PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo&PTNT HUYỆN

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện cai lậy – tiền giang (Trang 37)

HUYỆN CAI LẬY – TIỀN GIANG

Vì Chất lượng tài sản có của Ngân hàng chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng, như vậy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả thì chất lượng tài sản có tốt. Để đánh giá được chất lượng tài sản có tốt hay không, chúng ta có thể phân tích các chỉ tiêu tín dụng sau nhưng cũng tùy vào từng chỉ tiêu tăng giảm, cao thấp mà đánh giá là tốt hay xấu:

Bảng 4.5: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy qua 3 năm (2011– 2013)

Đvt: Triệu đồng Khoản mục Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % DSCV 1.321.379 1.443.035 1.776.037 121.656 9,2 333.002 23,1 Ngắn hạn 1.199.332 1.331.902 1.545.013 132.570 11,1 213.111 16,0 Trung và dài hạn 122.047 111.133 231.024 -10.914 -8,9 119.891 107,9 DSTN 1.198.184 1.341.078 1.598.528 142.894 11,9 257.450 19,2 Ngắn hạn 1.090.456 1.249.456 1.489.815 159.000 14,6 240.359 19,2 Trung và dài hạn 107.728 91.622 108.713 -16.106 -15,0 17.091 18,7 Dư nợ 789.586 891.543 1.069.052 101.957 12,9 177.509 19,9 Ngắn hạn 631.453 713.899 769.097 82.446 13,1 55.198 7,7 Trung và dài hạn 158.133 177.644 299.955 19.511 12,3 122.311 68,9 Nợ xấu 2.169 2.301 3.905 132 6,1 1.604 69,7 Ngắn hạn 1.657 1.737 2.916 80 4,8 1.179 67,9 Trung và dài hạn 512 564 989 52 10,2 425 75,4

Bảng 4.6: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy qua 6 tháng đầu năm (2013 - 2014)

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch

Số tiền Số tiền Số tiền %

DSCV 831.418 987.853 156.435 18,8 Ngắn hạn 725.214 805.312 80.098 11,0 Trung và dài hạn 106.204 182.541 76.337 71,9 DSTN 760.153 947.416 187.263 24,6 Ngắn hạn 683.321 857.471 174.150 25,5 Trung và dài hạn 76.832 89.945 13.113 17,1 Dư nợ 962.808 1.003.245 40.437 4,2 Ngắn hạn 755.792 703.633 -52.159 -6,9 Trung và dài hạn 207.016 299.612 92.596 44,7 Nợ xấu 2.525 3.460 935 37,0 Ngắn hạn 1.937 2.736 79,9 41,3 Trung và dài hạn 588 724 136 23,1

(Nguồn:Trích bảng báo cáo thống kê tín dụng nội tệ của Ngân hàng)

4.3.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay (DSCV) là chỉ tiêu đánh giá qui mô hoạt động của Ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ Ngân hàng có thị phần hoạt động rộng lớn. Đồng thời DSCV cũng phần nào thể hiện thực trạng của nền kinh tế. DSCV cao chứng tỏ nền kinh tế có xu hướng phát triển người dân gia tăng đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh nên nhu cầu về vay vốn cũng tăng lên. Do đây là một Ngân hàng nông nghiệp nên mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng là phục vụ cho người

nghiệp. Trong những năm gần đây do hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo trên địa bàn được mở rộng, nhu cầu vay vốn của người dân càng tăng cao nên đã làm cho DSCV của Ngân hàng cũng gia tăng liên tục.

Có nhiều ý kiến cho rằng khi có một nguồn vốn huy động dồi dào thì ngân hàng mới mở rộng cho vay được, ý kiến này chưa hoàn toàn chính xác bởi vì khả năng cho vay của một ngân hàng là rất lớn và nguồn vốn cho vay có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau chỉ không chỉ từ nguồn vốn huy động, nên khi ngân hàng huy động được nguồn vốn khá lớn nhưng cho vay chiếm tỷ trọng thấp hơn chính điều này làm phát sinh tình trạng ứ động vốn và chi phí sử dụng cao. Vì vậy, song song với công tác huy động vốn thì công tác tín dụng phải thực sự mang lại hiệu quả và phải có lãi vì đây là hoạt động mang tính chất sống còn của một ngân hàng khi nguồn vốn cho vay chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư. Nếu một ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì khả năng doanh số cho vay sẽ cao hơn nhiều so với ngân hàng có nguồn vốn nhỏ.

Nhìn chung tổng doanh số cho vay qua 3 năm của Ngân hàng điều tăng

đến năm 2013 tăng đạt 1.776.037 triệu đồng, đã cho thấy được sự cố gắng rất lớn của cán bộ ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác cho vay, cải thiện bớt các thủ tục cho vay cũng như công tác phục vụ của Ngân hàng, do đó đã làm cho doanh số này tăng lên liên tục.

Tuy nhiên, có sự phân phối không đều giữa tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn. Qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2014 ta thấy DSCV ngắn hạn tăng dần và chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng DSCV. Cụ thể, năm 2013 DSCV ngắn hạn đạt 1.545.013 triệu đồng (tăng 213.111 triệu đồng so với năm 2012) , 6 tháng đầu năm 2014 danh số này cũng tăng 80.098 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Bên cạnh đó DSCV trung, dài hạn lại tăng giảm không ổn định, giảm 10.914 triệu đồng ở năm 2012 nhưng sau đó tăng mạnh trở lại tăng 107,9% ở năm 2013. Nguyên nhân DSCV ngắn hạn tăng trưởng là do khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn cao, lãi suất ngắn hạn của ngân hàng khá hấp dẫn; đồng thời do tính

chất của loại hình cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi nhanh, khả năng thu lãi vay cao và rủi ro tín dụng thấp hơn nên dư nợ ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Cai lậy chiếm tỷ trọng lớn hơn DSCV trung - dài hạn. Các khoản cho vay trung - dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, sự chênh lệch về tỷ trọng cho vay của dư nợ tín dụng theo thời hạn trong ba năm qua là không quá xa, cho thấy ngân hàng đã không tập trung cho vay vào một loại hình cụ thể mà dàn trải cho cả ngắn hạn và dài hạn. Từ đó, NHNo&PTNT huyện Cai lậy sẽ phân tán được rủi ro trong hoạt động tín dụng.

4.3.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Doanh số thu nợ (DSTN) là số tiền mà ngân hàng thu được từ DSCV trong năm và nợ chưa đến hạn thanh toán của các năm trước chuyển sang và tất cả các khoản nói trên đều là nợ trong hạn.

Nhìn chung ngân hàng cũng đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu hồi nợ. Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong việc thu hồi nợ, phát mãi tài sản, bù đắp bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro,…Thể hiện qua bảng số liệu sau:

Như đã phân tích ở trên, DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn DSCV trung, dài hạn nên DSTN ngắn hạn cũng lớn hơn rất nhiều so với DSTN trung, dài hạn. Qua bảng số liệu trên, nhìn chung tình hình thu nợ của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm đều tăng. Cụ thể, tăng cao ở năm 2013 (tăng 240.359 triệu đồng so với 2012), với xu hướng tăng thì đến 6 tháng đầu năm 2014, DSTN là 947.416 triệu đồng tăng 24,6% so với 6 tháng đầu năm 2013. Sự gia tăng của DSTN qua các năm cho thấy sự làm ăn ngày càng có hiệu quả của ngành nông nghiệp huyện nhà mà rõ hơn là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn.

Có được kết quả này là do ngân hàng đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn đối với hoạt động thu hồi nợ, đưa ra nhiều hình thức phương án giúp đỡ khách hàng đang gặp khó khăn tìm ra cách giải quyết để thu hồi nợ đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, còn cho thấy đội ngủ cán bộ tín dụng trong ngân hàng đã ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như việc xem xét kỹ từ khâu thẩm định phát tiền vay đến thu hồi nợ.

4.3.3 Dư nợ theo thời hạn

Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay, thu nợ. Nó thể hiện số vốn Ngân hàng vẫn còn đang cho khách hàng vay tại thời điểm báo cáo. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng cần được phân tích đến trong hoạt động tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng vì mức dư nợ càng cao chứng tỏ hiệu quả họat động cho vay của Ngân hàng càng lớn mạnh, khẳng định khả năng cung ứng vốn cho tất cả các thành phần kinh tế là có thể.

Nhu cầu về vốn phục vụ đời sống, phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng nhiều nên đã làm cho dư nợ của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm không ngừng tăng. Cụ thể: Năm 2011 là 789.586 triệu đồng, đến Năm 2013 dư nợ tăng đáng kể đạt mức là 1.069.052 triệu đồng. Nhìn chung, tổng dư nợ đều tăng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2014, chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng rất có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vay đối với tất cả các thành phần kinh tế. Có được kết quả trên là nhờ vào việc Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong cho vay như: thực hiện tốt công tác huy động vốn cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng cấp trên nên nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân ở địa phương, đồng thời nắm bắt được xu thế ngày càng phát triển của huyện nhà mà mạnh dạn đầu tư, bên cạnh xem xét đánh giá các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả từ đó công tác cho vay tăng nhanh kéo theo công tác thu hồi nợ cũng tăng và tất yếu dẫn đến tình hình dư nợ ngày một tăng cao.

4.3.4 Nợ xấu theo thời hạn

Trong hoạt động kinh tế, bất kì hoạt động chính nào cũng nhằm mục đích lợi nhuận, hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Song song với mức lợi nhuận đó thì độ rủi ro từ lĩnh vực này cũng không kém. Mỗi rủi ro đều thể hiện ở nhiều khía cạnh từ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,…và đặc biệt là rủi ro tín dụng mà biểu hiện của nó chính là nợ xấu. Nợ xấu chiếm tỷ trong cao trong cơ cấu tổng dư nợ là đều hết sức nguy hiểm cảnh báo đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 Triệu đồng Năm

Hình 4.1: Biểu đồ Nợ xấu theo thời hạn qua 3 năm 2011 - 2013 & 6 tháng đầu năm 2013, 2014 Ngắn hạn 1.657 1.737 2.916 1.937 2.736 Trung và dài hạn 512 564 989 588 724 Tổng 2.169 2.301 3.905 2.525 3.460 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014

Nhìn chung tình hình nợ xấu diễn biến không tốt, có chiều hướng gia tăng qua các năm. Nếu như năm 2011 nợ xấu chỉ có 2.169 triệu đồng thì năm 2013 là 3.905 triệu đồng tăng 1.699 triệu đồng so với năm 2012. Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu là 2.574 triệu đồng cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Như vậy, nợ xấu tăng mạnh vào năm 2013, mà chủ yếu là nợ xấu ngắn hạn. Điều

này không phải là do năm 2013 tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng không tốt mà chính là do hậu quả của các món vay vào những năm trước đó không trả được khi đến hạn, trong những năm này việc sản xuất nông nghiệp bên cạnh những thuận lợi vốn có của nó thì cũng gặp nhiều khó khăn nên nông dân không có nguồn thu để trả nợ. Trong năm, do ảnh hưởng của dịch bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cây trồng vật nuôi; một số diện tích tôm thâm canh đến giữa vụ nuôi bị chết phải hủy bỏ hoặc thu hoạch sớm, riêng các hộ nuôi tôm thâm canh ở hai xã Thạnh Phong và Thạnh Hải do thả giống trễ và giá thu mua thấp nên phần lớn đều bị lỗ. Các nguyên nhân trên tác động không nhỏ đến kết quả thu hồi nợ và xử lý thu hồi nợ xấu.

4.4 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI AGRIBANK HUYỆN CAI LẬY – TIỀN GIANG

4.4.1 Phân tích thu nhập

Ngày nay, một ngân hàng không thể tồn tại và phát triển nếu không có hoạt động kinh doanh và tạo ra thu nhập cho mình. Do đó, để việc phân tích hoạt động kinh doanh có giá trị cao thì nhà quản trị không thể bỏ qua việc phân tích các khoản thu nhập của ngân hàng thông qua việc xác định cơ cấu của từng khoản thu nhập của Ngân hàng nhằm đánh giá thu nhập của ngân hàng qua các năm.

Thu nhập của Ngân hàng là khoản tiền mà ngân hàng thu được từ quá trình hoạt động kinh doanh của mình gồm các hoạt động như: thu từ hoạt động tín dụng, thu từ tiền lãi, các khoản phí dịch vụ và các khoản thu khác…trong đó chiếm đa số là thu từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Bảng 4.7: Tình hình thu nhập của NHNo & PTNT huyện Cai Lậy – Tiền Giang qua 3 năm (2011 – 2013)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) I. Thu nhập lãi 138.686 149.081 127.731 10.395 7,5 -21.350 -14,3 - Thu lãi tiền gửi 1.955 833 1.146 -1.122 -57,4 313 37,6 - Thu lãi cho vay 135.884 147.224 125.342 11.340 8,3 -21.882 -14,9 - Thu từ ĐTCK 847 1.024 1.243 177 20,9 219 21,4 II. Thu ngoài lãi 937 1.546 2.031 609 65,0 485 31,4 - Thu từ HĐDV 754 1.320 1.597 566 75,1 277 21,0 - Thu từ KDNH 81 105 214 24 29,6 109 103,8 - Thu khác 102 121 220 19 18,6 99 81,8 Tổng thu nhập 139.623 150.627 129.762 11.004 7,9 -20.865 -13,9

Bảng 4.8: Tình hình thu nhập của NHNo & PTNT huyện Cai Lậy qua 6 tháng đầu năm 2013, 2014

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. Thu nhập lãi 66.210 98,7 65.455 98,6 -755 -1,1

- Thu lãi tiền gửi 554 0,8 1.564 2,4 1.010 182,3

- Thu lãi cho vay 64.925 96,8 62.349 93,9 -2.576 -4,0

- Thu từ ĐTCK 731 1,1 1.542 2,3 811 110,9

II. Thu ngoài lãi 860 1,3 921 1,4 61 7,1

- Thu từ HĐDV 667 1,0 794 1,2 127 19,0

- Thu từ KDNH 108 0,2 87 0,1 -21 -19,4

- Thu khác 85 0.1 40 0,1 -45 -52,9

Tổng thu nhập 67.070 100 66.376 100 -694 -1,0

(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng)

Dựa vào số liệu ở bảng 4.7 & bảng 4.8, ta thấy: Thu nhập của ngân hàng có sự tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2011 doanh thu ở mức 139.623 triệu đồng. Năm 2012 doanh thu tăng đạt 150.067 triệu đồng và cao hơn năm 2011 là 11.004 triệu đồng tức là tăng 7,9%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả qua các năm. Tổng thu nhập có chiều hướng tăng lên do Ngân hàng thực hiện chiến lược thu hút khách hàng qua các sản phẩm dịch vụ quảng cáo khuyến khích họ đầu tư, đa dạng hóa các hình thức cho vay, cho vay đủ mọi thành phần kinh tế, đơn giản hóa thủ tục nên đã thu hút được nhiều khách hàng, Ngân hàng đã biết cách khắc phục, thích nghi và vượt qua những khó khăn của

khủng hoảng kinh tế nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, thu hút khách hàng ngày càng nhiều. Năm 2013 Thu nhập có sự giảm mạnh đạt ở mức 129.762 triệu đồng giảm 20.865 triệu đồng so với năm 2012 tức là giảm 13,9%. 6 tháng đầu năm 2014 Thu nhập là 66.376 triệu đồng cũng có xu hướng giảm (giảm 694 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2013. Đây là dấu hiệu không tốt của Ngân hàng, tuy nhiên điều này là không tránh khỏi vì năm 2013 tình hình kinh tế xã hội trong huyện không ổn định ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng vốn của người dân một phần cũng do lãi suất cho vay ở năm 2013 cũng có sự sụt giảm nên làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.

4.4.1.1 Thu nhập từ lãi

Đây là khoản thu chủ yếu của Ngân hàng. Năm 2011 thu được 138.686 triệu đồng, năm 2012 khoản thu này tăng 10.395 triệu đồng (tăng 7,5%) so với năm 2011; năm 2013 thì khoản thu này giảm 21.350 triệu đồng (giảm 14,3%) so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì Thu Nhập từ lãi là 65.455 triệu

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện cai lậy – tiền giang (Trang 37)