Những kiểu hoạt động nhóm và vai trò của giáo viên

Một phần của tài liệu Dạy học hiện đại Lí luận, biện pháp và kĩ thuật dạy học (Trang 33)

Trong dạy học nhóm nhỏ, cho dù các hoạt động của học sinh đa dạng như thế nào thì vai trò của giáo viên vẫn có xu hướng chuyển dịch từ chỗ là người thiết kế và chỉ đạo sang vị trí người tạo thuận lợi và làm nguồn hoạt động cho học sinh, nhiều chức năng lãnh đạo chuyển từ giáo viên sang học sinh xét theo nghĩa tương đối, tức là sự lãnh đạo của giáo viên chỉ có tính chất gián tiếp và có những hình thức dân chủ. Xét theo chức năng của chúng, các hoạt động nhóm gồm một số kiểu sau:

1. Kiểu hoạt động nhóm giúp giáo viên ứng xử và giải quyết những vấn đề về khác

biệt cá nhân của người học- nhờ hoạt động nhóm mà giáo viên phân hóa dạy học, cá

nhân hóa dạy học, tiếp cận cá nhân, dạy phụ đạo cho những trường hợp đặc biệt…;

2. Kiểu hoạt động nhóm tạo ra những cơ hội để học sinh hoạch định và phát triển những dự án hay công việc chuyên biệt cho phép nhóm có thể làm việc cùng nhau-

chẳng hạn những trò chơi didactics, những chủ đề thảo luận, những bài thực hành theo nhóm… thuộc kiểu này;

3. Kiểu hoạt động nhóm nâng cao tương tác và trình độ xã hội hóa của học sinh-

chẳng hạn các nhóm thảo luận, nghiên cứu thực nghiệm, hoạt động học tập dưới hình thức lao động công ích, lễ hội,…

Xét về tính chất của hoạt động, có thể phân chia hoạt động nhóm thành các kiểu sau:

1. Kiểu nhận thức- chủ yếu là các dạng thảo luận, thực nghiệm, nghiên cứu…

nhằm các mục tiêu nhận thức bài học;

2. Kiểu quan hệ giao tiếp- nhấn mạnh sự phát triển cảm xúc và tình cảm, các kỹ

năng cộng tác và ứng xử, nhu cầu và ý chí…

Một phần của tài liệu Dạy học hiện đại Lí luận, biện pháp và kĩ thuật dạy học (Trang 33)