VI. Ý NGHĨA VỀ SÁNG TÁC CỦA PUSKIN
II.TÁC PHẨM CỦA ÐƠXTƠIEPXK
1. Tiểu thuyết Những người cùng khổ: TOP
Tiểu thuyết Những người cùng khổ được kết cấu dưới hình thức thư tín. Ðây là một hình thức thường được dùng trong những tiểu thuyết tình cảm chủ nghĩa như tiểu thuyết của Ruxơ, Gơt ở thế kỷ XVIII. Tuy vậy, tác phẩm đầu tay của nhà văn trẻ khơng phải là một truyện tình cảm chủ nghĩa mà là một thành tựu mới, kế thừa và phát triển truyền thống Gơgơn hiện thực. Nhân vật chính của truyện là Makar Ðiêvuskin, một viên chức thấp kém kiểu Akaki Akakiêvich trong Chiếc áo khốc của Gơgơn và Varvara Ðơbrơxêiơva, con gái một gia đình đang trong trong tình cảnh cùng đường khốn khĩ giữa đất đế đơ hoa lệ. Ðiêvuskin đã luống tuổi, gần ngũ tuần và sống độc thân. Ðơbrơxêiơva cịn trẻ, mồ cơi cả cha lẫn mẹ, đang sống nhờ tại nhà một người họ hàng xa. Họ mến nhau, trao đổi thư từ hẹn hị nhau chân tình chăm sĩc cho nhau, đơi lúc bừng lên ít nhiều hy vọng, nhưng hy vọng đĩ cũng tàn tắt ngay trước bao nổi âu lo về một ngày mai khốn khĩ. Họ mến thương nhau chân thành và khơng sợ những lời đàm tếu về quan hệ của mình. Nhưng như thường xảy ra trong xã hội đương thời, mối tình đĩ đã kết thúc một cách bất hạnh. Xuất hiện một địa chủ lắm tiền nhiều của, hắn thích Ðơbrơxêiơva và với quyền thế của kẻ mạnh hắn giành giật được cơ. Người viên chức nghèo rơi vào cảnh tuyệt vọng. Qua cốt truyện đơn giản này, Ðơxtơiepxki đã bộc lộ rõ tài năng khái quát hĩa nghệ thuật và thâm nhập vào tâm lý nhân vật, phát hiện ra hiện thực với ý nghĩa cao nhất: Con người trong con người.
Kết cấu của tác phẩm chỉ gồm những trang thư giữa chàng và nàng và một số đoạn ghi chép hồi ức của nàng, nhưng nội dung khơng bị khép kín trong cuộc đời và những suy nghĩ xúc cảm của hai người. Qua những lời bình dị, chân thực của chàng và nàng kể cho nhau, nội dung mở rộng dẫn dắt độc giả gặp nhiều loại người đa dạng trong xã hội Pêtecbua. Nĩ dẫn dắt người đọc vào nhiều cảnh đời thê thảm của những kẻ nghèo hèn, những cư dân của những căn hầm, những gác xép chật chội tối tăm trong thành phố đế đơ Nga. Thế giới Pêtecbua hiện ra với những quan chức hống hách, tàn nhẫn, những tên địa chủ, những tên cho vay cắt cổ, những mụ đưa đường bằng trị đưa đường dắt mối, những viên chức bị thải hồi, những sinh viên nghèo kiếm tiền bằng nghề gia sư.. .
Hình tượng Ðiêvuskin là thành cơng nghệ thuật xuất sắc của cây bút trẻ Ðơxtơiepxki. Trong những người cùng khổ, Ðiêvuskin tự bộc lộ, tự biểu hiện, tự thú nhận với thế giới nội tâm phức tạp, nhiều mâu thuẫn. Trong tác phẩm của mình, nhà văn khơng chỉ đồng cảm mà
Ðiêvuskin là một phần của tâm hồn tác giả, đồng điệu với tâm hồìn tác giả. Puskin, Gơgơn tha thiết khẳng định phải coi những con người nhỏ bé là con người, Ðiêvuskin của Ðơxtơiepxki tự nhìn nhận mình và tự khẳng định mình là con người.
Nhà văn trẻ khơng lý tưởng hĩa nhân vật. Ơí Ðiêvuskin cĩ những mặt hạn chế: học vấn ít ỏi, đầu ĩc cịn nặng những tư tưởng quan điểm trì trệ, tù đọng.
Nhưng Ðiêvuskin khơng phải đơn thuần chỉ như vậy, những mặt yếu kém là do tác động của hồn cảnh xã hội và mơi trường sinh sống nghề nghiệp của riêng anh ta. Ðơxtơiepxki đã tinh tường nắm bắt ở đây tính mâu thuẫn phức tạp giữa đời sống xã hội và tâm lý ý thức của con người. Tính cách của Ðiêvuskin là một tính cách phức tạp, đa dạng, chứa đựng nhiều mâu thuẫn: Một phức hợp giữa những mặt đen tối và những mặt sáng đẹp; giữa mặc cảm tự ti và khát vọng tự khẳng định; giữa tư tưởng an bài định mệnh và những xúc cảm phản kháng đối với trật tự xã hội hiện hành.
Mối tình chân thành, trong sáng vào buổi chiều tà của cuộc đời đã soi rọi cho Ðiêvuskin nhìn nhận mình rõ hơn, tự phát hiện ra con người trong bản thân: Con người cĩ những phẩm chất tốt đẹp hồn tồn xứng đáng để làm người. Tơi hiểu rõ tơi chịu ơn cơ biết bao ! Quen biết cơ điều đầu tiên là tơi bắt đầu hiểu biết bản thân sâu sắc hơn và bắt đầu yêu thương cơ. Cịn trước đĩ, tơi đơn độc và dường như ngủ chứ khơng phải sống trên cõi đời này. Bọn họ, những kẻ đối xử độc ác với tơi nĩi rằng thậm chí hình dạng của tơi cũng khiếm nhã, họ khinh miệt tơi và tơi cũng khinh mệt chính mình; họ bảo rằng tơi đần độn và tơi thật sự cũng nghĩ rằng mình đần độn. Nhưng từ khi gặp cơ, cơ đã soi rọi cả cuộc đời tối tăm của tơi, làm cho trái tim và tâm hồn tơi bừng sáng, tơi thấy mình cĩ thể yên tâm và hiểu rằng tơi khơng tồi hơn những người khác, rằng quả thật tơi chẳng cĩ gì chĩi lọi, hào nhống, rực rỡ, nhưng dầu sau tơi vẫn là con người; với con tim và những suy nghĩ của mình, tơi là con người.
Với con tim và những suy nghĩ của mình, tơi là con người. Ðĩ là điều tự phát hiện cĩ ý nghĩa xã hội sâu sắc của những con người nhỏ bé, đĩ cũng là tuyên ngơn nhân quyền trọng đại của những con người bị chà đạp.
Dịng suy tư của Ðiêvuskin cịn tiến xa hơn nữa. Ðối với anh những tên chẳng chút e dè làm nhục mạ một kẻ cơi cút mà coi là người, là những con người được sao? Ðĩ là lồi đê tiện chứ khơng phải là những con người, chỉ là lồi đê tiện thơi, đành tạm phải liệt kê vào lồi người, nhưng thật chất là khơngcĩ chúng, và tơi tin chắc vào điều đĩ . Ðiêvuskin căm uất, phẫn nộ, trong thâm tâm phủ định quyết liệt những tên thống trị, tự thấy về thực chất, nhân tính chân chính của mình cao quý khác biệt hẳn với loại đê tiện đội lốt người đĩ.
Những người cùng khổ của Ðơxtơiepxki thực sự là một hiện tượng văn học báo hiệu những triển vọng mới chủ nghĩa hiện thực Nga. Ðiêvuskin vừa kế thừa những Xamxơn Vưrin, Akaki Akakiêvich, vừa vượt một quãng dài những nhân vật tiền thân đĩ. Ðơxtơiepxki đã sớm tự khẳng định mình là một tài năng nghệ thuật xuất sắc.