4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1. Các biểu hiện lâm sàng khi chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy
Khi vật nuôi bị bệnh, trạng thái cơ thể thay đổi và có những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài được gọi là các triệu chứng. Với mục đích là xác định những dấu hiệu lâm sàng ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy, chúng tôi tiến hành theo dõi 30 trường hợp viêm ruột tiêu chảy trên chó mang đến điều trị tại Phòng khám thú y 143 Hồ Đắc Di, kết quả được trình bày ở bảng 4.6.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
Kết quả cho thấy: Khi chó bị viêm ruột tiêu chảy, 100 % chó có biểu hiện sốt, tiêu chảy, phân lỏng có bọt khí, số lần đi ỉa trong ngày tăng, Lông xơ xác và hố mắt trũng sâu. Đa phần chó bị viêm ruột tiêu chảy có biểu hiện nôn mửa với tỷ lệ 93,33%. Không ít chó bị bệnh bỏ ăn hoặc kém ăn, theo dõi thấy tỷ lệ biểu hiện này đạt 83,33%.
Bảng 4.6. Biểu hiện lâm sàng ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy
Stt Biểu hiện lâm sàng Số con có biểu hiện Tỷ lệ % 1 Sốt 30/30 100,00 2 Bỏ ăn 25/30 83,33 3 Nôn mửa 28/30 93,33 4 Tiêu chảy 30/30 100,00
5 Phân lỏng có mầu vàng xám hay xanh xám 13/30 43,33 6 Phân lỏng có mầu hồng hay mầu đen 17/30 56,67
7 Phân lỏng có bọt khí 30/30 100,00
8 Số lần đi ỉa trong ngày tăng 30/30 100,00
9 Chó gầy sút nhanh, mệt mỏi ủ rũ 23/30 76,67
10 Lông khô, xơ xác, hố mắt trũng sâu 30/30 100,00 Bên cạnh 100% chó bị viêm ruột tiêu chảy có triệu chứng tiêu chảy, điều này được thể hiện rõ hơn ở trạng thái phân và số lần đi ỉa trong ngày của chó bị bệnh cũng xuất hiện với tỷ lệ 100%. Đây cũng là một trong những biểu hiện lâm sàng quan trọng trong việc chẩn đoán vào điều trị, nó giúp chúng ta xác định một cách tương đối tình trạng mất nước, mất chất điện giải từ đó làm cơ sở đưa ra được pháp đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi trạng thái phân của 30 chó cho thấy 100% phân lỏng có bọt khí, 56,67% phân lỏng có mầu hồng hoặc đen và 43,33% phân lỏng có mầu vàng xám hay xanh xám. Trong khi theo kết quả của tác giả Lê Văn Quy (2006) phân của chó khỏe mạnh có khuôn, mầu vàng, xanh bề mặt trơn bóng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
Theo dõi số lần đi ỉa trong ngày ở chó bị tiêu chảy cho thấy 100% số chó mắc viêm ruột tiêu chảy có hiện tượng tăng số lần đi ỉa trong ngày. Kết quả chi tiết được trình bày ở hình 4.1
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả: ở trạng thái khỏe mạnh bình thường số lần đi ỉa trong ngày của chó từ 1 – 2 lần/ngày, trung bình là 1,87 lần/ngày. Đặc biệt khi theo dõi chúng tôi thấy đối với chó khỏe mạnh thông thường không đi ỉa trong chuồng nuôi, chúng thường đi ỉa ở bên ngoài.
Nhưng khi theo dõi số lần đi ỉa trong ngày ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy chúng tôi thấy số lần đi ỉa trong ngày của chó tăng nhiều so với bình thường (từ 4 - 8 lần/ngày), trung bình là 5,77 lần/ngày.
Theo Lê Văn Quy (2006) số lần chó đi ỉa khi mắc viêm ruột tiêu chảy trung bình 8,67 lần. Kết quả của chúng tôi thấp hơn. Theo chúng tôi khi mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy thì số lần đi ỉa trong ngày tăng, nhưng mức độ tăng còn phụ thuộc vào sức khỏe của con vật, tình trạng bệnh lý và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng của chủ gia súc. Mức độ bệnh càng nặng thì chó đi ỉa càng nhiều. Khi cChó bị viêm ruột tiêu chảy thì hệ vi sinh vật đường ruột cùng với các độc tố do vi khuẩn tiết ra đồng thời thức ăn trong đường tiêu hóa lên men sinh hơi tạo ra các sản phẩm như H2S, Indol, Skatol,… Những tác nhân này sẽ kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng cường nhu động ruột, tăng tiết dịch, do đó phân loãng, có bọt khí và con vật đi ỉa nhiều lần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Hình 4.1. Số lần đi ỉa trong ngày ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
Ảnh 4.2. Phân lỏng có mầu đen lẫn bọt khí
Ảnh 4.3. Phân lỏng có mầu vàng xám, có bọt khí
4.2.2.Một số chỉ tiêu lâm sàng bệnh lý bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó
Như đã trình bày ở trên các chỉ tiêu lâm sàng có ý nghĩa lớn trong việc chẩn đoán bệnh và làm căn cứ để xây dựng phác đồ điều trị, sự thay đổi của các chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng tình cá thể và tình trạng bệnh lý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
của con vật.
Theo dõi sự thay đổi chỉ tiêu lâm sàng của 30 trường hợp chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy Chỉ tiêu theo dõi
Chó khỏe (n=10) Chó viêm ruột tiêu chảy (n=30) Thân nhiệt ( 0C) 38,06a±0,85 39,49b±0,42 Tần số hô hấp (lần/phút) 23,30a±0,97 57,17b±0,96 Nhịp tim (lần/phút) 99,10a±0,74 109,20b±0,97
Ghi chú: Những giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Thân nhiệt
Đối với chó – động vật không có tuyến mô hôi, quá trình điều hòa thân nhiệt chủ yếu thông qua các hoạt động hô hấp, ăn uống. Do đó khi con vật bị bệnh chỉ tiêu này rất dễ bị thay đổi.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.7 cho thấy: thân nhiệt của chó bị viêm ruột tiêu chảy tăng hơn so với thân nhiệt của chó khỏe mạnh bình thường và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05. Thân nhiệt trung bình khi chó mắc tiêu chảy là 39,49±0,420C.
Trong quá trình theo dõi thân nhiệt ở chó trong các trường hợp mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy chúng tôi thấy ở những chó mắc bệnh cấp tính, mức độ bệnh lý nặng, chó đi ỉa nhiều lần thì thân nhiệt càng tăng và ngược lại đối với những trường hợp bị mạn tính mức độ mắc bệnh nhẹ thân nhiệt tăng không đáng kể.
Theo các tác giả Tạ thị Vịnh (1991); Phạm Ngọc Thạch (2006), triệu chứng lâm sàng đầu tiên của gia súc khi bị nhiễm khuẩn là sốt cao tức thân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
nhiệt tăng. Như vậy, hiện tượng sốt của chó viêm ruột tiêu chảy đã phản ánh mức độ nhiễm khuẩn của đường tiêu hóa ở chó.
Sự tăng thân nhiệt của chó, theo chúng tôi là do sự mất cân bằng giữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Hai quá trình này được duy trì ở trạng thái cân bằng nhờ sự điều hòa hoạt động của trung khu điều hòa thân nhiệt nằm ở hạ khâu não. Dưới tác động của vi khuẩn, độc tố và các sản phẩm độc sinh ra trong quá trình bệnh lý của cơ thể theo máu tác động vào trung khu điều hòa thân nhiệt, làm rối loạn chức năng điều hòa thân nhiệt dẫn đến mất cân bằng giữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt, trong trường hợp này làm tăng quá trình sinh nhiệt và giảm quá trình thải nhiệt dẫn đến thân nhiệt tăng cao.
Tần số hô hấp
Với những kết quả nghiên cứu ở trên cho biết, tần số hô hấp của chó khỏe trung bình là 23,30±0,97 lần/phút.
Đối với chó viêm ruột tiêu chảy kết quả nghiên cứu cho thấy con vật thở nhanh và thở sâu, tần số hô hấp tăng lên 57,17±0,96 lần/phút. Sự tăng lên này so với tần số hô hấp của chó khỏe mạnh có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Như vậy, khi chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy thì tần số hô hấp của con vật tăng lên khá rõ. Theo chúng tôi tần số hô hấp của chó bị viêm ruột tiêu chảy tăng lên là do chó sốt cao, hàm lượng khí CO2 trong máu tăng, hàm lượng O2 giảm do trong quá trình bệnh lý đã xảy ra hàng loạt các phản ứng oxy hóa, đồng thời đây cũng là phản ứng sinh lý của con vật nhằm điều hòa quá trình cân bằng nhiệt, tăng quá trình thải nhiệt qua hơi nước khi thở ra, nhằm mục đích hạ nhiệt độ của cơ thể.
Tần số tim mạch (nhịp tim)
Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất, các cơ quan bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau. Bởi vậy, ở chó bị viêm ruột tiêu chảy qua kết quả theo dõi của chúng tôi, nhịp tim thay đổi cùng với những thay đổi của thân nhiệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
và tần số hô hấp.
Nhịp tim của chó khỏe mạnh, trung bình là 99,10±0,74 lần/phút, trong khi đó nhịp tim của chó bị viêm ruột tiêu chảy tăng lên trung bình là 109,20±0,97 lần/phút. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Như vậy, nhịp tim tăng lên đáng kể khi chó mắc viêm ruột tiêu chảy, theo chúng tôi do thân nhiệt tăng cao trong trường hợp bệnh lý nói chung và bệnh viêm ruột tiêu chảy nói riêng đã tác động, kích thích đến nút thần kinh tự động Keith-Flack trong tim, làm nút thần kinh này hưng phấn dẫn đến tim đập nhanh. Đồng thời do quá trình viêm nhiễm sản sinh ra các độc chất, các chất này cũng tác động vào hệ tuần hoàn làm cho tim đập nhanh.