Ngày nay, do sự biến đổi kĩ thuật canh tác và sử dụng một cách không hợp lí phân bón, thuốc trừ sâu. Nên thành phần và mật số của côn trùng gây hại trên đồng ruộng ngày một gia tăng.
Theo Dale (1994), có trên 800 loài côn trùng gây hại trên ruộng lúa, cho dù phần lớn các loài này gây hại không đáng kể trên cây lúa. Trong đó số lƣợng loài côn trùng gây hại trên cây lúa biến động từ 20 – 30 loài (Pathak và Khan, 1994; Ressig et al., 1986).
Theo ghi nhận thành phần côn trùng gây hại ở Việt Nam cũng hiện diện rất nhiều loài trên ruộng lúa. Chúng ta có thể chia làm hai nhóm:
Nhóm I: là những loài sâu hại chủ yếu trên cây lúa gồm có rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, bọ xít dài, sâu năn và sâu phao (Nguyễn Đức Khiêm, 2005).
Nhóm II: là những loài sâu hại thứ yếu (là những loài sâu hại phổ biến vả thƣờng gặp trên ruộng lúa nhƣng ít gây thiệt hại kinh tế đáng kể) nhƣ rầy lƣng trắng, rầy xám, rầy xanh đuôi đen, bọ trĩ, ruồi đục lá, bọ xít đen, bọ xít xanh, sâu keo, sâu gai, sâu đục thân, sâu cắn gié, sâu đo xanh, sâu cuốn lá lớn, châu chấu (Nguyễn Công Thuật, 1994).
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) trên cây lúa ở Việt Nam có rất nhiều loài côn trùng và nhện gây hại nhƣ: ruồi đục lá, sâu phao, sâu phao mới đục bẹ, bù lạch, muỗi hành, sâu keo, cào cào xanh, sâu cuốn lá nhỏ, các loài sâu đục thân: sâu màu vàng , sâu sọc nâu đầu đen, bọ xít đen, bọ gai, sâu sừng, sâu cuốn lá lớn, rầy nâu, rầy lƣng trắng, các loại rầy xanh, rầy zigzag, bọ xít hôi, nhện gié.
Ruồi đục lá (họ Ephydridae)
Họ ruồi này gồm có hai loài chính là loài Hydrellia philippina và loài phổ biến hơn là loài Hydrellia griseola.
Ruồi có hình dạng giống với ruồi nhà nhƣng kích thƣớc cơ thể nhỏ hơn, thân màu xám, dài từ 2 – 3 mm, cánh trong suốt. Thành trùng cái đẻ vào 3 – 4 ngày sau khi vũ hóa, đẻ khoảng 20 – 30 trứng và có tuổi thọ trung bình từ 8 – 10 ngày. Trứng hình bầu dục màu trắng nở trong vòng 2 – 6 ngày. Dòi cơ thể hình trụ dài từ 5 – 7 mm, dòi có 3 tuổi phát triển trong thời gian từ 10 – 14
16
ngày. Nhộng phát triển trong vòng 7 – 10 ngày. Thành trùng hoạt động ban ngày và thƣờng đậu trên những lá lúa gần mặt nƣớc, ruồi thƣờng tấn công lúa non từ tháng thứ hai trở đi (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Bù lạch (Stenchaetothrips oryzae)
Chúng có kích thƣớc rất bé nhỏ, dài từ 1 – 1,5 mm, màu nâu đen hoặc màu nâu đỏ. Hai đôi cánh hẹp mang nhiều lông, thành trùng cái đẻ khoảng 13- 14 trứng, nhiều nhất là 20 – 30 trứng, chúng sinh sản bằng hình thức đơn tính. Tuổi thọ của thành trùng vào khoảng 15 – 30 ngày. Trứng bọ trĩ hình bầu dục và nở trong vòng 3 – 7 ngày. Ấu trùng vàng nhạt và lớn đủ sức dài khoảng 1 mm, phát triển từ 6 – 14 ngày. Chuyển sang giai đoạn nhộng từ 3 – 6 ngày. Thành trùng linh hoạt, bay một khoảng cách xa nhờ gió để tìm ruộng lúa mới, bọ trĩ hoạt động vào những ngày trời mát hoặc ban đêm. Chúng thích tấn công vào những ruộng lúa khô nƣớc làm cho lá cuốn lại (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Rầy trƣởng thành có hai dạng: cánh dài và cánh ngắn. Dạng cánh dài: con cái dài 4,5 – 5 mm (kể cả cánh). Mặt bụng màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trƣớc. Mắt kép màu nâu non, mắt đơn hai màu nâu đỏ, phần gốc râu có hai đốt phình to, đốt roi râu dài nhỏ, nhiều đốm. Trên mảnh lƣng ngực trƣớc và phiến mai đều có miệng rộng, phía cuối dạng rãnh. Con đực dài kể cả cánh từ 3,6 – 4 mm. Đa số màu nâu tối, bé, gầy hơn con cái, cuối bụng dạng loa kèn (Nguyễn Đức Khiêm, 2005).
Đời sống trung bình của thành trùng rầy nâu khoảng từ 10 – 20 ngày, trong thời gian đó con cái cánh dài đẻ khoảng 100 trứng, và rầy cái cánh ngắn đẻ từ 300 – 400 trứng. Nếu gặp điều kiện thích hợp thì có thể đẻ khoảng cả ngàn trứng. Trứng rầy nâu đẻ thành từng hàng vào bên trong bẹ lúa mỗi hàng trứng có từ 8 – 30 trứng. Trứng rầy hình hạt gạo, mới đẻ màu trắng trong, sắp nở màu vàng. Có nắp trứng, thời gian ủ trứng từ 5 – 14 ngày. Ấu trùng có 5 tuổi khi mới nở màu trắng sữa, và càng về sau thì rầy càng chuyển thành màu nâu nhạt (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Rầy lƣng trắng (Sogata furcifera Horvath)
Rầy lƣng trắng có hình dáng giống với rầy nâu, con trƣởng thành có kích thƣớc cơ thể dài từ 3 – 4 mm, thân màu đen. Giữa ngực trƣớc có một vạch màu vàng lợt. Cánh trong suốt và có một điểm đen ngay giữa bìa sau của cánh trƣớc, khi xếp cánh lại tạo thành một đốm đen to trên lƣng. Con cái có dạng cành ngắn và cánh dài trong khi con đực chỉ có dạng cánh dài. Trứng rầy lƣng
17
trắng giống trứng rầy nâu nhƣng nắp đậy nhọn hơn và dài hơn. Đẻ vào bẹ lá hoặc gân chính của lá, trứng nở 5 – 7 ngày. Chúng chích hút nhựa cây lúa làm cho cây lúa suy kiệt, cháy rầy,… (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).
Rầy xanh đuôi đen (Nephotettix virescens Distant)
Thành trùng rầy xanh hình thoi dài màu xanh lục hơi vàng, chỉ có một dạng cánh dài, chiều dài cơ thể từ 4,5 – 5,5 mm. Đốt chày chân sau có hàng gai đều đặn ở hai bên. Thành trùng cái có bộ phận đẻ trứng bén nhọn, hình răng cƣa ở dƣới bụng. Trứng rầy xanh có dạng hình hạt gạo nhƣng hơi cong, dài 0,9 – 1,2 mm màu trắng trong khi mới đẻ và chuyển sang màu nâu khi sắp nở và có hai chấm đỏ hai bên. Ấu trùng rầy xanh thon dài, màu trắng sữa, có 5 tuổi phát triển từ 5 – 12 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Thành trùng và ấu trùng chích hút bộ phận non của cây lúa gây ra hiện tƣợng cháy rầy, là vector lan truyền virus cho lúa.
Rầy zigzag (Recilia dorsalis Motschulsky)
Thành trùng có chiều dài cơ thể từ 3,5 – 4 mm, trên cánh có hình zigzag màu nâu. Thời gian sống của thành trùng từ 10 – 15 ngày. Một rầy có thể đẻ từ 100 – 200 trứng, trứng màu trắng đƣợc đẻ thành hàng trong bẹ. Thời gian ủ trứng từ 5 – 9 ngày. Ấu trùng màu vàng nhạt, dài từ 1 – 3 mm, có 5 tuổi phát triển trong thởi gian từ 16 – 18 ngày. Chúng phát triển nhanh vào mùa mƣa và sống ở tán lá, các chồi ở gần gốc cây lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis Guenée)
Loài sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis Guenée là loài gây hại phổ biến nhất ở đồng bằng sông Cửu Long so với hai loài ít tìm thấy là:
Marasmia exigua Butler và loài Marasmia patnalis, trong tổng số 3 loài sâu cuốn lá nhỏ đã đƣợc phát hiện (Nguyễn Đức Khiêm, 2005).
Bƣớm có chiều dài thân từ 8 – 12 mm, sải cánh rộng từ 19 – 23 mm, nền cánh màu vàng rơm, bìa cánh có một viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu (2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn). Trứng sâu cuốn lá có màu trắng, hình bầu dục dài 0,5 mm, phát triển từ 3 – 7 ngày, sâu non mới nở có màu trắng sữa, lông nâu phủ khắp mình, sâu lớn đủ sức dài 19 mm màu xanh lá mạ, thân chia đốt rất rõ ràng, giai đoạn ấu trùng là 15 – 20 ngày. Giai đoạn nhộng là 6 – 7 ngày (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).
Bƣớm thƣờng vũ hóa vào buổi tối từ 9 giờ tối đến sáng hôm sau. Nhất là bƣớm cái thì bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn. Sâu mới nở rất nhanh nhẹn bò khắp trên lá, thân cây và chui vào lá non, mặt trong của bẹ lá ăn phần màu
18
xanh của lá. Mỗi sâu nở đến trƣởng thành ăn từ 3 – 6 lá (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Bọ gai (Dicladispa armigera Olivier)
Thành trùng màu xanh dƣơng đen óng ánh, ngực và cánh có nhiều gai. Thành trùng dài từ 5 – 6 mm, sống từ 1 – 2 tháng, một thành trùng cái đẻ từ 50 – 60 trứng, trứng rất nhỏ hình bầu dục, màu trắng trứng nở từ 4 – 7 ngày. Ấu trùng thì màu trắng sữa, có 4 tuổi phát triển từ 10 – 15 ngày. Nhộng trần màu nâu, thời gian nhộng từ 5 – 7 ngày. Bọ gai hoạt động mạnh vào ban ngày, nhất là lúc mùa mƣa. Thành trùng ăn cạp mặt trên lá, để lại sọc trắng. Cả ấu trùng và thành trùng đều thích lá ở giai đoạn tăng trƣởng. Mật số bọ gai cao có thể làm cho lá lúa vàng khô, cây héo và chết cây (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Bọ xít hôi (Leptocorisa acuta Thunberg)
Thành trùng có màu xanh hơi pha nâu ở trên lƣng và màu vàng nâu ở mặt bụng, dài từ 14-18 mm, mình thon dài chân và râu đầu rất dài , râu đầu 4 đốt. Bọ xít đực và cái phân biệt với nhau dễ dàng qua đốt bụng thứ 8 chẻ đôi thành 2 phần, trong khi ở con đực thì cuối bụng tròn. Thành trùng hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối. Ấu trùng và thành trùng tập trung trên bông lúa chích hút hạt lúa đang ngậm sữa bằng cách dùng vòi chích vào khoảng giữa 2 vỏ trấu, làm cho hạt lúa bị lép hoặc lửng rất dễ bể khi xay (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Bọ xít đen (Scotinophora lurida Burm)
Thành trùng màu đen dài từ 8-10 mm. Phiến mai dài tới cuối bụng nhƣng bề ngang không che hết bụng. Góc trƣớc mảnh lƣng ngực trƣớc mỗi bên có một mấu lồi ngắn không nhọn. Góc cạnh mảnh lƣng ngực trƣớc có một mấu lồi ngắn. Ngực có một số đốm vàng nhạt ở bìa trƣớc và cuối vai ngực trƣớc có 2 gai nhọn ở hai bên góc sau. Cả ấu trùng và thành trùng chích hút cả thân, bẹ đôi khi cả bông lúa làm cho cây lúa ít chồi, gié ngắn, hạt lửng, bông bị lép, bạc trắng,… (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).