Tình hình quản lý và sử dụng đất tại thành phố Tuyên Quang

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án ở thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 54)

Ngay sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, UBND thành phố đã thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố; đến năm 2009 thành lập Văn phòng Đăng ký QSD đất thành phố và năm 2011 tiếp tục thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố. Hiện tại phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố và Văn phòng Đăng ký QSD đất thành phố có 30 cán bộ; trong

đó cán bộ trong biên chế 18 người, cán bộ hợp đồng 12 người (trung bình gấp 03 lần so với phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện khác). Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố có 22 cán bộ, trong đó cán bộ trong biên chế 13 người, cán bộ hợp đồng 09 người.

Để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các công trình, UBND thành phố thành lập Hội đồng bồi thường do một đồng chí Phó chủ tịch UBND thành phố làm Chủ tịch hội đồng; đồng thời thành lập Tổ thẩm định bồi thường giải phóng mặt bằng gồm cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế, Quản lý

đô thị, Tài chính - Kế hoạch do Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường làm tổ

trưởng. Đa số cán bộ chuyên môn có trình độ đại học chuyên ngành, nhiệt tình với công việc đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương nói chung cũng như công tác giải phóng mặt bằng nói riêng.

Nhìn chung công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vềđất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác bồi thường, giải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

phóng mặt bằng trên địa bàn cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và đi vào đời sống của nhân dân. Uỷ ban nhân dân thành phố đã tổ chức tuyên truyền pháp luật về

lĩnh vực đất đai dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú; kịp thời ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của thành phố để tổ chức thi hành Luật

Đất đai phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Các phòng, ban chuyên môn của thành phố và Uỷ ban nhân dân các xã, phường đã có sự gắn kết chặt chẽ

và có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác quản lý đất đai và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn những mặt tồn tại, hạn chế: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân còn nhiều khó khăn nhất là đối với đất chưa cấp giấy chứng nhận nhưng đã chuyển nhượng; việc quản lý tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thiếu đồng bộ; việc cập nhật thông tin chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa được thực hiện thường xuyên; thị trường bất động sản chưa được quản lý và hoạt động có hiệu quả.

Tại nhiều khu vực bị thu hồi nhiều đất, một bộ phận người nông dân chưa thích nghi ngay được với việc chuyển đổi nghề sang lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, khả năng quản lý kinh tế, tổ chức cuộc sống gia đình hạn chếđã gặp khó khăn khi sử dụng hết nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều bất cập do công tác đào tạo nghề, chuyển nghề của các hộ nông dân...

Nhận thức của người dân về pháp luật đất đai còn hạn chế cũng như ý thức trách nhiệm của một số công dân chưa tốt đã gây khó khăn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Những tồn tại, hạn chế trên là do pháp luật vềđất đai trong thời gian vừa qua sửa đổi bổ sung nhiều; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa được ban hành đồng bộ, nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành chậm theo quy

định... Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai chưa sâu rộng; nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của đội ngũ cán bộ chưa nghiêm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án ở thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)