Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động của NHCSXH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà giang (Trang 33 - 41)

Hoạt động của NHCSXH chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hƣởng chúng có thể tạo ra những thuận lợi hay khó khăn nhất định. Những nhân tố ảnh hƣởng chủ yếu tới hoạt động của NHCSXH ở nƣớc ta bao gồm:

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên. Đối tƣợng phục vụ chủ yếu của NHCSXH là ngƣời nghèo, sinh sống chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Những điều kiện tự nhiên về địa hình, đất đai, khí khậu, nguồn nƣớc, tài nguyên thiên nhiên… thuận lợi cho phát triển kinh tế là cơ sở thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo thuận lợi không những cho hoạt động cung cấp tín dụng chính sách của NHCSXH, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách đối với ngƣời nghèo. Ngƣợc lại, tại những nơi địa hình phức tạp, đất đai, khí hậu không thuận lợi cho phát triển kinh tế thì không những chỉ sản xuất kinh doanh mà cả hoạt động của NHCSXH cũng gặp nhiều khó khăn. Để ngƣời nghèo tại các vùng khó khăn tiếp cận đƣợc với tín dụng chính sách và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó trong sản xuất kinh doanh, vƣơn lên thoát nghèo, NHCSXH phải có nỗ lực lớn với chi phí rất lớn.

Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế. Sƣ̣ phát triển củ a kinh tế có vai trò quyết đi ̣nh tới sƣ̣ phát triển của nhƣ̃ng lĩnh vƣ̣c hoa ̣t đô ̣ng xã hô ̣i khác, đặc biệt là

xóa đói giảm nghèo Sƣ̣ phát triển kinh tế trải qua nhƣ̃ng nấc thang khác nhau ,

tƣơng ƣ́ng với tƣ̀ng nấc thang đó là nhƣ̃ng trình độ phát triển kinh tế nhất định thể hiê ̣n mƣ́c đô ̣ phát triển kinh tế của xã hô ̣i trong tƣ̀ng giai đoa ̣n li ̣ch sƣ̉ cu ̣ thể trong mối quan hê ̣ so sánh với giai đoa ̣n trƣớc hoă ̣c giƣ̃a các quốc gia , vùng kinh tế với nhau . Thông thƣờng trình độ phát triển kinh tế đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu nhƣ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển kết cấu hạ tầng, mức thu nhập của dân cƣ…Trình độ phát triển kinh tế có tác động trực tiếp tới công tác giảm nghèo, tăng trƣởng kinh tế và thu nhập của dân cƣ không những tạo điều kiện vật chất cho sự hỗ trợ ngày càng lớn của nhà nƣớc

cho ngƣời nghèo thông qua hoạt động của NHCSXH, mà còn giúp cho ngƣời nghèo có thêm thuận lợi để tự vƣơn lên.

Thứ ba, hội nhập kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động hai mặt tới hoạt động của NHCSXH, vừa mở rộng cơ hội thu hút nguồn lực cho giảm nghèo, tiếp thu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách đối với ngƣời nghèo, song cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và đòi hỏi phải mở rộng cũng nhƣ không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động của NHCSXH.

Quá trình hội nhập quốc tế và khu vực đã tạo thêm thuận lợi cho sản xuất kinh doanh đối với các chủ thể kinh tế về vốn, công nghệ, thị trƣờng, nhờ đó thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho ngƣời lao động, tăng thu ngân sách, từ đó tạo ra những điều kiện vật chất mới ngày càng lớn hơn cho công cuộc giảm nghèo. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế cũng đem lại những sự trợ giúp về tài chính và kinh nghiệm tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo từ các thiết chế tài chính, tín dụng và chính phủ, các tổ chức phi chính phủ. Những nguồn lực này cùng với các chƣơng trình mang tính trợ giúp kỹ thuật, điều kiện kết cấu hạ tâng, nâng cao dân trí…nếu đƣợc sử dụng tốt thông qua hoạt động của NHCSXH sẽ có vai trò hỗ trợ tích cực đối với giảm nghèo.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh với các đối thủ lớn, do đó nếu các chủ thể trong nƣớc không thể nâng cao sức cạnh tranh của mình thì không những khó thâm nhập thị trƣờng quốc tế, mà còn thua ngay trên sân nhà, từ đó mức độ rủi ro trong kinh doanh có thể cao hơn, đe dọa những chủ thể kinh doanh yếu kém có thể rơi vào vòng đói nghèo bất kể lúc nào. Bên cạnh đó, hội nhập cũng làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào thị trƣờng

trên thị trƣờng thế giới ngày càng có ảnh hƣởng mạnh mẽ và sâu sắc tới tình hình kinh doanh ở nƣớc ta. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ nƣớc Mỹ năm 2008 đã gây ra suy giảm kinh tế cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những tín hiệu không vui từ các thị trƣờng quốc tế đã ảnh hƣởng lớn tới hoạt động xuất khẩu, làm thu hẹp quy mô sản xuất trong nƣớc, dẫn đến nhiều căng thẳng trong giải quyết việc làm, thu nhập cho ngƣời lao động, làm cho công tác giảm nghèo nói chung và hoạt động của NHCSXH nói riêng gặp nhiều khó khăn hơn.

Thứ tƣ, năng lực tự vƣơn lên thoát nghèo của bản thân ngƣời nghèo.

Bản thân ngƣời nghèo thƣờng có nhận thức hạn chế về vấn đề nghèo. Nhiều ngƣời nghèo ở nƣớc ta không thể tự mình lý giải đƣợc nguyên nhân nghèo khó của mình. Do ngƣời nghèo thƣờng trình độ học vấn thấp, nhiều ngƣời không có nghề, ít có cơ hội tìm đƣợc việc làm tốt, ổn định, nên thu nhập thấp thƣờng chỉ đạt mức đảm bảo nhu cầu dinh dƣỡng tối thiểu, từ đó không có điều kiện để nâng cao trình độ cũng nhƣ có tiền để đi học nghề hay trang bị hoặc nâng cao kiến thức của mình trong tƣơng lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Trình độ học vấn thấp và không có nghề sẽ ảnh hƣởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dƣỡng con cái... đến không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tƣơng lai.

Ngƣời nghèo thƣờng tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi đang chịu ảnh hƣởng rất lớn của những tập quán, thói quen canh tác, sản xuất lạc hậu, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác nên rất khó thay đổi. Tập quán canh tác lạc hậu, cùng với tƣ tƣởng bảo thủ, cổ hủ, không chịu tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn mới... đã và đang là nhân tố cản trở ngƣời nghèo vƣơn lên trong phát triển sản xuất, kinh doanh. Không ít ngƣời nghèo cho đến nay vẫn chƣa có ý thức vƣơn lên, tự cứu lấy bản thân và gia đình, một bộ phận ngƣời

nghèo, đặc biệt là ngƣời dân tộc thiểu số còn có thói quen chây lƣời, ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nƣớc hoặc cộng đồng.

Trong trƣờng hợp các hộ nghèo có năng lực quản lý tài chính, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, có trình độ tay nghề, có ý thức và ý chí vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo, …thì sử dụng vốn vay từ NHCSXH sẽ có hiệu quả và khả năng hoàn trả vốn tốt.

Do vậy, để sử dụng có hiệu quả tín dụng chính sách cho ngƣời nghèo, NHCSXH cần nỗ lực nghiên cứu nắm bắt chính xác về thực trạng nghèo và khả năng vƣơn lên thoát nghèo của từng đối tƣợng, đồng thời phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giúp ngƣời nghèo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách.

Thứ năm, sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phƣơng và sự phối hợp của cơ quan nhận ủy thác (các tổ chức CTXH).

Đây là một yếu tố cần thiết vì nếu cấp ủy Đảng, Chính quyền không thực sự quan tâm đến hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, cơ quan nhận ủy thác không làm tốt các công đoạn đƣợc uỷ thác sẽ thì việc bình xét cho vay sẽ không công khai minh bạch, không đúng đối tƣợng, hộ vay sử dụng vốn không đúng mục đích từ đó dẫn đến hiệu quả từ nguồn vốn vay ƣu đãi thấp chất lƣợng tín dụng trên địa bàn

Thứ sáu, năng lực hoạt động của bản thân Ngân hàng Chính sách xã hội.

-Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng có một ý nghĩa to lớn quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả hệ thông Ngân hàng. Do vậy khi xây dựng chính sách, quy trình tín dụng tín dụng cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của

sách tín dụng phải phù hợp với đƣờng lối chính sách tín dụng của Đảng, Nhà nƣớc và cần đƣợc dựa trên những cơ sở thực tiễn và khoa học nhất định. Nếu chính sách tín dụng tốt, quy trình tín dụng chặt chẽ, cấp tín dụng đúng đối tƣợng sẽ phát huy đƣợc vai trò của tín dụng chính sách, đồng thời hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng.

-Công tác tổ chức của Ngân hàng

Tổ chức của Ngân hàng cần phải đƣợc cụ thể hoá và sắp xếp một cách có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng đã đƣợc quy định cả về huy động vốn cũng nhƣ cho vay, quản lý đƣợc cơ cấu tài sản nợ, tài sản có của Ngân hàng. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Do hoạt động tín dụng là loại hình kinh doanh tiên tệ có rủi ro rất lớn nên cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận trong từng Ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, giữa Ngân hàng với các cơ quan khác nhƣ tài chinh, pháp lý,... Việc thiết lập các mối quan hệ tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề có liên quan đến tín dụng khi cầc thiết.

- Chất lƣợng nhân sự

Con ngƣời là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và trong hoạt động của Ngân hàng nói chung. Hiện nay khi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng ngày càng phát triển thì đòi hỏi chất lƣợng nhân sự ngày càng cao để có thể sử dụng các phƣơng tiện làm việc hiện đại, phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ không ngừng. Do vậy, việc tuyển chọn nhân sự cần phải đƣợc tiến hành kỹ lƣỡng, cán bộ tín dụng phải là ngƣời có trách nhiêm cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt, phải có chuyên môn giỏi thì mới có thể ngăn ngừa những sai phạm khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng, đồng

thời tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng mình trên thị trƣờng và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu đa dạng của một xã hội ngày càng phát triển .

- Quy trình tín dụng

Đây là những giai đoạn, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục

nhất định trong việc cho vay, thu nợ bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng cho đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lƣợng tín dụng phụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng cũng nhƣ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giai đoạn: Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay; Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro; Thu nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng có tác động trực tiếp đến quyết định cho vay, giúp cho các cán bộ tín dụng có câu trả lời đúng: Cho vay hay không cho vay? Xét trên tầm vĩ mô thông tin tín dụng là cơ sở đánh giá chất lƣợng tín dụng và đƣa ra các dự báo phát triển kinh tế Thông tin tín dụng có thể thu đƣợc nhiều nguồn: Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh... thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lƣợng tín dụng càng cao.

- Kiểm soát nội bộ

Thông qua công tác này các nhà lãnh đạo Ngân hàng sẽ nắm đƣợc tình hình hoạt động chất lƣợng tín dụng đang diễn ra, những khó khăn, thuận lợi trong việc chấp hành các quy định pháp luật, nội quy, chính sách kinh doanh, thủ tục tín dụng. Từ đó giúp các nhà lãnh đạo Ngân hàng đƣa ra những chủ trƣơng chính sách phù hợp nhằm giải quyết những khó khăn và phát huy những nhân tố thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chất lƣợng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành các quy định, thể lệ...và mức độ kịp thời phát hiện sai sót

cũng nhƣ nguyên nhân dẫn đến sai xót trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng.

- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng

Trang thiết bị góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Nó là công cụ, phƣơng tiện thực hiện tổ chức quản lý Ngân hàng, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thực hiện nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, các trang thiết bị tin học đã giúp cho Ngân hàng cập nhật đƣợc thông tin nhanh chóng kịp thời, chính xác.

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà giang (Trang 33 - 41)