầm

1 Rau má lá rau muống - Emilia sonchifolia (L) DC. Họ Cúc Asteracea e. Tên khác: rau chua lè, cỏ huy

Thân: cây thân cỏ cao 30- 50cm, màu xanh hoặc tím tía, nhẵn.

Lá ở cây còn non, tựa như lá rau má, lá ở cây trưởng thành không cuống, lá ở phía dưới cuống có cụm hoa dài tựa như lá rau muống, hình bầu dục, gốc lá xoè rộng ôm lấy thân. Cụm hoa mọc ở ngọn, thưa, màu hồng hay tím nhạt.

1.Chữa ho hen: Cây rau má lá rau muống 30g, mộc hồ điệp 10g, nga bất thực thảo 20g, sắc với 500ml nước còn 100ml chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục từ 10 - 30 ngày.

2.Trị mụn nhọt: Dùng 50-100g toàn cây rau má lá rau muống tươi nấu nước rửa hằng ngày. Bên ngoài dùng lá tươi và hoa giã nhỏ đắp vào chỗ bị mụn nhọt. 2 Rau diệu - Alternant hera sessilis (L.) DC. Họ Rau dền Amaranth aceae. Tên khác: diếc không cuống.

Thân: cây thân thảo, nằm rồi đứng, yếu, tròn, đầy, lóng trơn, màu nâu sáng. Lá : mọc đối, có hoặc không có cuống lá 1.5-5 mm, hình bầu dục đến hẹp dài 1-10 cm có lông mịn hay không lông.

Hoa : Chùm ở nách lá, nhỏ, màu trắng.

1.Chữa sốt: dùng ngọn và búp non rau dệu nấu với gạo tẻ thành cháo loãng ăn điểm tâm hàng ngày.

2.Chữa ho ra máu: 100g rau dệu tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối, hấp cách thủy, chia làm 3 lần uống trong ngày. 3.Chữa đinh nhọt: rau dệu tươi 1 nắm, dùng nước đun sôi để nguội rửa sạch, giã nát, trộn với mật ong, đắp vào chỗ bệnh, ngày thay thuốc 2 lần.

4.2.4. Nhóm các cây thuốc chữa đau nhức, vết thương ứ máu Băng 4.6 Danh mục các cây thuốc chữa đau nhức, vết thương ứ máu

Một phần của tài liệu phát triển cây làm thuốc phù hợp với môi trường tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)