Những nguyên tắc của dạy học hợp tác nhóm nhỏ

Một phần của tài liệu Dạy học hiện đại Lí luận, biện pháp và kĩ thuật dạy học (Trang 26 - 30)

Nguyên tắc 1: Sự phụ thuộc tích cực.

viên của nhóm sẽ: sẽ diễn ra những hành vi:

+ Cố gắng giúp nhóm đạt mục đích chung. + Chụm đầu nhau bàn bạc và + Chia xẻ số phận chung với nhau. chuyện trò với nhau.

+ Quan tâm đến sự tiến bộ của những + Trẻ bị thu hút vào công việc thành viên khác. chúng đang tiến hành.

+ Chia xẻ thành công của nhóm. + Cổ vũ lẫn nhau, chia xẻ kết + Chia xẻ tư cách của nhóm. quả làm việc.

+ Tự giác thực hiện việc của mình. + Chia xẻ tài liệu với nhau.

Để tạo ra sự phụ thuộc tích cực, người ta sử dụng những biện pháp sau:

A. Tạo ra sự phụ thuộc về mục đích- nhằm một sản phẩm chung, cả nhóm chỉ có một phiếu bài tập, các công việc chỉ là một trách nhiệm trọn vẹn, một thành viên ăn điểm thay cho cả nhóm, vẽ biểu đồ theo dõi tiến độ của nhóm, mỗi thành viên thực hiện một phần nhiệm vụ nhất định.

B. Sự phụ thuộc về phần thưởng- cho điểm nhóm chung, điểm cá nhân cộng với phần thưởng của nhóm, khen thưởng cả nhóm, thưởng nhóm bằng hiện vật.

C. Sự phụ thuộc về nguồn học tập- hạn chế cho mỗi nhóm một bộ tài liệu, mỗi thành viên có một nguồn khác nhau nhưng cần thiết.

D. Sự phụ thuộc về vai trò- người ghi chép, người nghiên cứu, người hỏi, người động viên, người quan sát, không có thủ lĩnh nhóm.

E. Sự phụ thuộc về môi trường- tổ chức môi trường vật lý sao cho nâng cao sự hợp tác và phụ thuộc, ví dụ cho mỗi nhóm một bàn làm việc.

Nguyên tắc 2: Sự tương tác trực diện

A. Tương tác trực diện có ý nghĩa gì trong học tập? Đó là:

+ Kích thích sự giao tiếp, sự chia xẻ những tư tưởng, nguồn lực và đáp án. + Nâng cao cảm giác và ý thức đoàn kết, sở thuộc nhau và gắn bó với nhau.

+ Làm cho bất kỳ thành viên nào cũng không thể không bị thu hút một cách tích cực vào hoạt động nhóm.

+ Dẫn tới những tư tưởng, lời giải thích, câu trả lời đã được xem xét và kiểm định trước cả nhóm.

+ Những lập luận và giải đáp khả quan được kiểm tra, phán xét, biến thể hoặc thải bỏ. Những giải đáp được lắng nghe thông qua việc giải thích cho các thành viên khác của nhóm. Mọi thành viên đều được thử thách trong khi suy nghĩ bằng những tư tưởng của những người khác.

B. Những nhân tố bảo đảm cho tương tác trực diện thành công:

+ Tổ chức vị trí học tập kề nhau và đối diện nhau.

+ Sử dụng tên gọi của từng người và tiếp xúc với nhau bằng mắt khi làm việc. + Hiểu biết những ngôn ngữ không lời thích hợp với tình huống học tập. + Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi với nhau.

+ Dạy những kỹ năng xã hội và hợp tác thích hợp khi cần thiết, ứng với quan hệ và hoạt động cụ thể trong nhóm.

Nguyên tắc 3: Trách nhiệm và công việc cá nhân

Nhóm hợp tác được tổ chức và cấu trúc sao cho bảo dảm không xảy ra chuyện trốn tránh công việc hoặc trách nhiệm học tập. Mỗi người đều có việc của mình và các phần việc này ràng buộc với nhau. Mỗi thành viên đều phải học, đóng góp phần mình vào công việc và thành công của nhóm. Mọi thông báo đều được đưa ra rõ ràng và được tất cả thành viên tiếp nhận. Có những biện pháp bảo đảm thực hiện tốt trách nhiệm và sự đóng góp cá nhân như:

+ Mỗi thành viên nhóm đều có vai trò và công việc rõ ràng.

+ Mỗi thành viên đều có phần đóng góp nhất định vào nhiệm vụ chung. + Mỗi thành viên đều có một phần nguồn lực cần thiết để học tập. + Mọi thành viên đều thường xuyên quan tâm và cổ vũ nhau.

+ Mọi người đều có thể hỏi nhau, hỏi một người tức là hỏi cả nhóm, hỏi cả nhóm tức là hỏi từng người.

+ Mỗi người đều hiểu rõ thành công của mình phải phụ thuộc vào những bạn khác, điều đó khuyến khích họ tin tưởng vào nỗ lực của mọi người.

+ Trẻ biết rằng không chỉ việc học của mình sẽ được đánh giá, mà còn hiểu rõ các bạn khác cũng sẽ phụ thuộc vào điểm của mình.

+ Khi cần cho học sinh giải thích trước nhóm, hãy chọn ngẫu nhiên, không nên chỉ nhằm vào một cá nhân.

Nguyên tắc 4: Sử dụng những kỹ năng cộng tác trong nhóm

Những yêu cầu đầu tiên mà giáo viên phải đặt ra với nhóm hợp tác là:

+ Mỗi người hãy luôn ở lại và làm việc với nhóm một cách gắn bó.

+ Hãy biết giữ im lặng, nói năng, phát biểu đúng lúc, đúng giọng, ôn hòa.

+ Biết chờ đợi để nghe hết ý kiến người khác và chờ đợi đến lượt mình phát biểu ý kiến cá nhân.

+ Biết sử dụng chính xác tên của tất cả những bạn khác trong nhóm. + Chú ý động viên nhau, lắng nghe những lời nhận xét của nhau. + Tìm hiểu những khó khăn của người khác và chia xẻ kinh nghiệm.

+ Biết tỏ thái độ phù hợp với quan hệ của các thành viên trong nhóm.

+ Biết chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình một cách tự tin, chân thực, cởi mở.

+ Biết trao đổi ý kiến, thảo luận, hỏi han và trả lời đúng với những tình huống giao tiếp hay học tập.

Trong quá trình làm việc của nhóm, giáo viên cần hướng dẫn trẻ thực hiện và rèn luyện những kỹ năng cộng tác, làm việc cùng với người khác. Điều cần chú ý là phân biệt được những kỹ năng nhận thức, kỹ năng học tập, kỹ năng thực hiện các hành vi tổ chức, kỷ luật, kỹ năng thực hành bài học… với kỹ năng cộng tác, hợp tác hay kỹ năng xã hội. Cần lựa chọn kỹ năng để nhấn mạnh nó trong từng bài học. Việc dạy và hướng dẫn những kỹ năng cộng tác trong các nhóm học tập hợp tác nói chung trải qua những bước sau đây:

+ Làm cho học sinh cảm thấy được nhu cầu phải có kỹ năng, bằng cách gợi nhớ kinh nghiệm cá nhân của họ, giải thích tầm quan trọng của kỹ năng trong học tập và đời sống, trong hiện tại và tương lai.

+ Học sinh cần hiểu rõ kỹ năng cộng tác đó cụ thể là gì. Có thể yêu cầu học sinh lập những danh mục gồm nhiều kỹ năng mà họ cảm thấy giống như vậy qua việc nghe và nhìn thấy hàng ngày.

+ Cho học sinh thực hành kỹ năng cộng tác một cách riêng biệt với nội dung học tập bình thường, chẳng hạn thông qua các hoạt động trình diễn, lễ hội, tổ chức tham quan, chơi sắm vai và những trò chơi khác, trong đó biểu thị cả những thí dụ tích cực lẫn những thí dụ tiêu cực về kỹ năng cộng tác.

+ Cần tích hợp kỹ năng vào các hoạt động theo nội dung học trình. Ví dụ, nếu nhóm làm việc với nhau để nghiên cứu dự án, thì học sinh phải sử dụng kỹ năng khuyến khích những người khác tham gia các phần việc khác nhau. Có thể giao nhiệm vụ luân phiên để thay nhau đóng vai trò nhất định, ví dụ, mỗi người trong nhóm phải lần lượt làm báo cáo viên sau các giờ học thảo luận. Vai trò luân phiên này cần được lựa chọn- nó đòi hỏi nhân vật thực hiện vai trò phải sử dụng những kỹ năng cộng tác thì mới hoàn thành được nhiệm vụ. Có thể tổ chức các hành động có tính chất “dây truyền” để dạy kỹ năng cộng tác, ví dụ: người thứ nhất xử lý và trình bày số liệu quan sát bằng các biểu, người nữa trao đổi và nghiên cứu các biểu đó để làm báo cáo, người thứ ba xem xét những tài liệu này để đề xuất các giải pháp, người thứ tư tổng hợp tất cả để soạn thảo một chương trình hội thảo, và cả nhóm thảo luận để quyết định về nội dung cụ thể của hội thảo, tổ chức và thành phần tham dự.

+ Thường xuyên xử lý các tương tác nhóm, tức là bàn bạc, đánh giá, rút kinh nghiệm về thành công và thất bại của nhóm và của từng thành viên qua các hoạt động, phân tích những nguyên nhân và điều kiện của những thành bại đó, hiệu quả của nhóm trong các dạng hoạt động khác nhau.

+ Trong mỗi dịp dạy và giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó, cần chú ý khuyến khích các em kiên trì thực hành sử dụng nó trong các tình huống học tập, sinh hoạt ở trường, ở nhà và quan hệ xã hội.

Nguyên tắc 5: Xử lý tương tác nhóm

Xử lý tương tác nhóm cần được xem như một bộ phận hữu cơ của mỗi bài hay chủ

đề học hợp tác. Sau khi kết thúc công việc, học sinh phải thảo luận để đánh giá nhóm mình làm việc với nhau có tốt không, nên tiếp tục thế nào để đạt hiệu quả cao hơn. Việc này giúp học sinh học được kỹ năng hợp tác với người khác một cách hiệu quả. Có thể tiến hành xử lý tương tác nhóm trong khi hoạt động hoặc lúc gần kết thúc hoạt động học nhóm.

Xử lý tương tác nhóm bao gồm hai khía cạnh:1.Làm rõ những mặt tốt trong hoạt động chung và những đóng góp cá nhân nổi bật, cần phát huy những gì; 2.Những mặt nào cần được cải thiện hay thay đổi. Điều đặc biệt phải lưu ý trong xử lý tương tác nhóm là vấn đề thành phần nhóm: thuần hay phức tạp. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc này thường có tác dụng tốt với các nhóm có cả hai giới, nhiều trình độ học lực, đa dạng về kinh nghiệm sống và sở trường, hứng thú, khuynh hướng.

Một phần của tài liệu Dạy học hiện đại Lí luận, biện pháp và kĩ thuật dạy học (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w