Mặc dù số thuế TNCN thu được tại tỉnh Thừa Thiên Huế luôn tăng trong thời gian qua, hàng năm luôn hoàn thành tốt vượt chỉ tiêu mà Bộ Tài chính đưa ra. Nhưng hiện tại vẫn thì công tác kê khai và nộp thuế vẫn tồn tại rất nhiều trường hợp vi phạm khác nhau.
Bên cạnh các lí do khách quan do nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, pháp lệnh về thuế TNCN đối với người có thu nhập cao vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, và có nhiều hạn chế, lỗ hổng. thì cũng tồn tại nhiều khó khăn chủ quan mà cơ quan thuế nói chung và cục thuế nói riêng cần phải có biện pháp khắc phục. Khó khăn đầu tiên mà cục thuế gặp phải đó là việc không thể quản lí được hết các khoản thu nhập của các đối tượng nộp thuế, rất nhiều các khoản thu nhập mà cục thuế vẫn chưa thể xác định được và hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào để thực hiện kiểm tra ví dụ như thu nhập từ hoạt động dạy thêm, ca hát, biểu diễn, luật sư, môi giới…ngay cả với cán bộ nhà nước thì các khoản tiền thưởng, tiền phụ cấp, và các khoản phát sinh khác cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho cục khi trong việc tiến hành quản lý. Theo quy định pháp luật, hoạt động kê khai thuế TNCN dựa trên sự tự giác, do đó việc đối tượng nộp thuế thiếu trung thực, khai tăng các khoản giảm trừ, khai không đầy đủ thu nhập đặc biệt khi nguồn thu nhập phát sinh từ những nguồn khác ngoài lương là điều rất dễ xảy ra. Do đó bằng các hình thức lách thuế và trốn thuế TNCN khác nhau của nhiều đối tượng đã gây tổn thất rất lớn trong ngành thuế nước ta, cũng như không đảm bảo được sự công bằng cho xã hội.
Hiểu được vấn đề này thì cục thuế Tỉnh đã chỉ đạo cán bộ thuế phải tập trung tăng cường kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán của cơ quan, đơn vị chi trả thu nhập. Các đơn vị trước đó đã từng vi phạm luôn được cán bộ thuế kiểm tra kĩ lưỡng để phát hiện các hành vi vi phạm của đối tượng nộp thuế. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế phải được phát hiện và đình chỉ ngay để tiến hành xử lý. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải được tiến hành kịp thời, công khai, minh bạch, triệt để và mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Cần chú ý cán bộ có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng trường hợp. Các trường hợp vi phạm và mức xử phạt cụ thể đối với từng trường hợp được quy định rõ trong luật Quản lý thuế và Nghị định số 98/2007/NĐ-CP.
Với những đối tượng không chịu chấp hành nộp phạt theo quy định của pháp luật thì cục thuế sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi thuế và tiền phạt từ tài khoản ngân hàng của đối tượng, trừ vào lương, bán đấu giá tài sản,… ngoài việc xử phạt về tiền cục thuế còn tiến hành thu hồi MST, đình chỉ sử dụng hóa đơn, phối hợp với sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Thừa thiên huế thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động.
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực trong thời hạn một năm, kể từ ngày ban hành quyết định. Riêng quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì thời hạn này là 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định.
Đặc biệt đối với những với trường hợp vi phạm thuế TNCN liên quan đến đến trách nhiệm hình sự thì cục thuế phải phối hợp với công an tỉnh Thừa Thiên Huế để tiến hành điều tra xử lí hình sự. Hiện tại cục Thuế đang chủ động tăng cường cung cấp và trao đối thông tin về đối tượng nộp thuế cũng như các chính sách thuế mới, các bằng chứng vi phạm trốn thuế cho Công an tỉnh Thừa Thiên Huế để tiến hành phối hợp điều tra xử lí các đối tượng có những hành vi chống đối không thực hiện nghĩa vụ thuế và các vi phạm về thuế TNCN có tính chất hình sự nghiêm trọng. Bởi theo đánh giá của cục thuế, việc xử
phạt thật nghiêm minh sẽ là điều kiện quan trọng đê giảm bớt các trường hợp vi phạm về thuế TNCN.