Phương án ngân hàng Mỹ Xuyên liên kết với ngân hàng khác

Một phần của tài liệu Tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP " PHƯƠNG ÁN PHÁT HÀNH THẺ ATM CỦA NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN " pot (Trang 30 - 34)

hành phân tích phương án 2 “phương án liên kết chiến lược với ngân hàng khác”

4.4.2. Phương án ngân hàng Mỹ Xuyên liên kết với ngân hàng khác cho dịch vụ ATM vụ ATM

Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng đã xuất hiện việc liên kết giữa các ngân hàng (như Agribank, ACB, Sacombank, Đông Á); An Giang có

VIBank và Vietcombank cùng sử dụng một hệ thống ATM nhằm tạo ra một cộng đồng đông đảo các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán, phát hành thẻ, mở rộng

đối tượng khách hàng sử dụng thẻ cũng như mạng lưới chấp nhận thẻ, tạo nền tảng

xây dựng chuẩn mực chung về kỹ thuật để từ đó tạo ra tiện ích có giá trị ngày càng

cao cho người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân

hàng. Tính liên kết báo hiệu một hệ thống thẻ lớn mạnh được kết nối trong toàn quốc, tạo cho khách hàng có mạng lưới rộng, có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi, mối

liên kết này sẽ tạo tính cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khi hội nhập.

Ngân hàng Mỹ Xuyên đi lên từ quỹ tín dụng, quy mô hoạt động bị giới hạn,

hoạt động kinh doanh dịch vụ không lớn so với các ngân hàng khác (Vietcombank, Incombank, Agribank,...). Do vậy, để dịch vụ ATM-Mỹ Xuyên ra đời và phát triển

mạnh, đòi hỏi ngân hàng phải tìm kiếm một đối tác chiến lược và liên kết cùng đối tác đó. Và đối tác chiến lược mà Mỹ Xuyên có thể chọn là Ngân Hàng Nông Nghiệp

Và Phát Triển Nông Thôn (Agribank), bởi: Agribank có mạng lưới hoạt động rộng

khắp các tỉnh, thành phố, thị xã, huyện thị nông thôn Việt Nam; Có khoa học công

nghệ hiện đại (có đại lý thanh toán thẻ quốc tế: Visa, Mater Card, thanh toán và tài trợ xuất nhập khẩu, chi trả kiều hối, cho thuê tài chính,...), hệ thống ATM được lắp đặt khắp nơi theo chi nhánh ngân hàng. Bên cạnh đó, hiện nay Agribank cũng đang

liên kết với ngân hàng khác, đồng thời Agribank là ngân hàng gắn liền với nông dân,

phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn,... Đây là những yếu tố mà Mỹ

Xuyên tìm thấy được từ Agribank và quyết định chọn Agribank làm đối tác chiến lược. Tuy nhiên, Agribank có chấp nhận hay không còn là một vấn đề đối với ngân

hàng Mỹ Xuyên. Vì vậy, đòi hỏi giữa Mỹ Xuyên và Agrbank cần phải có hợp đồng

thoả thuận để đảm bảo quyền lợi cho hai bên.

Hiện nay, Banknet đưa ra hình thức liên kết với mục tiêu huy tụ hệ thống

thanh toán Việt Nam. Banknet xây dựng biểu phí giao dịch, mỗi biểu phí giao dịch

liên mạng khách hàng sẽ chịu một khoản phí 3,000 đồng. Mỹ Xuyên sẽ chọn hình thức này cho việc xây dựng hệ thống liên kết cùng Agribank.

4.4.2.1 Phân tích tài chính

Chi phí Marketing

Trong phương án này, để đưa sản phẩm thẻ liên kết của Mỹ Xuyên đến với khách hàng, năm đầu ngân hàng sẽ đầu tư nhiều cho chương trình Marketing, do đó chi phí Marketing được xem là chi phí đầu tư (I) cho phương án.

Bảng 18: Chi phí Marketing

ĐVT: Nghìn đồng

(Nguồn: Tự thiết kế)

Khoản mục Số lượng Đơn vị Chi phí

Quảng cáo trên báo truyền hình 7 ngày 4,000 Thông tin trên tờ rơi bangroll 500 tờ 5,000

Giải thưởng 1 chiếc xe 50,000

Bảng 19: Chi phí thuê nhân viên

ĐVT: Nghìn đồng

Khoản mục Số

lượng

Đơn

vị Tiền thuê/tháng Tiền thuê/năm

Nhân viên đăng kí thẻ 1 người 2,500 30,000

Nhân viên hỗ trợ khách hàng 1 người 2,500 30,000 Nhân viên tra soát khiếu nại 1 người 2,500 30,000

Tổng 90,000

(Nguồn: Tự thiết kế) Ngoài 2 chi phí trên, hàng năm ngân hàng còn phải chi trả một khoản chi phí khác (như chi phí tiếp thị, chi phí khác phát sinh,...) trị giá 30 triệu đồng.

Phân tích tài chính

Khoản phí mà khách hàng (mở tài khoản tại ngân hàng Mỹ Xuyên) chi trả

cho mỗi giao dịch liên kết là 3,000 đồng. Có 2 mức phí mà Mỹ Xuyên có thể chi trả

cho Agribank trong quá trình liên kết là: 1,000/3,000 (1/3),1.500/3,000(1/2), sẽ thể

hiện rõ như sau:

Bảng 20: Phân tích tài chính (với mức phí phải trả cho Agribank là 1/3) ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục 2007 200 8 2009 2010 2011 2012 2013 … 2017 Khách hàng 500 700 1000 1500 2000 2500 2500 2500 Số lần giao dịch/năm 24 33.6 48 72 96 120 120 120 Doanh thu (3/3) 72 100.8 144 216 288 360 360 360 Chi phí 144 153.6 168 192 216 240 240 240 Phí phải trả (1/3) 24 33.6 48 72 96 120 120 120

Thuê nhân viên 90 90 90 90 90 90 90 90

Chi phí khác 30 30 30 30 30 30 30 30 Lợi nhuận -72 -52.8 -24 24 72 120 120 120 Chi phí Marketing 59 CF 59 -72 -52.8 -24 24 72 120 120 120 r 15% NPV 842.5 IRR 16%

Bảng 21: Phân tích tài chính (với mức phí phải trả cho Agribank là 1/2) ĐVT: Triệu đồng Năm Khoản mục 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 … 2017 Khách hàng 500 700 1000 1500 2000 2500 2500 2500 Số lần giao dịch/năm 24 33.6 48 72 96 120 120 120 Doanh thu (3/3) 72 100.8 144 216 288 360 360 360 Chi phí 156 170.4 192 228 264 300 300 300 Phí phải trả (1/2) 36 50.4 72 108 144 180 180 180

Thuê nhân viên 90 90 90 90 90 90 90 90

Chi phí khác 30 30 30 30 30 30 30 30 Lợi nhuận -84 -69.6 -48 -12 24 60 60 60 Chi phí Marketing 59 CF 59 -84 -69.6 -48 -12 24 60 60 60 r 15% NPV -143.1 IRR -5%

Với 2 bảng phân tích dòng tiền trên chứng tỏ phương án 2 đáng giá hơn so

với phương án 1.Vì vậy, việc liên kết chiến lược cùng Agribank là cần thiết đối với

ngân hàng Mỹ Xuyên và ngân hàng Mỹ Xuyên sẽ chọn mức phí chi trả cùng đối tác

chiến lược là 1000 đồng/giao dịch liên kết, tức thu phí khách hàng 3000đồng/giao

dịch liên kết, ngân hàng Mỹ Xuyên sẽ nhận được 2000 đồng và Agribank hưởng 1000 đồng của khách hàng khi khách hàng đó mở tài khoản tại ngân hàng Mỹ

CHƯƠNG 5: THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN KHẢ THI PHƯƠNG ÁN LIÊN KẾT CHIẾN LƯỢC

Cùng hiệu quả của phương án hai, ngân hàng Mỹ xuyên tiến hành thực hiện phương án liên kết với đối tác chiến lược Agribank.

Một phần của tài liệu Tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP " PHƯƠNG ÁN PHÁT HÀNH THẺ ATM CỦA NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN " pot (Trang 30 - 34)