IV.TIỂU THUYẾT EPGHÊNHI ƠNÊGHIN

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học phương tây 2 (Trang 30 - 34)

II. THƠ TRỮ TÌNH CỦA PUSKIN

3. Lịng yêu mến thiên nhiên xứ sở:

IV.TIỂU THUYẾT EPGHÊNHI ƠNÊGHIN

Ðây là tiểu thuyết bằng thơ viết trong hơn tám năm ( 1823 - 1831 ).

Tác phẩm nêu lên vấn đề con người thời đại. Vấn đề này ơng đã đề cập đến hai bản trường ca Người tù Capcaz và Ðồn người Sưgan . Ơí đây vấn đề này được phát triển thêm. Trong hai bản trương ca trước, Puskin viết theo bút pháp lãng mạn do đĩ tính cách nhân vật bị hạn chế. Trong quyển tiểu thuyết bằng thơ này Puskin viết theo phương pháp hiện thực.

Epghênhi Ơnêghin là tác phẩm trung tâm trong tồn bộ sáng tác của Puskin. Ðây là một tác phẩm lớn của văn học Nga và văn học thế giới, đặc biệt trong văn học thời kỳ này.

Epghênhi Ơnêghin của Puskin là tác phẩm mở đường cho chủ nghĩa hiện thực văn học Nga, đánh dấu văn học Nga chuyển sang một thời kỳ mới.

Epghênhi Ơnêghin chia thành tám chương, mỗi chương cĩ 40 đến 60 khổ thơ, mỗi khổ gồm 14 dịng thơ. Tất cả là 5275 dịng ( Truyện Kiều cĩ 3254 dịng ).

Tác phẩm cĩ bốn nhân vâtû chính: Epghênhi Ơnêghin, Tachiana, Lenxki, Ơnga. Epghênhi Ơnêghin là một chàng thanh niên quý tộc thủ đơ, thơng minh, ăn diện đúng kiểu cách, được lịng gái đẹp. Chàng được xem là kiểu mẫu của xã hội thượng lưu. Epghênhi Ơnêghin đắm mình trong sinh hoạt xã hội thượng lưu: tham gia phịng trà, nhà hát, yến tiệc, khiêu vũ... Nhưng khơng lâu anh bắt đầu chán. Anh đĩng cửa ngồi nhà để viết văn đọc sách. Nhưng những cơng việc đĩ khơng thể nào xua tan được những nỗi buồn chán trong lịng.

Trong lúc đĩ anh nghe tin từ nơng thơn người chú vừa qua đời. Gia đình anh ở nơng thơn gọi anh về quê để thừa kế và chăm nom trang ấp. Anh rất hồ hởi ra đi vì nghĩ rằng sẽ vơi bớt nỗi buồn chán ở thành thị.

Ðược vài ngày anh lại buồn chán như lúc trước. Vì vậy, anh tìm mọi việc để làm: thăm họ hàng, chăm sĩc trẻ con... nhưng nỗi buồn chán vẫn đeo đuổi.

Ngay trong làng anh cĩ chàng trai trẻ tên là Lenxki vừa đi học ở Ðức về. Lenxki kém tuổi hơn Epghênhi Ơnêghin và chưa từng trải. Lenxki biết làm thơ, cĩ nhiều mộng tưởng. Cũng tại làng này cĩ người con gái tên là Ơnga và là người yêu của Lenxki. Ðĩ là một cơ gái đẹp, hồn nhiên. Lenxki đến với Ơnga là do hai người thân nhau từ nhỏ.

Epghênhi Ơnêghin kết bạn với Lenxki. Ơnga cĩ người chị là Tachiana. Lenxki dẫn Epghênhi Ơnêghin đến thăm gia đình Ơnga và làm quen với Tachiana. Tachiana khơng xinh đẹp

bằng Ơnga nhưng cĩ tâm hồn rất đẹp và trong sáng. Trong khi cơ em hay ca hát vui nhộn thì cơ chị hay mơ màng, tư lự, ít nĩi, lặng lẽ, suy tư.

Chỉ mới qua buổi đầu gặp gỡ Tachiana đã yêu Epghênhi Ơnêghin. Tachiana cảm thấy người mơ ước của mình đã đến nên yêu mãnh liệt. Cơ đã đánh bạo viết thư tình cho chàng nĩi lên lịng thương yêu, sầu nhớ, tương tư.

Nhận được thư Tachiana, Epghênhi Ơnêghin xúc động trước tấm lịng chân tình tha thiết của nàng nhưng Epghênhi Ơnêghin lại khước từ tình yêu. Anh ta sợ cuộc sống gia đình sẽ làm anh ta mất tự do. Ðây là một hành động làm rõ tính cách con người thời đại.

Trong lễ thánh của Tachiana, Lenxki và Epghênhi Ơnêghin cùng đến dự. Trong ngày vui này Epghênhi Ơnêghin khiêu vũ với Ơnga. Ðiều này làm Lenxki nghi ngờ. Kết quả là Lenxki thách Epghênhi Ơnêghin đấu súng. Thực chất trong thâm tâm Epghênhi Ơnêghin khơng muốn nhận lời đấu súng nhưng cuối cùng thì anh ta đã nhận lời. Trong cuộc đấu súng Lenxki bị chết. Epghênhi Ơnêghin rất đau buồn, vì thế anh bỏ làng quê ra đi.

Sau đĩ ít lâu Ơnga lấy một chàng sĩ quan Nga hồng và theo chồng đi nơi khác. Tachiana ở nhà với mẹ. Lúc này cĩ nhiều người đến dạm hỏi nhưng Tachiana từ chối. Trong thời gian này Tachiana âm thầm lặng lẽ với bản thân, với những kỷ niệm và thường đến thăm căn phịng Epghênhi Ơnêghin từng ở.

Ðến mùa đơng cả hai mẹ con Tachiana rời bỏ làng quê để đến Maxcơva và sống ở tại nhà một bà cơ. Tại đây nàng hịa nhập với sinh hoạt của giới thượng lưu. Lúc bấy giờ cĩ một viên tướng Nga về hưu để mắt đến Tachiana và ơng đã cầu hơn với nàng. Theo lời khuyên của mẹ và vì thương mẹ, Tachiana đã nhận lời.

Sau một thời gian Epghênhi Ơnêghin trở về và gặp lại Tachiana. Lúc này nàng khơng cịn là con người thuở xưa mà trở thành một phu nhân kiều diễm. Trong lịng Epghênhi Ơnêghin tình yêu sống dậy một cách mãnh liệt. Chàng viết thư tỏ tình với nàng, nhưng khi thư đến thì khơng cĩ hồi âm. Vì thế chàng đau buồn đến bệnh. Cuối cùng Epghênhi Ơnêghin đánh bạo đến nhà nàng. Chàng gặp Tachiana và nĩi thật lịng mình. Tachiana rất cảm động và cơ cũng thú nhận với Epghênhi Ơnêghin là nàng vẫn cịn yêu anh tha thiết, nhưng nàng khơng thể phản bội chồng. Trong lúc đĩ chồng của Tachiana bước vào.

* Epghênhi Ơnêghin

Epghênhi Ơnêghin là một thanh niên quý tộc và là nhân vật chính của tiểu thuyết. Ðây là một nhân vật khá phức tạp, mâu thuẫn sâu sắc trong tâm hồn và tư tưởng. Anh ta là con đẻ của giai cấp quý tộc thượng lưu, vì vậy anh ta đắm mình trong cuộc sống thượng lưu là điều tất nhiên. Anh rất giàu sang, khơng phải làm việc gì cả và anh ta khơng muốn lao động. Giai cấp qúy tộc đã tạo ra một con người như thế và lẽ tất nhiên anh sẽ là người tiếp nối, phục vụ và tán dương giai cấp thống trị. Ðĩ là sự mong muốn của giai cấp quý tộc, những người đi trước anh. Nhưng anh khơng phải là người tầm thường như những người cùng giới. Trong tâm tư anh vẫn le lĩi ánh sáng của trí tuệ. Sống trong xã hội thượng lưu nhưng anh khơng ham danh vọng, khơng tán thành, khơng ngợi ca, khơng cúc cung tận tụy nĩ.

Epghênhi Ơnêghin cịn nhận ra được những xấu xa, đểu cáng, những điều đáng chê trách trong xã hội anh đang sống, đĩ là nguyên nhân làm anh chán xã hội này, thậm chí coi thường, khinh khi nĩ và khinh khi chính bản thân mình. Vậy mà khi nhận ra sự xấu xa của nĩ anh vẫn sống với nĩ khơng dứt ra được. Anh vẫn tiêu phí tuổi trẻ, tâm hồn của mình trong xã hội đĩ. Chính những điều đĩ càng làm cho anh buồn chán hơn, chán đến nỗi cùng cực.

Trong bản thân anh cĩ nhiều cái đáng quý: tuổi trẻ, sức lực, học vấn... nhưng anh chẳng biết dùng vào việc gì. Anh sống khơng cĩ mục đích, khơng cĩ lý tưởng. Những điều đĩ là do

hồn cảnh, do lối giáo dục của xã hội, anh khơng gì lĩe lên ở ngày mai vì thế anh khơng biết quan tâm đến ai, anh chỉ biết cĩ mình. Anh sinh ra để sống an thân, ích kỷ, và chỉ cĩ buồn chán.

Do buồn chán, ích kỷ, an thân, cĩ lúc anh đã gây tác hại đối với người khác. Và khơng chỉ đối với người khác anh cịn hại ngay cả bản thân mình. Anh từ chối một mối tình đáng lẽ ra anh phải được sống hạnh phúc. Anh muốn sống tự do cho riêng mình, và điều đĩ làm cho Tachiana đau khổ, thất vọng, buồn đau. Trong tình bạn, anh đấu súng với Lenxki, đĩ là điều vớ vẩn, tuyệt đối khơng nên làm nhưng anh vẫn để điều đĩ xảy ra vì anh sợ dư luận xã hội - cái mà anh coi thường. Ðĩ là điều mâu thuẫn trong con người anh. Anh là một người chán xã hội, khinh bỉ nĩ nhưng anh lại sợ chính nĩ. Vừa coi thường, khinh khi nhưng lại sợ. Ðĩ là nét tính cách của anh.

Qua việc từ chối tình yêu của Tachiana chúng ta thấy Epghênhi Ơnêghin là người khơng cĩ lối thốt, sống quẫn quanh, tiêu phí cuộc đời vào những điều vơ nghĩa, hiểm nguy khơng đáng.

Bên cạnh đĩ anh cũng cĩ những ưu điểm: thơng minh, phủ nhận xã hội, khơng ham danh vọng. Anh là người biết quan sát, biết bồi dưỡng kiến thức, là một con người sống cao thượng, chân thành trong tình yêu. Trong con người anh vẫn tiềm tàng một vài nét đẹp mặc dù anh khơng vượt ra khỏi những thành kiến của xã hội.

Epghênhi Ơnêghin sống khơng cĩ mục đích, sống buồn bã, cơ đơn, khơng biết mọi việc xung quanh, khơng làm được việc gì cho đời... anh trở thành con người thừa của xã hội.

Con người thừa này trở thành hình tượng điển hình, đại diện cho một bộ phận của tầng lớp thanh niên quý tộc đương thời. Ðiều này thể hiện ở tâm trạng, lối sống của nhân vật.

Anh là một con người khơng ủng hộ xã hội đương thời. Ða số thanh niên quý tộc ủng hộ xã hội nhưng anh chán ghét vì anh hiểu hơn họ. Nhưng đồng thời anh khơng chống lại nĩ do nền giáo dục, do những hạn chế của bản thân anh. Nếu như anh chống lại xã hội, lẽ đương nhiên anh đã đi theo những người tháng Chạp. Vì thế Epghênhi Ơnêghin là nhân vật chưa mang ý tưởng thời đại ( Chống lại chế độ nơng nơ chuyên chế Nga hồng ), do đĩ anh khơng thể được xem là nhân vật tích cực. Nhưng anh cũng là người khơng ủng hộ nền chuyên chế đĩ nên chúng ta cũng khơng thể coi anh là nhân vật tiêu cực.

Nếu Epghênhi Ơnêghin xuất hiện vào thời kỳ đầu của cách mạng thì anh là người cĩ những nét tích cực. Nhưng về sau thì anh trở thành con người tiêu cực.

Hình tượng Epghênhi Ơnêghin được nhà thơ miêu tả trong sự phát triển, đặc biệt là ở giai đoạn cuối của tiểu thuyết. Khi anh giết Lenxki anh đã bước vào bước ngoặc của cuộc đời. anh đã rời bỏ, anh khgơng đủ sức bình tỉnh ở lại nơi đã khiến anh gây tội ác, xa rời xã hội thượng lưu để đi đến một nơi nào đĩ. Và nhờ đi đây đi đĩ, anh đã hiểu được nổi khổ của người dân. Ðây cũng là một bước tiến. Cuối cùng anh chán nản và trở về, gặp Tachiana và tình cảm trước kia được đánh thức.

Tĩm lại, Epghênhi Ơnêghin là một con người thừa, một sản phẩm của xã hội Nga đầu thế kỷ XIX, xã hội đĩ đã tạo ra một người như anh ta. Thơng qua hình tượng này, nhà văn đã thể hiện hiện thực một cách sâu sắc, đầy đủ về lối sống, tâm trạng, lý tưởng của lớp thanh niên quý tộc đương thời.

* Tachiana

Ðây là người phụ nữ Nga làm cho người đọc yêu mến. Puskin đã để tất cả tình cảm, tâm hồn và sự quý trọng để xây dựng nhân vật lý tưởng này.

Nếu như Epghênhi Ơnêghin là nhân vật phức tạp đầy mâu thuẫn thì đây là một hình tượng cĩ tính cách đa dạng. Ðiều chung nhất, đây là một tâm hồn Nga đẹp đẽ. Tachiana là một thiếu nữ

quý tộc ở làng quê, nàng sống rất bình dị như những cơ gái nơng thơn khác. Sự bình dị thể hiện ở ngay tên gọi Tachiana.

Tachiana là một cơ gái sống cĩ nghị lực, trách nhiệm, nàng cĩ một nét đẹp dịu hiền, kín đáo, đăưm thắm, cái đẹp chủ yếu là ở vẻ đẹp tâm hồn. Nội tâm cơ hơi buồn, hay sống cơ đơn, trầm mặc, hay suy nghĩ, xúc cảm một mình.

Tachiana rất thích đọc sách tiếng Pháp, viết thư bằng tiếng Pháp nhưng đồng thời lại là cơ gái hay bĩi tốn, nằm mộng như những cơ gái đồng quê Nga.

Tachiana là cơ gái rất gắn bĩ với làng quê cả về tâm hồn lẫn tư tưởng. Cơ rất yêu ruộng vườn, thiên nhiên bốn mùa...

Tachiana rất trầm lặng nhưng khi đã yêu thì yêu vơ cùng nồng cháy, chân thành, tha thiết, mãnh liệt, chỉ biết tuân theo nhịp đập của trái tim. Nàng đã chủ động viết thư tỏ tình với Epghênhi Ơnêghin.

Tachiana bị từ chối tình yêu, nàng đau khổ vơ cùng nhưng vẫn giữ mãi tình yêu của mình. Ðến khi cĩ chồng Tachiana vẫn cịn vẫn nguyên vẹn tình cảm đĩ. Tất cả những điều này nĩi lên sự thủy chung và tình yêu sâu nặng trong tâm hồn Tachiana.

Tĩm lại, bản chất của Tachiana là sự cao quý về tâm hồn và tinh thần trách nhiệm, khơng hề tráo trở trong tình yêu và tình nghĩa vợ chồng. Chính điều này thể hiện bản chất của người phụ nữ Nga, tâm hồn Nga chân chính và sâu sắc.

* Lenxki

Lenxki là một người nồng nhiệt, cĩ tài, nhưng chết rất trẻ. Anh ta là một con người lãng mạng mang biết bao hồi bảo ở đời. nhưng cái chết của anh là một điều tất nhiên. Ðĩ chính là tính hiện thực của tác phẩm.

Bên cạnh việc miêu tả những nhân vật như Epghênhi Ơnêghin, Tachiana, Lenxki, Ơnga Puskin

cịn xây dựng những nhân vật như bà nhũ mẫu, những cơ gái nơng thơn tất cả những điều này làm tăng thêm tính hiện thực của tác phẩm.

Trong tác phẩm Puskin cịn tái hiện thiên nhiên Nga với mọi nét điển hình và chân thật của nĩ. Nhà thơ miêu tả từ kinh thành Pêtecbua cho đến những miền quê với cảnh sắc bốn mùa đặc trưng ở Nga.

Nơng thơn Nga chiếm một vị trí đặc biệt trong tiểu thuyết. Ơng miêu tả các mùa: xuân, hạ, thu, đơng với núi non, sơng rộng, tuyết phủ, bầu trời xanh... Nhà thơ đã nắm bắt những cái đẹp trong chính cái bình thường, dung dị.

Ngồi ra trong tác phẩm nhà thơ cịn thể hiện nhiều bức tranh về phong tục tập quán Nga với tầm bao quát sâu rộng.

Tĩm lại, trước khi tiểu thuyêt bằng thơ này ra đời, ở Nga chưa cĩ một tác phẩm văn học nào thể hiện được tồn bộ một giai đoạn lịch sử một cách trọn vẹn, rộng rão, chân thực như Epghênhi Ơnêghin. Do đĩ , Bêlinxki gọi tiểu thuyết này là bách khoa tồn thư về cuộc sống Nga đặc biệt đầu thế kỷ XIX.

Nổi bật trong tác phẩm này là tính hiện thực, tính nhân dân và chất trữ tình. Epghênhi Ơnêghin và hai tác phẩm Người tù Capcaz, Ðồn người Sưgan" đều nĩi về con người thời đại, nhưng đây là tác phẩm tiêu biểu, thành cơng và xuất sắc nhất của Puskin.

V .VĂN XUƠI

Trong mười năm cuối cùng 1827- 1837 , Puskin chú trọng viết văn xuơi . Ơng là người đặt nền mống cho văn xuơi hiện thực Nga. Những tác phẩm tiêu biểu của ơng là: Con đầm bích,

Tập truyện của ơng Benkin, Người con gái viên đại úy, Người da đen của Piơt Ðại đế, Phát súng, bão tuyết, Ơng chủ hiệu đám ma, Người trưởng trạm, Cơ tiểu thư nơng dân..

Puskin tỏ ra khơng hài lịng với văn xuơi hiện tại bởi vì khi đọc lên ơng thấy nĩ hời hợt, kiểu cách, xa rời cuộc sống, giả tạo, xa lạ với những vấn đề của đất nước, của nhân dân.

Ngơn ngữ trong các tác phẩm văn xuơi hiện tại của Nga thường đưa tiếng nước ngồi vào, nhất là tiếng Pháp làm cho nĩ nặng nề, thấp kém, khơng đủ sức diễn đạt và nĩi lên những điều tinh tế....Nĩ khơng hấp dẫn đối với người đọc đương thời.

Puskin thấy mình cĩ nhiệm vụ cải cách văn xuơi, đặt nền mống cho nền văn xuơi hiện đại.

Ơí phương Tây, chủ nghĩa hiện thực ra đời đã dẫn đến sự phát triển vững vàng của văn xuơi. Ơí Nga chủ nghĩa hiện thực ra đời đặt ra vấn đề xây dựng nền văn xuơi đặc biệt là phát triển ngơn ngữ văn xuơi. Văn xuơi ở Nga đuổi kịp các nước phương Tây chính là nhờ vai trị to lớn của Puskin. Tơnxtơi nhận xét: Puskin là người thầy của tơi và tơi cần phải học tập".

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học phương tây 2 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w