Giải pháp giảm chi phí

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện cai lậy – tiền giang (Trang 72 - 74)

Bên cạnh việc đưa ra những chính sách nhằm tăng doanh thu của NH ta cần phải có những biện pháp hợp lý trong việc giảm chi phí của Ngân hàng, có như thế Ngân hàng ngày càng hoạt động hiệu quả, bởi lợi nhuận Ngân hàng phụ thuộc hai yếu tố chính là doanh thu và chi phí. Do đó, Ngân hàng cần phải có những giải pháp nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Qua quá trình phân tích ta thấy chi phí chủ yếu của NH là chi hoạt động tín dụng và ngoài tín dụng. Trong khi đó, khoản chi ngoài tín dụng gia tăng rất nhanh, vì thế ta cần có những giải pháp để nhằm giảm khoản chi này bên cạnh giữ vững các khoản chi đã hợp lý như sau:

- Chi hoạt động tín dụng:

+ Cần hạn chế việc sử dụng vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên mà Ngân hàng nên chủ động tự huy động nguồn vốn của mình để cho vay.

+ Thực hiện giảm chi phí huy động, huy động nguồn vốn bằng nhiều hình thức như: Huy động qua thẻ ATM, huy động qua tiền gửi thanh toán,…đây là những khoản vốn huy động với lãi suất khá thấp. Tuy nhiên, Ngân hàng cần thận trọng trong việc huy động nguồn này và phải có dự trữ những khoản tiền để thanh

toán hoặc tài sản thanh khoản cao vì đây là những khoản tiền gửi không kỳ hạn nên khách hàng có thể rút vốn bất cứ khi nào.

- Chi ngoài hoạt động tín dụng:

+ Hạn chế khoản chi này bằng cách không nên dự phòng quá nhiều tiền mặt tại quỹ, vì đây không những là chi phí mà còn là tài sản không sinh lời, NH cần dự phòng một khoản tiền phù hợp với nguồn vốn mà NH đã huy động và các khoản nợ phải thu, bên cạnh NH nên dự trữ bằng những tài sản khác mà bản thân chúng có độ thanh khoản cao như: Nắm giữ các giấy tờ có giá của Chính phủ, NH Trung ương và TCTD khác; tiền gửi tại các TCTD, các khoản đầu tư,…

+ Về khoản vật chất như nhà cửa, trang thiết bị máy móc cần phải được bảo quản, chăm sóc cẩn thận tránh những hư hỏng đáng tiếc làm tăng chi phí sửa chữa, khấu hao tài sản cố định. Dù là một phần không lớn nhưng cũng góp phần làm giảm chi phí hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng.

+ Về khoản tiền lương công nhân viên ở đây không có nghĩa là giảm lương mà cần bố trí nhân sự hợp lý phù hợp với năng lực của từng người. Như vậy về khoản chi phí này, nếu muốn giảm được một phần thì trách nhiệm thuộc về các nhà lãnh đạo, họ phải hết sức khéo léo và nhạy bén trong việc bố trí đúng người, đúng việc và cả trong việc tiếp cận khoa học công nghệ.

+ Thực hiện các chính sách tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản của cơ quan như: Giấy, mực in, điện, điện thoại, văn phòng phẩm,…. Bên cạnh, cần phải chi tiêu hợp lý cho các khoản hội nghị, hội thảo cũng như các buổi liên hoan của Ngân hàng. Từ đó góp phần giảm chi phí quản lý của Ngân hàng. Muốn làm được điều này đòi hỏi bản thân mỗi thành viên của Ngân hàng phải có ý thức tự giác tiết kiệm trong khi sử dụng tài sản công.

+Tăng cường các dịch vụ để tăng thu nhập cũng góp phần giảm chi phí của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện cai lậy – tiền giang (Trang 72 - 74)