Một số quy định của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường đất

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án ở thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang (Trang 33 - 37)

1.4.1.1. Chính sách bồi thường theo quy định của Luật Đất đai năm 1993

Luật Đất đai năm 1993 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại” (Điều 27).

Nghịđịnh số 90/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Nghịđịnh số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủđã điều chỉnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

về đất, về tài sản.v.v. phù hợp với mức thiệt hại thực tế, giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và các bên có liên quan. Với việc ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP, Nhà nước đã thực hiện đổi mới một bước chính sách chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia.

1.4.1.2. Chính sách bồi thường theo quy định của Luật Đất đai năm 2003

Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới luật quy định về bồi thường ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế và quan tâm tới lợi ích của người bị thu hồi đất. Sau một thời gian thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành Nghị định số

84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 nhằm điều chỉnh các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, khẳng định được tính khả thi và vai trò tích cực của các văn bản pháp luật. Về tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được quan tâm. Ở cấp huyện hầu hết đã thành lập các Ban bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất chuyên trách công tác bồi thường giải phóng mặt bằng với lực lượng cán bộđông đảo có năng lực và kinh nghiệm.

Nhờ những đổi mới về pháp luật, phương pháp tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ nên tiến độ giải phóng mặt bằng trong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với trước góp phần giảm bớt tác động tiêu cực đối với người dân bị thu hồi đất cũng như tiến độ thực hiện các dự án. Với chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng phù hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước... góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cũng còn những tồn tại, vướng mắc trong đó đặc biệt là vấn đề giá bồi thường gây những tác động tiêu cực đối với thị trường bất động sản.

1.4.2. Tìm hiu tình hình thc hin chính sách bi thường khi Nhà nước thu hi đất mt s tnh, thành ph trong giai đon hin nay

1.4.2.1. Thực trạng công tác bồi thường ở nước ta

Trong hội thảo “Chính sách pháp luật đất đai liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn” cho thấy từ năm 2000 đến năm 2007 trên toàn quốc có tới 500.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, bình quân mỗi năm nông dân phải nhường 74.000 ha đất sản xuất cho việc phát triển các khu công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng. Các vùng kinh tế trọng điểm có diện tích đất bị thu hồi chiếm 50% tổng diện tích đất bị thu hồi trên toàn quốc.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm (2003 – 2008) đã tác động đến đời sống của 627.000 hộ gia đình, với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu nhân khẩu nông nghiệp... Trung bình mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi thì sẽ có 13 lao động nông nghiệp không có việc làm.

Mặc dù trong quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đối với người dân bị thu hồi đất như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư... Tuy nhiên, trên thực tế, có tới 67% lao động nông nghiệp bị thu hồi đất vẫn giữ nguyên nghề cũ; 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc việc làm không ổn định.

Trong quá trình đổi mới đất nước thì việc thu hồi đất nông nghiệp để sử

dụng vào mục đích khác là việc không tránh khỏi cho nên việc bồi thường và tổ

chức sản xuất cho nông dân có đất bị thu hồi là một nhiệm vụ quan trọng có tác

động sâu rộng và trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và xã hội nông thôn trên phạm vi cả nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

1.4.2.2. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của thành phố Hà Nội

Trong những năm qua, thành phố Hà Nội có khoảng 850 dự án liên quan

đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, trong đó nhiều dự án có quy mô chiếm dụng đất lớn như Quốc lộ 5 kéo dài, đường vành đai 3, khu đô thị Nam Thăng Long, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình...với diện tích đất thu hồi khoảng 3.150 ha liên quan đến 62.894 hộ gia đình. Đây thực sự là khối lượng công việc không nhỏ mà thành phố Hà Nội phải giải quyết sao cho vừa đảm bảo tiến độ

của dự án và ổn định đời sống nhân dân trong các khu vực phải giải toả di dời. Do nhiều khu vực quy hoạch chi tiết đã được công bố, cắm mốc nhưng việc triển khai dự án kéo dài, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước; nhiều quy hoạch đường gắn liền với tuyến phố đã được triển khai nhưng gặp rất nhiều khó khăn nhưđường Kim Liên - Ô chợ dừa, đường Láng Hạ - Thanh Xuân với nguyên nhân chính là do các khiếu kiện với mục đích tồn tại nhà cửa tại chỗ để hưởng lợi khi Nhà nước đầu tư mở rộng đường.

Chính sách bồi thường cũng là nguyên nhân gây trở ngại cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng như việc chậm điều chỉnh giá các loại đất và các quy

định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất không còn phù hợp với thực tế gây tâm lý người bị thu hồi đất chần chừ, yêu sách đểđợi điều chỉnh giá và chính sách bồi thường.

Mặt khác tình trạng thiếu quỹ nhà, quỹđất tái định cư vẫn chưa được giải quyết. Hầu hết các chủ dự án không chuẩn bị được quỹ nhà, quỹ đất tái định cư

cho dự án của mình mà dựa vào quỹ nhà, quỹđất tái định cư do Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội làm chủ dự án.

Mặc dù công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều vấn đề bất cập phải tháo gỡ nhưng UBND thành phố Hà Nội đã có sự chỉđạo cụ thể và nghiêm túc nên công tác giải phóng mặt bằng của thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quảđáng khích lệ. Năm 2009 có 400 dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng bàn giao cho các dự án với diện tích 1.878 ha, chi trả 1.450 tỷđồng cho 30.665 hộ dân.

Năm 2009, thành phố Hà Nội đã triển khai khoảng 450 dự án liên quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

đến 62.894 hộ gia đình, trong đó đã giải phóng mặt bằng với diện tích khoảng 2.196 ha đất với số tiền bồi thường hỗ trợ đã chi trả là 925 tỷ đồng cho 16.953 hộ, giao đất cho 125 dự án với diện tích 565 ha.

Năm 2010, thành phố thực hiện bàn giao 95 dự án với diện tích 454 ha, số

tiền chi trả bồi thường là 709,6 tỷđồng cho 1.096 hộ dân.

Công tác giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đang được thực hiện với nỗ lực cao hơn và giải pháp mới với phương châm quyết liệt hơn. Nhờ vậy công tác giải phóng mặt bằng đã góp phần quan trọng vào quá trình CNH- HĐH thủđô Hà Nội (Phan Thanh Hùng, 2010).

1.4.2.3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của TP Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khá tốt như đưa mức giá đền bù đất đai lên sát đúng với giá của thị

trường, thực hiện tốt chính sách tái định cư theo quan điểm nơi ở mới phải có điều kiện sinh hoạt tốt hơn nơi ở cũ. Cho phép người dân tham gia ý kiến vào suốt quá trình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, các ý kiến đóng góp của họ là cơ

sởđể Ban GPMB các quận, huyện nghiên cứu thi hành nên rất được người dân

đồng tình ủng hộ.

Trong năm năm trở lại đây, thành phố đã triển khai 412 dự án, diện tích

đất đã thu hồi của các hộ dân lên tới 6.020 ha; tổng số hộ bịảnh hưởng là 53.853 hộ, trong đó có 20.014 hộ bị giải tỏa trắng; tổng dự toán chi phí bồi thường cho các hộ dân khi nhà nước thu hồi đất lên tới hơn 12.300 tỷ đồng (Phan Thanh Hùng, 2010).

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án ở thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang (Trang 33 - 37)