PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2. Thực trạng đinh hướng nghề nghiệp cho thanh niên huyện V ăn Giang.
Vấn đề lao động và việc làm của thanh niên có liên quan chặt chẽ với những định hướng nghề nghiệp của chính họ. Để có một nguồn nhân lực trẻ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đềđặt ra là phải định hướng phát triển nghề nghiệp mới trong thanh niên, phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển. Kết hợp giữa nhu cầu thực tế của sự phát triển thị trường lao động mới với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên.
Thực tế cho thấy, giữa những đòi hỏi về việc làm với định hướng nghề
nghiệp của thanh niên, giữa mục tiêu đào tạo nghề và sử dụng lao động có nhiều mâu thuẫn.
Kết quảđiều tra trên địa bàn huyện Văn Giang cho thấy, khi đến tuổi lao
động, hầu hết thanh niên đều mong muốn được đi học đại học, cao đẳng, xu hướng này biểu hiện rõ nét nhất là ở nhóm thanh niên viên chức, học sinh, sinh viên. Nhu cầu đi học nghề và đi lao động xuất khẩu cũng là một xu hướng của thanh niên Văn Giang hiện nay, trong đó tỷ lệ thanh niên có nguyện vọng học nghề là khá cao.
Xu hướng đi làm lao động phổ thông trong thanh niên không nhiều. Theo thống kê của Phòng dục và Đào tạo năm 2012 thí sinh thi trượt đại học và học sinh thi trượt trung học phổ thông không nhiều nhưng nhiều học sinh vẫn không muốn theo con đường học nghề..
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường chung của địa bàn huyện Văn Giang nói chung hiện nay nhiều thanh niên có xu hướng lựa chọn nhóm nghề
kinh doanh, thương mại, dịch vụ (chiếm tỷ lệ 67,9% số người được hỏi). Điều này biểu hiện rõ nét nhất ở nhóm thanh niên học sinh và sinh viên. Nghề làm cán bộ, công chức và công nhân cũng là xu hướng lựa chọn tiếp theo, trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
cán bộ, công chức nhiều hơn. Nhóm thanh niên nông thôn và công nhân có xu hướng lựa chọn nghề công nhân lao động có kỹ thuật trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp cao nhiều hơn. Điều đáng chú ý là có rất ít thanh niên lựa chọn công việc nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị.
Để nghiên cứu kỹ về vấn đề này chúng ta phải tìm hiểu theo hai trường hợp khác nhau để nắm bắt được đặc điểm, tính chất cũng như nhận thức của tùy từng đối tượng.
Thứ nhất là đối tượng những thanh niên vẫn trong độ tuổi đi học, nghĩa là đã tốt nghiệp THPT nhưng vẫn tiếp tục theo học ĐH, CĐ, học nghề …với những chuyên ngành được đào tạo quy mô và bài bản hơn.
Theo số liệu điều tra từ các trường THPT sẽ theo học các lớp ôn luyện thi. Đây cũng là một hiện tượng phổ biến của thanh niên trong độ tuổi đi học hiện nay nhằm nâng cao kiến thức để phục vụ cho các kỳ thi ĐH, CĐ. Đây chính là tiền đề quan trọng để các em có thể định hình cho mình được những chuyên ngành cho mình khi đỗ vào các trường ĐH, CĐ. Từđó giúp các em có thể phát huy được khả năng của mình, lực học đánh giá được trình độ chuyên môn giúp các em có thể định hướng cho mình ngay từ bước chọn trường để
thi và đăng ký ngành thi đầu vào. Dựa trên lực học của mình giúp các em có thể nhận thức được mình có khả năng đến đâu chọn ngành nghề đào tạo sao cho phù hợp. Bởi vì các ngành nghề mà thanh niên lựa chọn dựa trên nền tảng các kiến thức mà mình trau dồi được để tìm cho mình đúng hướng. Vì vậy xu hướng chung của những thanh niên này là lựa chọn những ngành nghề theo năng lực học tập, nghĩa là khả năng thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ nào thì sẽ
lựa chọn ngành học đó. Với việc lựa chọn trường thi thanh niên sẽ xác định hướng đi, cách học phù hợp, từ đó học sinh sẽ chủ động và tự tin hơn trong cách học và trong kỳ thi để hướng tới tương lai.
Thứ hai là những thanh niên sau khi tốt nghiệp các trường THCS, THPT thì thường có xu hướng đi làm ngày, một số ít thì ở nhà chơi không tham gia
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
lao động xã hội…có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Có thể là do hoàn cảnh gia đình, do tư tưởng chán học, do tác động của xã hội …vì vậy mà các em chưa thể nhận thức đúng đắn về vấn đề nghề nghiệp, chưa đủ chín để định hướng nghề nghiệp cho mình. Vì vậy xu hướng chung nhất là các em lựa chọn những ngành nghề lao động phổ thông, không đòi hỏi chất xám hoặc kỹ thuật quá nhiều, không cần qua đào tạo chuyên môn mà vẫn có thể làm được, hoặc là ở nhà làm nông nghiệp, lao động chân tay. Vì vậy mà họ thường bị động trong sự lựa chọn, có khi buộc phải làm những việc mà mình không thích.
Dựa trên những đặc điểm đó thì chúng ta phải có những biện pháp tích cực trong vấn đề giáo dục tuyên truyền và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên giúp họ có thểđi đúng con đường mà mình đã chọn.
Qua điều tra từ phòng giáo dục huyện kết hợp với huyện Đoàn đã tổng hợp
được số lượng đoàn viên thanh niên trong độ tuổi vẫn đi học và những thanh niên trong độ tuổi nhưng đã nghỉ học cho thấy tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đi học chiếm tỷ lệ khá cao, hầu hết là thanh niên sau khi tốt nghiệp THPT vẫn tiếp tục tham gia thi Đại học, cao đẳng với mục đích cuối cùng là học để tìm cho mình một công việc phù hợp với năng lực, sở trường. Một số ít thanh niên ở nhà hiện nay theo thống kê từ các cơ sở có ít thanh niên tham gia làm việc ở nhiều loại hình như làm nông nghiệp tại nhà, đi làm thuê cho các công ty, làm tư nhân…nhưng một bộ phận không nhỏ các thanh niên lại ở nhà mà không có việc làm. Điều này có thể lý giải rằng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện xảy ra khá cao. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng có thể do sự tác động của nhiều yếu tố như điều kiện gia đình khá giả làm thanh niên có nhận thức sai lệch là không phải làm cũng vẫn có nguồn sống, hay cũng có thể vì những thanh niên này không có năng lực trình độ nên không làm được gì…nhưng dù bất cứ lý do gì thì vấn đề việc làm của thanh niên trên địa bàn huyện dù còn đi học hay ở nhà thì cũng đang là vấn đề nổi cộm được Đảng bộ, chính quyền và các ngành, đoàn thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38
Như vậy qua điều tra thấy rằng tỷ lệ thanh niên dự định sẽ thi tiếp các trường ĐH, CĐ sau khi tốt nghiệp chiếm tỷ lệ cao .Thực tế cho thấy rằng ở
Văn Giang hiện nay những gia đình khá giả, có điều kiện thường đầu tư cho con đi học tiếp sau khi đã tốt nghiệp THCS, THPT. Và có thể nói đây là một trong những con đường tốt nhất để con em họ có được những ngành nghề vững vàng, ổn định trong tương lai. Do đó số thanh niên đi học tiếp chiếm tỷ lệ cao, chỉ còn một số ít quyết tâm sau khi tốt nghiệp THCS, THPT đi làm ngay.
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng trong định hướng nghề nghiệp của thanh niên việc đi học tiếp không phải là con đương lựa chọn duy nhất để họ có được một ngành nghề như mong muốn. Thế hệ trẻ hiện nay đặc biệt là thanh niên đã linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh, khả
năng của bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số lượng thanh niên sau khi rời khỏi ghế nhà trường vẫn chưa xác định được nghề nghiệp một cách rõ ràng. Vì thế cần phải có những định hướng tích cực thúc đẩy quá trình nhận thức của thanh niên để họ sáng suốt trong lựa chọn nghề nghiệp cho mình đóng góp vào sựđảm bảo cuộc sống sau này.
Hiện nay, xu hướng chung của thanh niên huyện Văn Giang là lựa chọn những ngành nghề về kinh tế, thương mại và tài chính. Trước sự phát triển của vùng đã tác động không nhỏ tới thanh niên trong sự lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Bởi vì bất cứ thanh niên nào cũng muốn làm kinh tế, đem lại lợi nhuận cao phục vụ cuộc sống của mình và gia đinh. Thế nhưng điều bất cập ở chỗ là không phải thanh niên nào cũng có khả năng đó. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng, hoàn cảnh, môi trường …Một bộ phận không nhỏ thì lựa chọn cho mình các ngành về khoa học xã hội, y tế, giáo dục …Sở
dĩ có sự lựa chọn này là vì một bộ phận thanh niên có năng lực, khả năng phù hợp với các ngành nghề này, nhưng một số bộ phận thanh niên chọn những ngành nghề này do gia đình định hướng, sau khi đào tạo xong bố mẹ có khả
năng xin việc cho con cái cũng là một trong những nhân tố tác động tới sự lựa chọn của thanh niên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39
Nhìn chung thanh niên luôn đi theo xu hướng phát triển xã hội. Nhưng lại có một bộ phận không nhỏ vẫn chưa xác định được ngành nghề của mình. Vậy nguyên nhân do đâu? Vì vậy chúng ta cấn nhìn lại công tác giáo dục trong nhà trường phổ thông. Thông qua những buổi học nghề, buổi nói chuyện, hướng dẫn của các thầy cô trong nhà trường, các cơ quan có thẩm quyền chức năng nhất là Đoàn thanh niên giúp cho thanh niên biết được mình phù hợp với ngành nghề nào? Thế nhưng giáo dục và tác động thế nào để
thanh niên có thể tiếp thu được và tăng khả năng hứng thú cho thanh niên lại là vấn đề rất khó và nhạy cảm. Việc giáo dục hướng nghiệp giờ đây không phải là vấn đề riêng của ngành giáo dục mà là vấn đề chung của toàn xã hội, quan trọng nhất là Đoàn thanh niên chính là cơ quan thẩm quyền quan trọng nhất của tầng lớp thanh niên, trực tiếp quản lý thanh niên và phải chịu trách nhiệm giúp thanh niên có thểđịnh hướng đúng đắn trong ngưỡng cửa bước vào lựa chọn nghề
nghiệp nhằm hòa nhịp vào sự phát triển chung của xã hội. Có nhiều yếu tố tác
động tới việc lựa chọn của thanh niên như hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội, giới tính cũng tác động không nhỏ tới sự lựa chọn. có những ngành nghề với nữ. Vì thế mà chúng ta cần hướng đúng đắn cho nam thanh niên, nữ thanh niên có thể
tìm được ngành nghề phù hợp với mình. Có những ngành nghề yêu cầu phải có sức khỏe, thời gian nhiều thì bắt buộc phải cần đến nam thanh niên, những công việc nhẹ nhàng, khéo léo thì phù hợp nữ thanh niên hơn là nam thanh niên. Tuy nhiên thì có những mảng ngành nghề thì nam nữ lựa chọn là tương xứng như nhau vì nó phù hợp với cả nam lẫn nữ.
Theo thông tin điều tra từ những buổi nói chuyện trực tiếp của cán bộ Đoàn với thanh niên thì hầu hết thanh niên đều chọn những ngành nghề liên quan đến kinh tế, kể cả những thanh niên không theo học đào tạo chuyên môn
ở nhà lao động cũng quyết định lựa chọn những ngành có liên quan đến kinh tế như thương mại, buôn bán, kinh doanh tư nhân…vì đặc trưng của ngành nghề này là dễ kiếm việc, sẵn có, tự do….
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40
Như vậy đa phần thanh niên đều có định hướng từ bản thân. Xu hướng này cho thấy thanh niên của huyện Văn Giang có phần rất tự lập trong lựa chọn và định hướng tương lai cho mình. Nhưng khi nói chuyện với một bộ
phận thanh niên khác thì họ lại nói rằng nghề nghiệp là do cha mẹ quyết định và cha mẹ mong muốn làm những ngành nghề đó. Vì vậy trong nhận thức nghề nghiệp của các em luôn bị động, không nắm rõ đặc điểm của nghề
nghiệp bố mẹđịnh hình cho chỉ biết đi theo định hướng của cha mẹ nhưng lại không hứng thú, hoặc không có khả năng làm những công việc đó thì cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng tới chất lượng nghề nghiệp nói chung. Bởi lẽ cha mẹ của những thanh niên này họ là cán bộ, những người có học vấn cao, trình
độ chuyên môn khá cao nên tham gia đóng góp ý kiến, đôi khi buộc con em mình phải theo ngành của cha mẹ, theo sự sắp xếp của cha mẹ. Sẽ có hai khả
năng xảy ra. Một là các em có thể dựa vào nền tảng của bố mẹ để phát triển mạnh mẽ hơn, hai là đi theo chiều hướng ngược lại làm phá vỡ giá trị nghề
nghiệp do chán nản, không có trình độ, khả năng…Vì thế có thể nói bố mẹ là nhân tố tác động rất lớn, có thể nói là trực tiếp tới sự lựa chọn nghề nghiệp của con. Thế nhưng cũng có thể là nhân tố tác động tích cực nhưng cũng phải là những nhân tố tiêu cực đẩy con vào tinh tình trạng sai hướng cho tương lai. Vì vậy mà bố mẹ chỉ nên dừng ở việc đưa ra ý kiến, suy nghĩ còn hãy để các em lựa chọn theo sở thích, sở trường…mà không nên áp đặt thái quá.
Bên cạnh đó còn tồn tại một bộ phận không nhỏ cho rằng chọn ngành nghề đôi khi không nhất thiết phải theo sở thích vấn đề ở chỗ là nó không thực tế, không có nơi trưng dụng…Còn một bộ phận thanh niên khác thì lại chọn nghề nghiệp dưới sự tác động của bạn bè, người quen, các thông tin đại chúng mà chính những thanh niên này chưa định hướng được nghề nghiệp cho bản thân mình như thế nào mà chỉ theo phong trào chung, tiếng nói đại chúng không có căn cứ thực tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41
Các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên: làm nhiệm vụ, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên học sinh khối lớp 12. Cùng với nhiệm vụ chính của các trường là dạy kiến thức văn hoá bậc THPT cho học sinh, thanh niên, thì các trường thường giao cho Đoàn thanh niên chủ
trì tham mưu và tổ chức hoạt động dạy các nghề phổ thông, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12, tạo điều kiện cho các em có kiến thức về nghề nghiệp để định hướng cho mình nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân, điều kiện gia đình sau khi các em tốt nghiệp. Trong 3 năm học từ năm 2011 đến năm 2013 các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện đã tổ chức tư vấn định hướng nghề nghiệp cho 7665 thanh niên học sinh lớp 12, đạt 100% số học sinh lớp 12 toàn huyện được tư vấn,
định hướng nghề nghiệp.
Đoàn xã, Thị trấn: hàng năm tổ chức tư vấn nghề cho thanh niên thông qua các buổi tập huấn cán bộĐoàn, các buổi sinh hoạt chi Đoàn tại địa phương từ năm , ngày hội tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm từ năm 2011-2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
Bảng 4.2 Số lượng thanh niên được định hướng nghề nghiệp từ năm 2011-2013
TT Tên đơn vị Năm So sánh(%) 2011 (người) 2012 (người) 2013 (người) Năm 2012/năm 2011 Năm 2013/năm 2012 1 THPT Văn Giang 711 722 733 101,5 100,1