Trƣớc khi thực hiện kiểm định, dữ liệu thu về đƣợc làm sạch bằng phầm mềm SPSS, nhằm mục đích loại những biến có nhiều ô trống và không phù hợp.
3.3.1 Kiểm định than đo:
Để kiểm định độ tin cậy và giá trị hiệu dụng của thang đo cần phải thực hiện nhằm kiểm định các thang đo sơ ộ trƣớc khi thực hiện phân tích dữ liệu chính thức. Các thang đo của các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành công của dự án đầu tƣ XDCB là những thang đo khoảng cách và các biến quan sát đƣợc thực hiện kiểm định. Các thang đo đƣợc đánh giá sơ ộ thông qua hai công cụ chính: hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha và phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) bằng phần mềm SPSS.
Trƣớc tiên, kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach‟sAlpha đƣợc thực hiện trƣớc để loại bỏ các biến không phù hợp. Theo Nunnally & Burnstein 1994), “Các iến có hệ số tƣơng quan iến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi có hệ số tin cậy Cronbach‟sAlpha từ 0.6 trở lên” Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008, tr.116). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach‟sAlpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng đƣợc, cũng có nhà nghiên cứu đề nghị Cronbach‟sAlpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đo lƣờng là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978) (Hoàng Trọng & ctg, 2008, tr. 24). Trong nghiên cứu sẽ sử dụng các nhân tố có hệ số Cronbach‟s alpha lớn hơn 0.6.
Tiếp theo, phân tích nhân tố khám phá EFA) đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp Principal component với phép quay Varimax. Thực hiện phân tích nhân tố để xác định số lƣợng các nhân tố thích hợp, các chỉ số thƣờng đƣợc quan tâm trong kiểm định nhƣ: hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) > 0.5 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp (Hoàng Trọng & ctg, 2008), hệ số tải nhân tố, nếu hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4 trong EFA sẽ bị loại (Anderson & Gerbing, 1998) và trị số Eigenvalue có điểm dừng khi các nhân tố trích có hệ số eigenvalue ≥ 1. Trong phép phân tích nhân tố, các
27
nhân tố rút trích chỉ đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích phải lớn hơn hay ằng 50% (Hoàng Trọng & ctg, 2008). Trong nghiên cứu chỉ giữ các biến quan sát có hệ số tải > 0.4, các nhân tố có điểm dừng eigenvalue ≥ 1 và tổng phƣơng sai trích AVE ≥ 50%). Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và AlTamimi, 2003).
3.3.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu:
Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội cho kết quả mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành công của dự án. Từ kết quả phân tích hồi qui sẽ xác định các mối quan hệ có ý nghĩa mức ý nghĩa kiểm định 95%). Đồng thời cũng kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhằm xem mối quan hệ các yếu tố thuận hay nghịch và có ý nghĩa ở giá trị kiểm định 95%, và xây dựng phƣơng trình hồi qui.
Kiểm định tính phù hợp của mô hình đƣợc thực hiện thông qua các kiểm định: trị số F, hệ số R2 hiệu chỉnh, hệ số tƣơng quan, phần dƣ phân phối chuẩn và liên hệ tuyến tính) và hệ số phóng đại phƣơng sai VIF) < 10.
3.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
Phần này trình bày về mô hình lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc là thành công của dự án và các yếu tố về lý thuyết có ảnh hƣởng đến sự thành công của dự án đồng thời phát biểu các giả thuyết và đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
Các giả thuyết của nghiên cứu này sẽ liên quan đến những nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành công của dự án bao gồm nhóm yếu tố về môi trƣờng bên ngoài, sự hỗ trợ của các tổ chức, năng lực của các nhà tƣ vấn, năng lực của CĐT, nguồn vốn và sự hài lòng của các bên liên quan.
Để đo lƣờng sự thành công của dự án, mô hình sử dụng biến phụ thuộc là biến thành công dự án. Nhóm biến phụ thuộc thành công của dự án gồm bốn tiêu chí là chi phí, thời gian, yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu các bên liên quan.
Căn cứ vào các nghiên cứu trƣớc kết hợp với quy định đặc thù các dự án sử dụng vốn NSNN tại Việt Nam đồng thời thông qua kết quả thảo luận nhóm và từ công việc thực tế tại đơn vị, nghiên cứu đề xuất 6 giả thuyết với 35 yếu tố đại diện ảnh
28
hƣởng đến sự thành công của các dự án đầu tƣ CDCB tại Bình Chánh.
3.4.1 Nhóm yếu tố về m i trƣờng bên ngoài:
Trong nghiên cứu này, nhóm yếu tố về môi trƣờng bên ngoài bao gồm các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của các bên tham gia dự án là điều kiện tự nhiên, môi trƣờng chính trị, môi trƣờng xã hội, môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng công nghệ và môi trƣờng pháp luật.
Tại Việt Nam, hệ thống chính trị ổn định, không xảy ra tình trạng quốc hữu hóa, chiến tranh, địch họa và đình công, nguồn vốn thực hiện dự án từ NSNN nên chính sách thuế gần nhƣ không ảnh hƣởng. Những yếu tố chính sách còn lại chủ yếu liên quan trực tiếp đến những quy định về quản lý đầu tƣ và xây dựng đối với nguồn vốn NSNN. Trên cơ sở đó, nhóm yếu tố về môi trƣờng bên ngoài bao gồm 06 yếu tố đại diện là:
• Điều kiện tự nhiên.
• Môi trƣờng xã hội.
• Môi trƣờng chính trị.
• Môi trƣờng kinh tế.
• Môi trƣờng công nghệ.
• Môi trƣờng pháp luật.
Giả thuyết H1: Môi trƣờng bên ngoài của dự án có ảnh hƣởng thuận chiều đến thành công của dự án.
3.4.2 Nhóm yếu tố về sự hỗ trợ của các tổ chức:
Các chuyên gia làm việc lâu năm trong lĩnh vực đầu tƣ tại Việt Nam cho rằng các yếu tố liên quan đến các tổ chức bên ngoài ảnh hƣởng đáng kể đến sự thành công của dự án đầu tƣ XDCB. Nhƣ các cơ quan chính quyền địa phƣơng hỗ trợ công tác đền đất đai, giải phóng mặt bằng thi công cho công trình giúp đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Công tác đền và giải phóng mặt ằng là vấn đề khó và liên quan tới lợi ích của nhân dân. Thực tế cho thấy, có rất nhiều dự án đã đƣợc phê duyệt đầu tƣ nhƣng thời gian thi công kéo dài là do công tác giải phóng mặt bằng chậm. Chính vì
29
vậy, sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng nơi thực hiện dự án trong công tác giải tỏa, đền để có mặt bằng thi công ảnh hƣởng trực tiếp đến tiến độ thi công và ảnh hƣởng không nhỏ đến sự thành công của dự án.
Các đơn vị trong và ngoài ngành cũng tham gia hỗ trợ trong công tác giải quyết các thủ tục liên quan trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án nhƣ Sở kế hoạch đầu tƣ, Sở Tài Chính, Ủy ban nhân dân Quận/Huyện, Kho bạc Nhà nƣớc,…
Thành quả của dự án thƣờng phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc tổ chức dự án, đối với dự án thuộc cấu trúc tổ chức theo chức năng thƣờng không có mâu thuẩn về nguồn lực tuy nhiên dự án mang tính cục bộ, không phân biệt rõ trách nhiệm cụ thể, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ên tham gia. Đối với tổ chức dự án dạng thuần túy hay ma trận, vấn đề nguồn lực sẵn có để thi công là điều rất quan trọng. Vì những tổ chức này cùng thực hiện rất nhiều dự án khác nhau, tiến dộ và khối lƣợng công việc cũng khác nhau, đ i hỏi phải có đủ nguồn lực để thi công và ai cũng đ i hỏi đƣợc ƣu tiên, chính vì thế mà thƣờng xảy ra mâu thuẩn về nguồn lực. Để giải quyết vấn đề này đ i hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng thƣơng thảo, khả năng phân chia quyền lực và nguồn lực hợp lý trong tổ chức để giải quyết các mâu thuẩn trong tổ chức.
Dựa vào các yếu tố liên quan đến tổ chức bên ngoài và tổ chức chủ quản. Các yếu tố về sự hỗ trợ của các tổ chức đại diện cho nhóm là:
• Sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng.
• Sự hỗ trợ của các đơn vị trong ngành.
• Sự hỗ trợ của các đơn vị ngoài ngành.
• Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao.
• Sự hỗ trợ của cơ cấu tổ chức.
• Sự hỗ trợ của nhà quản lý chức năng.
• Sự hỗ trợ của ngƣời đứng đầu dự án.
Giả thuyết H2: Sự hỗ trợ của các tổ chức có ảnh hƣởng thuận chiều đến thành công của dự án.
30
3.4.3 Nhóm yếu tố về năn lực các bên tham gia dự án:
Hiện nay, các dự án đầu tƣ XDCB phần lớn là do Nhà nƣớc quản lý, theo luật định thì các bên tham gia dự án bao gồm chủ đầu tƣ, đơn vị tƣ vấn thiết kế, đơn vị tƣ vấn điều hành, đơn vị tƣ vấn giám sát, nhà thầu xây lắp và nhà thầu cung cấp thiết bị.
Đối với nhà tƣ vấn, trƣớc tiên, cần xem xét đến vai trò của tƣ vấn thiết kế trong một dự án.Với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, công tác tƣ vấn thiết kế đóng vai tr đặc biệt quan trọng trong việc đầu tƣ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Do đó việc lựa chọn một nhà tƣ vấn thiết kế có đủ năng lực là yếu tố ảnh hƣởng nhiều đến thành công của một dự án.
Để đảm bảo chất lƣợng tốt cho một công trình, ngoài việc lựa chọn đƣợc một đơn vị thiết kế giỏi, một đơn vị thi công tốt, bên cạnh đó không thể không nhắc đến vai trò và tầm quan trọng của đơn vị tƣ vấn giám sát. Bởi vì đơn vị tƣ vấn giám sát đảm bảo việc thi công đƣợc thực hiện đúng hồ sơ thiết kế, phát hiện - xử lý các chi tiết công trình mà nhà thầu thi công và chủ đầu tƣ không rõ, hỗ trợ chủ đầu tƣ và nhà thiết kế xử lý các sai sót tại hiện trƣờng, đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lƣợng công trình, cũng nhƣ độ tin cậy và an toàn cao trong quá trình vận hành sử dụng. Công việc này đ i hỏi tổ chức tƣ vấn giám sát phải có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật và quản lý đủ năng lực giúp giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án. Đơn vị tƣ vấn giám sát phải có sự phối hợp với nhà sản xuất và nhà thầu thực hiện kiểm tra, thử nghiệm, kiểm soát chất lƣợng và đảm bảo tiến độ thi công của dự án.
Trong các dự án lớn ở Việt Nam, vấn đề khó khăn là phối hợp đội ngũ đủ năng lực để thực hiện dự án thành công. Một ban quản lý dự án là một tập hợp của nhiều cá nhân thực hiện công việc theo chuyên môn, cho nên để họ thực hiện theo một định hƣớng chung cần có một chủ nhiệm dự án đủ năng lực. Đặc điểm để đánh giá một chủ nhiệm dự án giỏi là xây dựng đƣợc nhóm làm việc thống nhất, kỹ năng giao tiếp tốt, xây dựng lòng tin và tập trung vào kết quả. Hai yếu tố này ảnh hƣởng xuyên suốt cả v ng đời của dự án.
Đối với dự án đầu tƣ XDCB, nhà thầu thi công đóng vai tr hết sức quan trọng trong việc thực hiện trong suốt quá trình triển khai đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lƣợng của dự án. Lựa chọn nhà thầu thi công đủ năng lực là một vấn đề quan trọng và
31
đƣợc đề cập rất nhiều ở nƣớc ta hiện nay. Tại buổi dự thảo “Đánh giá sắp xếp năng
lực nhà thầu xây dựng Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội ngày 20 tháng 11 năm 2012. Có
rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này, chia sẽ bên lề hội thảo, ông Nguyễn Văn Ba, Ban chính sách thuộc Tổng hội xây dựng Việt Nam cho rằng, nhà thầu yếu kém vẫn tham gia đấu thầu và thắng thầu bởi thiếu giám sát và thiếu hợp đồng đầu tƣ xây dựng phù hợp với từng nhà thầu cụ thể. Ví dụ, trên thực tế hiện nay, việc lập hồ sơ mời thầu an hành kèm theo Thông tƣ số 01/2010/TT-BKH ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Theo đó tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu không đề cập tới việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu đang thi công c ng một lúc nhiều gói thầu. Điều này dẫn đến nhiều trƣờng hợp nhà thầu đƣợc phê duyệt trúng thầu nhƣng quá trình triển khai đã thể hiện yếu kém về năng lực tài chính mà một trong những nguyên nhân chính là do đang thực hiện quá nhiều gói thầu cùng một lúc.
Đối với các dự án đầu tƣ XDCB từ NSNN, việc QLDA có thể đƣợc thực hiện theo một trong 2 hình thức là CĐT tự QLDA hoặc thuê tƣ vấn QLDA nhƣng CĐT vẫn là ngƣời chịu trách nhiệm toàn diện trƣớc pháp luật về các quyết định4
, nhà QLDA chỉ đóng vai tr nhƣ cá nhân tƣ vấn thiết kế, giám sát. Do tầm ảnh hƣởng lớn nên yếu tố năng lực CĐT đƣợc tách riêng để xem xét, nhóm yếu tố năng lực các bên tham gia dự án còn lại bao gồm:
• Năng lực Tƣ vấn Thiết kế.
• Năng lực Tƣ vấn Giám sát.
• Năng lực Tƣ vấn QLDA.
• Năng lực nhân sự của Nhà thầu chính.
• Năng lực tài chính của Nhà thầu chính.
• Năng lực máy móc thiết bị của Nhà thầu chính.
Giả thuyết H3: Năng lực các bên tham gia dự án có ảnh hƣởng thuận chiều đến thành công của dự án.
32
3.4.4 Nhóm yếu tố về năn lực của CĐT:
Nhƣ phân tích mục 3.4.3, vai tr CĐT đối với các dự án đầu tƣ XDCB tại Việt Nam tƣơng tự nhƣ vai tr nhà QLDA trong các nghiên cứu trƣớc.
Ngoài những yếu tố trên, CĐT các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN tại Việt Nam còn phải đảm bảo khả năng về am hiểu pháp luật và khả năng áo cáo thống kê tình hình thực hiện dự án lên cấp trên hay cấp quản lý về kế hoạch, ngân sách có liên quan. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các yếu tố đại diện cho năng lực CĐT ao gồm:
• Khả năng phối hợp thực hiện hợp đồng.
• Khả năng am hiểu pháp luật xây dựng.
• Khả năng am hiểu chuyên môn kỹ thuật.
• Khả năng ra quyết định theo thẩm quyền.
• Khả năng giải quyết rắc rối của dự án.
• Khả năng áo cáo thống kê tình hình thực hiện dự án
• Khả năng nhận thức vai trò, trách nhiệm quản lý.
Giả thuyết H4: Năng lực của CĐT có ảnh hƣởng thuận chiều đến thành công của dự án.
3.4.5 Nhóm yếu tố về nguồn vốn:
Tại Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển theo hƣớng thị trƣờng, nhu cầu sử dụng vốn ngày càng cao, theo lý thuyết hành vi thì nhà thầu sẽ không triển khai thi công theo tiến độ nếu nguồn vốn không đƣợc bố trí kịp thời hoặc việc thanh toán chậm sau khi nhà thầu hoàn thành khối lƣợng.
Mức độ quan trọng của nguồn vốn đối với các dự án XDCB đã đƣợc khẳng định qua quyết tâm của Chính phủ trong cải thiện việc bố trí vốn tại Hội nghị toàn quốc về đầu tƣ XDCB tháng 3/2010 Thiện Thuật, 2010). Ngoài việc phân bổ vốn hợp lý và bố trí vốn kịp thời cũng là yếu tố góp phần giúp việc thanh toán, quyết toán dự án đƣợc nhanh. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và những nhận định trên, nhóm yếu tố về nguồn vốn bao gồm các yếu tố đại diện sau:
33
• Sự bố trí vốn kịp thời cho các CĐT
• Sự bố trí vốn đầy đủ cho các CĐT
• Sự phân bổ vốn kịp thời cho các dự án
• Sự phân bổ vốn đầy đủ cho các dự án