Với sinh hoạt mang tính cộng đồng, các tổ TK&VV là nơi để các thành viên giúp đỡ nhau những kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Điều đó có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, khả năng trả nợ, trả lãi ngân hàng. Tổ TK&VV hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào Ban quản lý tổ đặc biệt là vai trò của tổ trƣởng.
Cần xây dựng kỷ luật tín dụng chặt chẽ, nghiêm minh trong tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV. Các thành viên trong tổ phải hiểu đƣợc trách nhiệm của mình khi tham gia sinh hoạt tổ, thực hiện theo đúng quy ƣớc hoạt động của tổ đã đƣợc biểu quyết thông qua. Việc bình xét mức vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay, đối tƣợng vay vốn có phải là hộ nghèo không… phải đƣợc đƣa ra bàn bạc một cách công khai dân chủ tại cuộc họp của tổ trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn của từng hộ, chu kỳ sản xuất kinh doanh, luân chuyển của vốn vay. Tránh tình trạng chia đều xẻ mỏng về số tiền cho vay, đồng đều về thời hạn cho vay. Các thành viên trong tổ có trách nhiệm kiểm tra sử dụng vốn vay lẫn nhau, cộng đồng trách nhiệm trong việc hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng. Cán bộ tín dụng phối hợp với tổ chức hội nhận ủy thác kiểm tra việc thực hiện kỷ luật tín dụng của tổ nhƣ: kiểm tra việc ghi chép sổ sách của tổ trƣởng, biên bản họp tổ, tình hình thu lãi, thu tiết kiệm theo quy ƣớc hoạt động của tổ; tham gia vào các buổi sinh hoạt của tổ để nắm bắt kịp thời những tồn tại, vƣớng mắc, kiến nghị của các thành viên để có hƣớng xử lý kịp thời.
4.2.5. Tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra toàn diện trong hệ thống
hợp chặt chẽ công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc với kiểm tra của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và tự kiểm tra của các phòng giao dịch NHCSXH huyện và thanh tra nhân dân.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra chuyên đề tín dụng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi tham ô, lợi dụng xâm tiêu của cán bộ hội, cán bộ xã, cán bộ ngân hàng. Chi nhánh phải thực hiện kiểm tra hoạt động tín dụng tối thiểu 1 năm 1 lần đối với 100% PGD NHCSXH cấp huyện; PGD NHCSXH cấp huyện kiểm tra 100% hoạt động tín dụng tại cấp xã. Thƣờng xuyên báo cáo tình hình các khoản nợ bị xâm tiêu chiếm dụng cho Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh để chỉ đạo UBND các huyện, thị xã phối hợp thu hồi kể cả dùng biện pháp cƣỡng chế. Không để bất cứ ngƣời nào, tổ chức nào xâm tiêu tiền vốn của NHCSXH, không để nguồn vốn xóa đói giảm nghèo bị mất mát lãng phí mà phải đƣợc bảo tồn và phát triển.
Coi trọng công tác thông tin tuyên truyền, tiếp thị trên các phƣơng tiện thông tin nhƣ báo, đài phát thanh truyền hình địa phƣơng…để mọi ngƣời hiểu và làm đúng luật lệ, kỷ cƣơng quản lý và chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô tiền vốn của nhà nƣớc, của nhân dân.
Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nƣớc, tuyên dƣơng, khen thƣởng kịp thời gƣơng ngƣời tốt, việc tốt. Thực hiện làm việc có kỷ cƣơng, có kỷ luật, tân tậm với công việc, tận tụy với khách hàng. Phối hợp giữa Đảng, Chính quyền và các đoàn thể thực hiện tốt phƣơng châm Đảng lãnh đạo toàn diện, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các đoàn thể nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống để thực hiện công tác tín dụng cho vay ƣu đãi đạt hiệu quả.