Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, sinh lý – sinh hóa máu ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy và thử nghiệm điều trị (Trang 59 - 73)

b. Công thức bạch cầu

4.3.2.Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

4.3.2.1. Hàm lượng đường huyết và độ dự trữ kiềm trong máu

Độ dự trữ kiềm

Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể sản sinh ra axit là chủ yếu. Các muối kiềm trong máu có thể trung hoà lượng axit đi vào máu nhờ đó giữ cho độ pH máu không đổi, bình thường pH máu gia súc dao động trong khoảng từ 7,3 đến 7,45.

Lượng kiềm chứa trong máu gọi là lượng kiềm dự trữ, đó chính là muối NaHCO3tính bằng mg%. Lượng dự trữ kiềm là chỉ tiêu đánh giá khả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

năng làm việc bền bỉ của gia súc. Lượng kiềm dự trữ càng lớn thì khả năng làm việc của gia súc càng dẻo dai, bền bỉ, vì khi làm việc cơ co càng nhiều tạo ra axit lactic. Đồng thời quá trình trao đổi chất cũng tạo ra các axit, với lượng kiềm dự trữ cao vẫn có thể duy trì pH máu không đổi. Ngược lại, lượng kiềm dự trữ thấp thì cơ thể không thể làm việc căng thẳng, lâu dài, gia súc thiếu sức bền theo Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự (1996).

Do vậy việc xác định lượng kiềm dự trữ hay độ dự trữ kiềm trong máu gia súc ở trạng thái bệnh lý có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị. Khi chó mắc bệnh, phổi bị viêm hoạt động hô hấp rối loạn, cơ thể sẽ thiếu O2, cùng với các chất độc do viêm, cơ thể rất dễ rơi vào trạng thái trúng độc kiềm toan.

Để tìm hiểu tình trạng đó, chúng tôi đã tiến hành định lượng độ dự trữ kiềm trong máu chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy, kết quả được thể hiện ở bảng 4.10.

Độ dự trữ kiềm trong máu chó khỏe mạnh là 511,09 ± 0,42 mg%. Ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy, độ dự trữ kiềm trong máu trung bình là 435,2 ± 0,64mg% (p < 0,05). Như vậy, khi chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy, độ dự trữ kiềm trong máu giảm rõ rệt. Nguyên nhân là do khi chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy, độ dự trữ kiềm trong máu giảm nhiều vì cơ thể mất nước và các chất điện giải, điều này làm cân bằng axit - bazơ trong máu bị phá vỡ, cơ thể chó rơi vào tình trạng trúng độc toan. Qua đây cho thấy việc xác định độ dự trữ kiềm trong máu là cần thiết nhằm đánh giá mức độ mất nước rối loạn cân bằng kiềm toan của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy và là cơ sở cho việc xác định loại dung dịch trong điều trị.

Bảng 4.10. Hàm lượng đường huyết, độ dự trữ kiềm trong máu Chỉ tiêu Chó khoẻ (n=10) Chó mắc bệnh viêm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

± mx ± mx

Hàm lượng đường huyết (mmol/l) 5,12a ± 0,27 3,56b ±0,12 Độ dự trữ kiềm (mmol/l) 511,09a ± 4,59 435,2b ± 0,64

Ghi chú: Những giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Hàm lượng đường huyết

Glucose là loại đường đơn mà cơ thể động vật thu được sau một loạt quá trình tiêu hóa hấp thu, sẵn sằng để được Oxy hóa tạo năng lượng hoặc được dự trữ ở gan và cơ dưới dạng glycogen để sử dụng khi cần thiết. Khi cơ thể gia súc ở trạng thái bình thường thì hàm lượng đường huyết được điều hòa bởi hai quá trình sử dụng và hấp thu, vì thế nó luôn luôn cân bằng và tương đối ổn định. Do vậy, hàm lượng đường huyết là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chế độ dinh dưỡng cũng như tình trạng sức khỏe của động vật.

Tiến hành kiểm tra hàm lượng đường huyết ở 30 chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy và 10 chó khỏe mạnh trên máy Glucometer, chúng tôi thấy: hàm lượng đường huyết trung bình ở chó khỏe mạnh là 5,12±0,27 mmol/l. Nhưng khi chó viêm ruột tiêu chảy, hàm lượng đường huyết giảm từ 5,12 mmol/l xuống còn 3,56±0,12 mmol/l. Sự thay đổi này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05)

Tình trạng giảm đường huyết trong trường hợp viêm ruột tiêu chảy theo Hô Văn Nam và cs (1997), do ruột bị viêm ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng trong đường ruột làm rối loạn chắc năng sinh tổng hợp glycogen ở gan.

Bên cạnh đó khi viêm ruột tiêu chảy, chó bỏ ăn, nôn mửa, làm cho lượng đường bổ sung từ thức ăn bị giảm, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém, cùng với việc tăng quá trình oxy hóa tạo năng lượng bù đắp duy trì cho con vật do đó hàm lượng đường huyết bị mất cân bằng, tăng quá trình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

sử dụng và giảm quá trình hấp thu đường. Điều này dẫn đến hàm lượng đường huyết giảm trong các trường hợp viêm ruột tiêu chảy.

4.3.2.2. Protein tổng số và các tiểu phần Protein

Protein tổng số trong huyết thanh

Protein tổng số trong huyết thanh bao gồm tất cả các protein có trong máu, không kể huyết cầu. Hàm lượng protein huyết thanh thấp hơn protein huyết tương vì nó không có fibrinogen. Protein huyết thanh giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống động vật vì nó bảo đảm độ nhớt huyết tương cần thiết cho máu và các bạch cầu, giữ áp lực keo để chuyển hoá các muối, vận chuyển các chất không hoà tan, tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch. Chính vì thế, khi cơ thể động vật ở trạng thái khoẻ mạnh thì protein huyết thanh luôn được giữ ổn định bởi quá trình phân giải và tổng hợp protein.

Protein trong huyết thanh là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của động vật và có mối liên hệ đến chế độ dinh dưỡng, khả năng hấp thu của ruột, chức năng tổng hợp của gan…

Để tìm hiểu tình trạng trao đổi protein của chó mắc hội chứng tiêu chảy, chúng tôi tiến hành định lượng protein tổng số bằng phương pháp khúc xạ kế Zena. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Bảng 4.11. Hàm lượng đường huyết, Protein tổng số và các tiểu phần Protein ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy

Chỉ tiêu Chó khỏe (n=10) Chó bị viêm ruột tiêu chảy (n=30) Protein tổng số g/l 59,30a±1,31 69,23b±0,96 Albumin % 49,30a±1,66 40,59b±1,18 α – Globulin 11,64±0,29 11,13 ± 0,27 β – Globulin 22,87±0,30 22,93 ± 0,25 γ - Globulin 16,09a±0,35 25,35b ± 23,12 Tỷ lệ A/G 0,97a± 0,04 0,68b ± 0,02

Ghi chú: Những giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả bảng 4.11 cũng cho thấy: hàm protein tồng số trong huyết thanh ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy trung bình là 69,23±0,96g/l tăng lên so với hàm protein tổng số trong huyết thanh ở chó khỏe mạnh (59,30±1,31g/l). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thực tế quá trình bệnh lý của bệnh viêm ruột tiêu chảy, làm cho con vật bỏ ăn, kém ăn hay nôn mửa, đồng thời hệ tiêu hóa bị tổn thương là cho quá trình hấp thu các axit amin từ thức ăn giảm sẽ dẫn đến quá trình tổng hợp protein giảm. Song kết quả theo dõi hàm protein tổng số trong huyết thanh ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy của chúng tôi lại thấy tăng. Điều này do chó bị viêm ruột tiêu chảy làm cho cơ thể bị mất nước, máu trong hệ tuần hoàn cô đặc làm cho lượng protein tổng số trong huyết thanh tăng và theo Vũ Triệu An (1978) đây là hiện tượng tăng giả.

Các tiểu phần protein

Nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu cho rằng Albumin và Globulin là các tiểu phần protein do gan sản xuất ra. Albumin do gan tổng hợp nên,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

là thành phần quan trọng để tạo ra áp lực keo trong huyết tương; còn Globulin, do hệ võng mạc mội mô sản sinh ra, gồm 3 tiểu phần khác biệt đảm nhiệm các vai trò khác nhau như α-globulin chống viêm nhiễm, β- globulin chuyển hóa và vận chuyển lipit, γ-globulin có vai trò đặc biệt trong miễn dịch (Lê Khắc Thận, 1974).

Tỷ lệ Albumin

Qua nghiên cứu tỷ lệ các tiểu phần protein ở chó khỏe và chó bị viêm ruột tiêu chảy cho thấy: tỷ lệ Albumin ở chó bị viêm ruột tiêu chảy trung bình là 40,59±1,18% giảm hơn so với tỷ lệ Albumin ở chó khỏe. Nghiên cứu tỷ lệ này ở chó khỏe chúng tôi thấy tỷ lệ Albumin trung bình là 49,30±1,66%.

Về các tiểu phần Globulin

α-globulin: Tỷ lệ tiểu phần α-globulin trong huyết thanh của chó khoẻ trung bình là 11,64 ± 0,29%, ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy giảm không đáng kể so với trạng thái sinh lý bình thường còn 11,13b ± 0,27%. Sự giảm này không có sự sai khác về thống kê.

β-globulin: Khi chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy, tỷ lệ β-globulin là 22,93 ± 0,25%, gần tương đương với tỷ lệ tiểu phần β-globulin trong huyết thanh của chó khoẻ là 22,87±0,30% và không có sự sai khác về thống kê.

γ-globulin: Tỷ lệ tiểu phần γ-globulin trong huyết thanh của nhóm chó khoẻ mạnh trung bình là 16,09 ± 0,35%,Trong trường hợp chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy, tỷ lệ tiểu phần γ-globulin trong huyết thanh tăng lên khá cao, trung bình là 25,35 ± 23,12%. Như vậy, tiểu phần γ-globulin trong huyết thanh chó viêm ruột ỉa chảy tăng lên khá lớn so với mức sinh lý bình thường và theo chúng tôi điều đó phản ánh tình trạng nhiễm khuẩn trong đường tiêu hoá của chó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Albumin và α-globulin được các tế bào gan tổng hợp, cho nên khi gan bị tổn thương thì sự tổng hợp chúng giảm đi. Đối với β và γ-globulin thì ngược lại vì globulin được tạo ra trong hệ võng mạc nội mô, đặc biệt là trong các tế bào Kuffer.

T l A/G

Tỷ lệ A/G được gọi là chỉ số protein. Theo Lê Khắc Thận (1985), chỉ số protein có liên quan chặt chẽ đến tình trạng sức khoẻ gia súc, nó phản ánh sự biến đổi tương quan giữa Albumin và Globulin dưới ảnh hưởng của các trạng thái bệnh lý và sinh lý khác nhau.

Kết quả bảng 4.13 cũng cho thấy tỷ lệ A/G trong huyết thanh ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy giảm so với chó khoẻ. Ở chó khoẻ, chỉ số A/G trung bình là 0,97 ± 0,04 ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy giảm xuống trung bình còn 0,68 ± 0,02.

Từ kết quả trên cho thấy: khi chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy thì tỷ lệ A/G giảm xuống thấp hơn mức sinh lý bình thường, điều này chứng tỏ khi các tiểu phần albumin bị giảm thì các tiểu phần globulin lại tăng lên phù hợp với kết luận của Nguyễn Thị Kim Thành (1984): albumin và α- globulin được các tế bào gan tổng hợp lên; còn β-globulin và γ-globulin lại được tạo ra trong hệ võng mạc nội mô, đặc biệt là trong các tế bào Kuffer. Khi gan bị tổn thương thì sự tổng hợp Albumin và α-globulin giảm; ngược lại β-globulin và γ-globulin được tổng hợp trong các tế bào tổ chức đệm và trong tế bào Kuffer lại tăng lên làm cho tỷ lệ A/G giảm.

Nguyễn Tài Lương (1981); Lê Khắc Thận (1985); Byars (1991) kết luận: trong các trường hợp gan bị tổn thương thì hàm lượng Albumin giảm đồng thời globulin tăng cao và tỷ lệ A/G sẽ giảm. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của các tác giả trên là chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy chức năng gan bị rối loạn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

4.3.2.3. Hàm lượng Natri và Kali trong huyết thanh

Sự cân bằng điện giải trong cơ thể động vật là do các ion natri, kali, clo và axit cacbonic đảm nhiệm; trong đó ion natri và kali đóng vai trò quan trọng – giữ cân bằng kiềm toan của cơ thể.

Định lượng natri, kali trong huyết thanh là cần thiết để điều trị quá trình mất nước và chất điện giải của cơ thể khi viêm ruột tiêu chảy (Wierer G. và cộng sự, 1983; Phạm Khuê, 1998).Những số liệu cũng như tài liệu nói về hàm lượng natri và kali trong huyết thanh của chó bị viêm ruột tiêu chảy nói chung còn ít.

Để biết được sự thay đổi các chất điện giải ở chó viêm ruột chúng tôi đã tiến hành kiểm tra hàm lượng Natri, Kali trong huyết thanh bằng phương pháp quang kế ngọn lửa (bảng 4.12).

Bảng 4.12. Hàm lượng Natri, Kali, Canxi và Photpho trong huyết thanh ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy

Chỉ tiêu Chó khỏe (n=10) Chó bị viêm ruột tiêu chảy (n=30) Hàm lượng Na (mEq/l) 143,65a±0,90 117,10b±0,64 Hàm lượng K (mEq/l) 6,10a±0,26 4,04b±0,15 Hàm lượng P (mg%) 1,81a±0,12 1,33b±0,04 Hàm lượng Ca (mg%) 2,52a±0,14 2,11b±0,07

Ghi chú: Những giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả bảng 4.12 cho thấy:

Hàm lượng Natri trong huyết thanh

Ở chó khỏe, hàm lượng Natri trong huyết thanh trung bình là 143,65±0,90mEq/l. Trong khi đó ở chó bị viêm ruột tiêu chảy hàm lương Natri trong huyết thanh trung bình là 117,10±0,64 mEq/l.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, khi chó bị viêm ruột tiêu chảy hàm lượng Natri trong huyết thanh giảm đi rõ rệt và sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này đã nói nên tình trạng nhiễm toan trong cơ thể chó bị viêm ruột tiêu chảy.

Hàm lượng Kali trong huyết thanh

Thông thường ở trạng thái sinh lý hàm lượng Kali trong huyết thanh ít bị thay đổi. Nghiên cứu hàm lượng kali trong huyết thanh ở chó khỏe chúng tôi thấy hàm lượng kali trung bình là 6,10±0,26mEq/l.

Kết quả bảng 4.14 cho thấy: khi chó bị viêm ruột tiêu chảy hàm lượng Kali trong huyết thanh giảm. Cụ thể ở chó khỏe mạnh hàm lượng Kali trung bình là 6,10±0,26mEq/l nhưng khi chó bị viêm ruột tiêu chảy hàm lượng Kali giảm xuống còn 4,04±0,15mEq/l.

Như vậy, khi bị viêm ruột tiêu chảy hàm lượng Natri và Kali đều giảm, dẫn đến khả năng cân bằng toan kiềm của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cơ thể dễ bị nhiễm độc toan.

Hàm lượng Canxi và Photpho trong huyết thanh

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.12 cũng cho thấy:

Hàm lượng canxi trong huyết thanh ở chó khỏe trung bình là:2,52±0,14 mg%. Khi chó bị viêm ruột tiêu chảy hàm lượng canxi trong huyết thanh trung bình là 2,11±0,07 mg%.

Hàm lượng photpho trong huyết thanh ở chó khỏe trung bình là 1,81±0,12mg%. Nhưng ở chó bị viêm ruột tiêu chảy hàm lượng photpho trong huyết thanh trung bình là 1,33±0,04mg%.

Như vậy, cũng như Natri và kali, hàm lượng Canxi và photpho trong huyết thanh cũng giảm nhưng giảm không đáng kể, mặc dù vậy sự thay đổi hàm lượng canxi và photpho trong huyết thanh giữa chó khỏe và chó bị viêm ruột tiêu chảy có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

Từ những kết quả nghiên cứu thu được ở trên về đặc điểm bệnh lý, tình trạng mất nước, mất chất điện giải, nhiễm độc toan, cũng như sự biến đổi trong các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy.

Hơn nữa, rất nhiều tác giả nghiên cứu về viêm ruột tiêu chảy ở gia súc cho rằng, trong điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy cần thiết phải chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, dù nguyên nhân nào gây nên tiêu chảy thì mất nước và chất điện giải vẫn là hiện tượng bệnh lý trung tâm và là nguyên nhân trực tiếp gây nên cho vật nuôi chết (Lê Minh Chí, 1995).

Từ những kết quả nghiên cứu của chúng tôi và nhận xét của các tác giả nghiên cứu về viêm ruột tiêu chảy ở gia súc chúng tôi xây dựng phác đồ điều trị thực nghiệm cho chó mắc viêm ruột tiêu chảy. Chúng tôi chia chó làm ba nhóm thử nghiệm điều trị bằng ba phác đồ khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, sinh lý – sinh hóa máu ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy và thử nghiệm điều trị (Trang 59 - 73)